Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.

Ước vọng đầu xuân của một công nhân bảo trì

Anh Lê Dũng, 46 tuổi, quê huyện Phú Lộc, gắn bó với cảng biển quê hương suốt 13 năm. Nơi làm việc cách nhà chỉ 5km, nhưng anh thấu hiểu rõ những khó khăn và sự đổi thay của nghề qua từng giai đoạn.

Là trụ cột gia đình, anh gánh vác kinh tế với đồng lương công nhân cảng biển, trong khi vợ bán bánh canh, con út mới học lớp 5.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây
Anh Lê Dũng làm việc ngày mồng 1 Tết Ấy Tỵ trên bến cảng Chân Mây. Ảnh: Đình Toàn

Hơn một thập kỷ gắn bó với nghề, anh Dũng tích lũy nhiều kinh nghiệm quý, đặc biệt trong vai trò đảm bảo an toàn hệ thống cáp cần cẩu – vị trí trọng yếu của Đội Bảo trì cảng.

Ngoài ra, anh còn phụ trách nhiều công việc hậu cần kỹ thuật theo phân công. Với hàng trăm đầu việc, mỗi công nhân cảng biển đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn lao động. Ngày Tết, anh Dũng cùng đồng nghiệp vẫn miệt mài trên bến cảng, làm việc hăng say, khởi đầu năm mới với khí thế và hy vọng.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây
Các công nhân làm việc trên cảng Chân Mây phục vụ du thuyền Celebrity Solstice chở 4000 khách quốc tế và thủy thủ đoàn cập cảng trên hành trình du lịch. Ảnh: Đình Toàn

“Năm nay lương thưởng của mình cũng tạm được, đón Tết cũng nhiều niềm vui. Mình chỉ là một công nhân bình thường, nhưng thấy cảng ngày một phát triển cũng có chút tự hào. Ước mong đầu năm mới của mình là cảng ngày càng phát triển, đời sống anh em công nhân luôn được an toàn, thu nhập ổn.”, anh Dũng tâm sự.

Đầu năm đón tàu... xịn

Năm nay, anh Dũng có lịch làm việc ngay mồng 1 Tết – đúng ngày du thuyền hạng sang Celebrity Solstice, một trong những thương hiệu tàu du lịch biển nổi tiếng thế giới, cập cảng Chân Mây.

Con tàu mang theo gần 4.000 người, trong đó hơn 3.000 du khách quốc tế cùng thuyền viên, thủy thủ đoàn đến miền Trung du lịch. Không khí khu cảng nhộn nhịp, sôi động hơn hẳn ngày thường.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây
Du khách và thủy thủ đoàn trên boong du thuyền hạng sang Celebrity Solstice ở bến cảng Chân Mây. Ảnh: Đình Toàn

Bên trong bến, anh Dũng và đồng nghiệp làm việc khẩn trương, quên cả thời khắc ngày Tết. Bên ngoài, ngay cổng kiểm soát an ninh, hàng trăm hướng dẫn viên du lịch, tài xế, đại diện các hãng lữ hành cùng hàng loạt ô tô sẵn sàng chào đón du khách, đưa họ đến Bà Nà (Đà Nẵng), Hội An (Quảng Nam), cố đô Huế và các danh thắng nổi tiếng.

Đối với cảng Chân Mây (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, TP. Huế), mồng một Tết năm nay là một khởi đầu may mắn, báo hiệu một năm khởi sắc. Việc tàu thuyền, đặc biệt là tàu du lịch hạng sang, cập cảng vốn không còn xa lạ với khu cảng nước sâu quan trọng bậc nhất miền Trung. Nhưng một du thuyền hạng sang với hàng nghìn du khách quốc tế cập bến đúng ngày mồng 1 Tết là sự kiện hiếm có.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây
Du thuyền hạng sang Celebrity Solstice cập cảng Chân Mây đúng ngày mồng Tết Ất Tỵ. Ảnh: Đình Toàn

Để đón chuyến tàu đặc biệt này, trong thời khắc đặc biệt của năm, các bộ phận từ xếp dỡ, cung ứng dịch vụ, bảo trì thiết bị đều vào guồng làm việc với cường độ cao, gấp 2-3 lần ngày thường. Không chỉ tàu du lịch, nhiều chuyến tàu hàng cũng đang neo đậu ngoài khơi, chờ đến lượt cập cảng. Nhìn lịch tàu dày đặc, có thể thấy sự chuyên nghiệp, đoàn kết của những công nhân bến cảng – những người đã phân ca hợp lý để vừa đảm bảo công việc, vừa hỗ trợ nhau đón Tết, dù khu cảng chưa bao giờ ngơi nghỉ.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây
Ông Lê Chí Phai, Phó Tổng giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây (thứ hai phải sang) tặng quà cho du khách và thuyền viên tàu du lịch biển Celebrity Solstice

“Các chuyến tàu du lịch đường biển vào cảng thường được lên kế hoạch từ rất sớm, thậm chí trước hai năm. Lịch trình do đối tác và các hãng lữ hành quốc tế sắp xếp, nên việc Celebrity Solstice cập cảng đúng vào mồng 1 Tết là một sự trùng hợp thú vị,” ông Lê Chí Phai, Phó Tổng giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây, chia sẻ trong niềm vui.

