Những công nhân rời nhà máy lên đường nhập ngũ

Trong không khí rộn ràng của ngày hội tòng quân, có những công nhân từ các nhà máy, xí nghiệp, đã tạm gác lại công việc quen thuộc, khoác lên mình màu xanh áo lính, lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng. Họ mang trong mình ý thức trách nhiệm cao cả, khát khao cống hiến sức trẻ, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Những chiến sĩ từ nhà máy

Căn nhà nhỏ của tân binh Nguyễn Xuân Bắc tại xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định những ngày này trở nên nhộn nhịp hơn ngày thường. Người thân, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp,... đến để động viên chàng trai trẻ chuẩn bị lên đường nhập ngũ vào ngày 13/2/2025, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc.

Chàng trai sinh năm 2006 với nụ cười hiền hậu, đôi mắt sáng ngời, cẩn thận chuẩn bị quân tư trang cho hành trình dài sắp tới. Từ thuở tấm bé, qua những câu chuyện được nghe, được học về bộ đội cụ Hồ, Bắc đã luôn ấp ủ một ước mơ giản dị nhưng đầy ý nghĩa: khoác lên mình màu áo xanh bộ đội và phục vụ lâu dài trong quân ngũ.

“Từ nhỏ, tôi đã rất ngưỡng mộ hình ảnh những người lính. Họ không chỉ mạnh mẽ, dũng cảm mà còn rất kỷ luật và trách nhiệm. Tôi luôn mong muốn được trở thành một phần của lực lượng vũ trang, góp sức mình bảo vệ bình yên cho Tổ quốc”, Bắc chia sẻ.

Rời nhà máy đến thao trường: Tuổi xuân gửi gắm vào màu áo lính
Tân binh Nguyễn Xuân Bắc (thứ hai từ trái sang) tại buổi lễ gặp mặt, động viên đoàn viên lên đường nhập ngũ năm 2025 do LĐLĐ tỉnh Nam Định tổ chức. Ảnh: NVCC

Thế nhưng, cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Một tai nạn giao thông bất ngờ đã khiến bố Bắc không còn khả năng lao động. Gánh nặng gia đình dồn lên vai người mẹ tảo tần. Thương mẹ, thương em gái còn đang tuổi ăn học, Bắc quyết định gác lại ước mơ, xin vào làm việc tại Công ty TNHH Viet Power. Với sự cần cù, chịu khó, Bắc nhanh chóng trở thành một công nhân lành nghề tại bộ phận ép nhiệt, kiếm được mức lương ổn định 9-10 triệu đồng mỗi tháng, giúp mẹ trang trải cuộc sống gia đình.

Khi có lệnh gọi nhập ngũ, Bắc không khỏi băn khoăn, khi một bên là ước mơ cháy bỏng, một bên là trách nhiệm với gia đình. Thế nhưng, được mẹ động viên, Bắc đã đưa ra quyết định: “Mẹ tôi bảo, Tổ quốc cần mình hơn. Ước mơ của con, con phải theo đuổi. Gia đình có mẹ lo rồi. Gia đình là nỗi lo duy nhất của tôi trong những ngày vắng nhà”.

Quyết tâm từ bỏ công việc ổn định, rời nhà máy lên đường tòng quân, Bắc mang theo cả ước mơ của bản thân và niềm tin yêu của gia đình.

Rời nhà máy đến thao trường: Tuổi xuân gửi gắm vào màu áo lính
Đoàn viên, con em đoàn viên công đoàn Nam Định lên đường nhập ngũ năm 2025. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Trong số 533 đoàn viên và con em đoàn viên lên đường nhập ngũ năm 2025 của Công đoàn tỉnh Nam Định, Nguyễn Xuân Bắc không phải trường hợp duy nhất nhận thức được trách nhiệm của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tại Công ty TNHH Golden Victory Việt Nam (huyện Nghĩa Hưng), hôm nay là ngày làm việc cuối cùng của Khương Nhật Huy, trước khi lên đường nhập ngũ.

Tại sân nhà máy, những cái ôm thật chặt, những lời chúc tốt đẹp, những giọt nước mắt bịn rịn, như một sự động viên giúp chàng công nhân trẻ vững tin lên đường. Huy cũng mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ và lòng yêu nước nồng nàn.