“Chúng tôi đã đón tiếp du khách và thuyền viên một cách trọng thị ngay khi họ đặt chân lên bờ. Và tất nhiên, trong không khí ngày Tết, không thể thiếu những phong bao lì xì – món quà nhỏ nhưng mang ý nghĩa may mắn, gửi đến du khách và thủy thủ đoàn như một lời chúc đầu năm tốt lành

Thủy chung và trưởng thành

Được hình thành và phát triển hơn 20 năm, Cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của Việt Nam, đồng thời là một trong 46 cảng biển do Hiệp hội Du thuyền châu Á lựa chọn làm điểm dừng chân cho các du thuyền quốc tế tại Đông Nam Á.

Là đơn vị chủ lực trong quản lý, khai thác hậu cần và dịch vụ cảng biển, Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây hiện có gần 350 cán bộ, công nhân, nhân viên, trong đó khoảng 280 lao động trực tiếp làm việc tại cảng. Đặc biệt, phần lớn lực lượng này đều là đoàn viên Công đoàn, tạo nên một tập thể vững mạnh, chuyên nghiệp trong vận hành và phát triển cảng biển.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây
Từ trái qua: Kĩ sư Trương Đình Tuấn, kĩ sư Bùi Vĩnh Thái cùng điều hành công việc ở cảng Chân Mây ngày mồng 1 Tết Ất Tỵ. Ảnh: Đình Toàn

Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây hiện có 3 xí nghiệp, 1 Đội Bảo trì trực thuộc, với lực lượng công nhân làm việc 3 ca liên tục 24/24 giờ, đảm bảo hoạt động cảng không gián đoạn. Phần lớn công nhân tại đây đều gắn bó lâu dài, đồng hành cùng công ty qua nhiều giai đoạn phát triển.

Nhiều người khởi đầu với công việc bốc vác, lao động nặng nhọc, thu nhập không cao, nhưng với sự kiên trì và nỗ lực, họ từng bước vươn lên. Kỹ sư Trương Đình Tuấn và kỹ sư Bùi Vĩnh Thái là những minh chứng tiêu biểu, đã gắn bó với cảng suốt 17 năm.

Anh Trương Đình Tuấn, quê TP. Huế (cũ), nay là quận Thuận Hoá, hiện là Phó Giám đốc Xí nghiệp Cơ giới. Hằng ngày, anh vượt 70km đi làm nhưng vẫn gắn bó với cảng. Ngoài những giấy khen cấp tỉnh, anh còn vừa nhận thêm bằng khen của Công đoàn ngành Giao thông Vận tải, như một sự ghi nhận cho những đóng góp miệt mài.

Anh Bùi Vĩnh Thái, quê huyện Phú Vang, ban đầu là công nhân bốc xếp xi măng, vừa làm vừa theo học để nâng cao tay nghề. Nay, anh là Phó Giám đốc Xí nghiệp Cung ứng Dịch vụ, một kỹ sư dày dạn kinh nghiệm. Sau nhiều năm gắn bó với cảng, anh lập gia đình và xây dựng tổ ấm cách nơi làm việc khoảng 12km.

Video chia sẻ của lãnh đạo và công nhân Công ty CP Cảng Chân Mây nhân ngày đầu năm Ất Tỵ

Chia sẻ về những ngày làm việc Tết, anh Tuấn nói: “Khó khăn thì không sao kể hết, nhưng anh em trong công ty, đặc biệt ở xí nghiệp tôi, ai cũng nỗ lực hết mình. Cảng vẫn hoạt động xuyên Tết, nên chúng tôi cũng vậy.”

Nỗ lực vì sự an toàn, thân thiện

Những tâm sự của anh Tuấn, anh Dũng, anh Thái cũng chính là mong muốn chung của lãnh đạo Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây—xây dựng một môi trường làm việc ngày càng phát triển, đảm bảo đời sống cho người lao động.