“Em rất thích được đi bộ đội, được rèn luyện bản thân trong môi trường quân ngũ. Em muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Nhật Huy tâm sự.

Huy cũng chia sẻ rằng, bản thân đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng về mặt tinh thần và thể chất để sẵn sàng cho cuộc sống quân ngũ sắp tới. Ngoài giờ làm việc tại nhà máy, chàng trai trẻ thường xuyên tập luyện thể thao, đọc sách báo về quân đội và tìm hiểu về truyền thống lịch sử của dân tộc.

Những chàng trai cởi áo công nhân khoác lên mình màu xanh áo lính, từ nhà máy ra thao trường, mang theo hành trang là lòng yêu nước, ý chí quyết tâm và sự tin yêu của gia đình, đồng nghiệp. Họ sẽ viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công đoàn chung tay “tiếp lửa” cho tân binh

Chị Đinh Thị Dung Trang - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Viet Power cho biết, năm nay, đơn vị có 23 công nhân và con em đoàn viên tham gia nhập ngũ.

“Vì là công ty có vốn đầu tư FDI, nên Ban Chấp hành Công đoàn đã giải thích cho lãnh đạo công ty hiểu về việc hàng năm, các công nhân đến tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Từ đó tạo điều kiện giải quyết thủ tục nghỉ cho các bạn, cũng như giúp công nhân hoàn thành việc chốt sổ bảo hiểm và các vấn đề liên quan, yên tâm lên đường”, chị Trang thông tin.

Chị Trang cũng cho biết, xác định việc triển khai, thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quốc phòng, quân sự địa phương, những năm qua, công đoàn công ty cũng chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm công dân về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự và đông đảo công nhân lao động.

Rời nhà máy đến thao trường: Tuổi xuân gửi gắm vào màu áo lính
Đồng chí Hoàng Đình Trung - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nam Định (thứ 6, từ trái) tặng quà động viên đoàn viên, con đoàn viên công đoàn lên đường nhập ngũ năm 2025. Ảnh: LĐLĐ tỉnh Nam Định

Tại Công ty TNHH Golden Victory Việt Nam, Khương Nhật Huy cùng 14 đoàn viên khác nhận được sự động viên nhiệt tình từ các đồng nghiệp. Nhiều người đã chia sẻ những kinh nghiệm sống, những lời khuyên hữu ích giúp các em tự tin hơn trong môi trường quân ngũ.

Chị Trần Thị Hòa - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Golden Victory Việt Nam cho biết: “Chúng tôi luôn có những đề xuất, tham mưu lãnh đạo công ty, ủng hộ các bạn công nhân yên tâm thực hiện nghĩa vụ và sẵn sàng chào đón các bạn quay trở lại công ty tiếp tục làm việc sau khi xuất ngũ”.

Đồng chí Lê Thị Minh - Chủ tịch LĐLĐ huyện Nghĩa Hưng thông tin, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các Đảng bộ, UBND các xã, thị trấn trong huyện trao tặng sổ tiết kiệm cho tất cả thanh niên lên đường nhập ngũ, mỗi sổ tiết kiệm trị giá 1.500.000 đồng. Đồng thời, LĐLĐ huyện chỉ đạo các công đoàn cơ sở có công nhân, người lao động, con công nhân lao động lên đường nhập ngũ tổ chức gặp mặt, tặng quà động viên kịp thời.

“LĐLĐ huyện luôn mong muốn các đồng chí với cương vị nào cũng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, huyện sẽ tạo điều kiện để các đồng chí quay trở về tiếp tục tham gia cùng với các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. LĐLĐ huyện sẽ chỉ đạo các đơn vị doanh nghiệp và công đoàn cơ sở quan tâm, tạo điều kiện tối đa về việc làm cho công nhân sau xuất ngũ, góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung cho toàn huyện”, đồng chí Lê Thị Minh chia sẻ.

Tại buổi gặp mặt, động viên đoàn viên, con đoàn viên công đoàn lên đường nhập ngũ năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nam Định đã trao 50 suất quà nhằm khích lệ, động viên các thanh niên chuẩn bị lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nam Định, đồng chí Hoàng Đình Trung, nhấn mạnh rằng Công đoàn các cấp sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để công đoàn viên và người lao động yên tâm lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc.