Bước sang năm 2025, lãnh đạo công ty đặt mục tiêu sản lượng và doanh thu tăng trưởng ở mức hai con số so với năm 2024. Toàn thể cán bộ, công nhân viên quyết tâm hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt yêu cầu của các đối tác, doanh nghiệp và phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của TP. Huế.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây
Kĩ sư Trương Đình Tuấn, Phó Giám đốc Xí nghiệp Cơ giới, Công ty CP Cảng Chân Mây chỉ đạo, hướng dẫn công nhân làm việc ngày Tết trên bến cảng Chân Mây. Ảnh: Đình Toàn

“Hoạt động cảng biển luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy ngay từ đầu năm, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể về an toàn vệ sinh lao động. Công ty có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, đảm bảo hoạt động khai thác cảng diễn ra an toàn, hiệu quả,” ông Lê Chí Phai, Phó Tổng giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây, chia sẻ.

Bên cạnh đó, công tác chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động luôn được lãnh đạo công ty và Công đoàn quan tâm, đồng hành. “Chúng tôi mong muốn cảng Chân Mây ngày càng phát triển, đảm bảo an toàn, trở thành điểm đến thân thiện, tin cậy đối với du khách và các đối tác,” ông Phai nhấn mạnh.

Tags:

Tin liên quan

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Nghề xe ôm công nghệ, shipper ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều lao động phổ thông do tính linh hoạt và không yêu cầu trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài tự do là một thực tế đầy rủi ro: Thu nhập bấp bênh, nguy cơ tai nạn cao, bị lừa đảo, hành hung, và không có bảo hiểm lao động.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Hai vụ việc shipper bị hành hung tại Hà Nội và Đà Nẵng mới đây đã gây bức xúc trong dư luận, đặt ra vấn đề về sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động giao hàng – những người đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Sự phát triển của nền kinh tế nền tảng đã thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của shipper, biến họ từ người lao động (NLĐ) truyền thống thành “đối tác” của các công ty công nghệ. Từ đó, shipper rơi vào tình trạng yếu thế, không được bảo vệ bởi pháp luật lao động, không có BHXH, y tế hay cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý. Lỗ hổng pháp lý và sự kiểm soát bằng thuật toán càng khiến họ bị động trước những quyết định từ phía công ty nền tảng.
TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của dạy thêm, học thêm nằm ở câu hỏi: “Học thêm để làm gì? Để học sinh giỏi hơn, hay để các em thi đỗ?".
TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có những chia sẻ thẳng thắn xoay quanh Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy thêm, học thêm. Ông nhấn mạnh rằng việc dạy thêm cần được quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế từ nhiều góc độ.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 1: Lao động tự do ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Lao động tự do (còn được biết đến là lao động phi chính thức hay lao động có việc làm phi chính thức) là những người làm công việc tự do, thời vụ như bán hàng rong, bán hàng tại các khu chợ, phụ hồ, xe ôm, những người làm thuê khoán trong các xưởng sản xuất, gia công... Họ luôn đối mặt với sự vất vả trong điều kiện làm việc và thiệt thòi trong tham gia mạng lưới an sinh xã hội do thường làm việc không có hợp đồng lao động. Việc tồn tại tỷ lệ bộ phận lao động này cao sẽ là rào cản cho sự phát triển của thị trường lao động cũng như phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Nữ đảng viên luôn “dấn thân” vì công nhân lao động

Với chị Như, khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, từ chỗ một người đến tuổi trưởng thành, lên đường lập nghiệp nhưng chưa có lý tưởng phấn đấu rõ ràng, chị Như đã trở thành người có ước mơ, khát vọng cống hiến, đóng góp cho quê hương, đất nước…
Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Nỗi lo, giải pháp và kỳ vọng

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 14/2/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), mang theo kỳ vọng về một sự chấn chỉnh mạnh mẽ trong hoạt động dạy thêm, học thêm, đảm bảo quyền lợi chính đáng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn đó những trăn trở, khó khăn mà các giáo viên cùng với các bậc phụ huynh đang phải đối mặt.
Bài 2: Thời điểm thuận lợi để đàm phán tăng lương công nhân dệt may

Bài 2: Thời điểm thuận lợi để đàm phán tăng lương công nhân dệt may

Đã đến lúc công đoàn chủ động đàm phán, thương lượng để tăng lương cho công nhân dệt may; đây cũng là con đường ngắn và hiệu quả nhất giúp cải thiện đời sống người lao động làm việc trong ngành này.
Bài 1: Công nhân ngành Dệt may lương thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt

Bài 1: Công nhân ngành Dệt may lương thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt

Công nhân ngành Dệt may làm việc trong môi trường khắc nghiệt, thu nhập thấp hơn thu nhập bình quân chung của cả nước; trong đó tỷ lệ tiền lương chỉ chiếm 72% trong cơ cấu thu nhập.