Theo kế hoạch năm 2025, tỉnh Nam Định được giao chỉ tiêu tuyển chọn 2.650 công dân nhập ngũ vào các đơn vị quân đội và 219 công dân tham gia nghĩa vụ trong lực lượng Công an nhân dân. Dự kiến, toàn tỉnh sẽ tổ chức lễ giao nhận quân từ ngày 13 đến 15/2/2025.

Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo quân sự xuất sắc Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo quân sự xuất sắc

Đại tướng Đoàn Khuê, bí danh là Võ Tiến Trình, sinh ngày 29/10/1923 ở làng Gia Đẳng, xã Triệu Tân (nay là xã Triệu Lăng), ...

Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Sáng 16/1/2025, phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an TP Hà Nội đã diễn ra sôi ...

Khát vọng từ khung cửi Khát vọng từ khung cửi

Trong nhịp điệu hối hả tại Tổng Công ty May 10, tiếng máy may vang lên như bản hòa tấu của những đôi tay tài ...

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Nghề xe ôm công nghệ, shipper ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều lao động phổ thông do tính linh hoạt và không yêu cầu trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài tự do là một thực tế đầy rủi ro: Thu nhập bấp bênh, nguy cơ tai nạn cao, bị lừa đảo, hành hung, và không có bảo hiểm lao động.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Hai vụ việc shipper bị hành hung tại Hà Nội và Đà Nẵng mới đây đã gây bức xúc trong dư luận, đặt ra vấn đề về sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động giao hàng – những người đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Sự phát triển của nền kinh tế nền tảng đã thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của shipper, biến họ từ người lao động (NLĐ) truyền thống thành “đối tác” của các công ty công nghệ. Từ đó, shipper rơi vào tình trạng yếu thế, không được bảo vệ bởi pháp luật lao động, không có BHXH, y tế hay cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý. Lỗ hổng pháp lý và sự kiểm soát bằng thuật toán càng khiến họ bị động trước những quyết định từ phía công ty nền tảng.
TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của dạy thêm, học thêm nằm ở câu hỏi: “Học thêm để làm gì? Để học sinh giỏi hơn, hay để các em thi đỗ?".
TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có những chia sẻ thẳng thắn xoay quanh Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy thêm, học thêm. Ông nhấn mạnh rằng việc dạy thêm cần được quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế từ nhiều góc độ.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Lao động tự do (còn được biết đến là lao động phi chính thức hay lao động có việc làm phi chính thức) là những người làm công việc tự do, thời vụ như bán hàng rong, bán hàng tại các khu chợ, phụ hồ, xe ôm, những người làm thuê khoán trong các xưởng sản xuất, gia công... Họ luôn đối mặt với sự vất vả trong điều kiện làm việc và thiệt thòi trong tham gia mạng lưới an sinh xã hội do thường làm việc không có hợp đồng lao động. Việc tồn tại tỷ lệ bộ phận lao động này cao sẽ là rào cản cho sự phát triển của thị trường lao động cũng như phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Với chị Như, khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, từ chỗ một người đến tuổi trưởng thành, lên đường lập nghiệp nhưng chưa có lý tưởng phấn đấu rõ ràng, chị Như đã trở thành người có ước mơ, khát vọng cống hiến, đóng góp cho quê hương, đất nước…
Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 14/2/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), mang theo kỳ vọng về một sự chấn chỉnh mạnh mẽ trong hoạt động dạy thêm, học thêm, đảm bảo quyền lợi chính đáng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn đó những trăn trở, khó khăn mà các giáo viên cùng với các bậc phụ huynh đang phải đối mặt.
Bài 2: Thời điểm thuận lợi để đàm phán tăng lương công nhân dệt may

Bài 2: Thời điểm thuận lợi để đàm phán tăng lương công nhân dệt may

Đã đến lúc công đoàn chủ động đàm phán, thương lượng để tăng lương cho công nhân dệt may; đây cũng là con đường ngắn và hiệu quả nhất giúp cải thiện đời sống người lao động làm việc trong ngành này.
Bài 1: Công nhân ngành Dệt may lương thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt

Bài 1: Công nhân ngành Dệt may lương thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt

Công nhân ngành Dệt may làm việc trong môi trường khắc nghiệt, thu nhập thấp hơn thu nhập bình quân chung của cả nước; trong đó tỷ lệ tiền lương chỉ chiếm 72% trong cơ cấu thu nhập.