Thứ ba 06/06/2023 20:26
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028
Việt Nam vào xuân

Xuân về trên huyện đảo Trường Sa

Tiêu điểm - Cao Hoà (thực hiện)

Những ngày cuối năm ở Trường Sa thật đặc biệt. Lẫn trong vị mặn mòi của biển là thoang thoảng hương hoa bàng vuông, báo hiệu năm mới cận kề. Đoàn công tác chúng tôi đặt chân lên đảo Trường Sa, huyện Trường Sa những ngày cuối cùng của năm 2022 và đã thấy rộn ràng không khí chuẩn bị đón Tết Quý Mão 2023. Phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với Thượng tá Phạm Thế Nhương, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa để được hiểu hơn ý chí, quyết tâm sắt đá cũng như về cuộc sống của những người lính quanh năm sống giữa bốn bề sóng vỗ, kiên cường bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Xuân về trên huyện đảo Trường Sa
Thượng tá Phạm Thế Nhương, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa. Ảnh: PV

PV: Xin chào anh, ở một nơi khắc nghiệt cả về vị trí địa lí, thời tiết lẫn điều kiện sinh hoạt, xin anh cho biết các chiến sĩ đã được tôi luyện như thế nào để luôn giữ được quyết tâm, ý chí bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc?

Thượng tá Phạm Thế Nhương: Quần đảo Trường Sa là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Tổ quốc, có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng. Tuy ở xa đất liền hàng trăm hải lý, xa hậu phương, xa gia đình, còn thiếu thốn về nhiều mặt, song cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo đã ý thức được trách nhiệm cao cả trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, trước vận mệnh của Tổ quốc; chủ động, tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Để hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Quân đội, Quân chủng và Nhân dân giao phó, trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo Trường Sa luôn ra sức thi đua, tích cực huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Chúng tôi đã tổ chức thực hiện tốt việc huấn luyện và duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, qua đó làm chủ được tình hình trong mọi thời điểm, không để bị động bất ngờ. Việc xây dựng được quyết tâm cao, bản lĩnh vững vàng và trình độ, năng lực huấn luyện giỏi là công tác đặc biệt quan trọng.
Cán bộ, chiến sĩ trên đảo xác định rõ trọng trách, niềm tự hào, vinh dự được ở đây nắm chắc tay súng bảo vệ vững chắc biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của cố Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Lễ kỷ niệm 33 năm thành lập Quân chủng Hải quân Việt Nam tại Thị trấn Trường Sa: “Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa- một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.

PV: Chúng tôi thấy quần đảo Trường Sa của chúng ta đang từng ngày đổi mới, căng tràn nhựa sống, thưa anh?

Xuân về trên huyện đảo Trường Sa
Quân và Nhân dân trên đảo Trường Sa, huyện Trường Sa gói bánh trưng đón Tết Quý Mão 2023. Ảnh: PV

Thượng tá Phạm Thế Nhương: Đúng vậy! Từ năm 2006 đến nay, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển đến năm 2020, Quân chủng Hải quân đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển đảo với 63 tỉnh, thành phố và 16 cơ quan Trung ương. Qua đó đã góp phần rất quan trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm, niềm tin cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân và kiều bào ta ở nước ngoài về biển, đảo; nhiều phong trào, hoạt động do địa phương, ban ngành, đoàn thể của các tỉnh tổ chức, phát động như: Cuộc vận động “Vì biển, đảo quê hương”, “Cả nước vì Trường Sa - Vì tuyến đầu Tổ quốc”... thực sự đem lại hiệu quả và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Qua đó góp phần huy động các nguồn lực tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và nhiệm vụ đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đặc biệt là sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả, kịp thời của các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh thành phố, tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế và Nhân dân cả nước, cũng như kiều bào ta ở ngoài nước đối với biển đảo của Tổ quốc thực sự là nguồn cổ vũ, động viên to lớn, góp phần rất quan trọng, tăng cường kháng lực Trường Sa và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho quân, dân trên huyện đảo. Hiện nay, diện mạo và thế đứng của quần đảo Trường Sa được đổi mới và vững chắc hơn, đã giảm bớt đáng kể những khó khăn, thiếu thốn trong đời sống, sinh hoạt của bộ đội, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng, làm cho quân và dân ta càng thêm yên tâm, gắn bó với đảo xa.

Chỉ mới 10 năm trước, đảo Trường Sa còn thiếu điện, ít công trình dân sinh, văn hóa… Nhưng hôm nay đây, với bất cứ ai đến với Trường Sa đều ngỡ ngàng trước sự thay đổi của mảnh đất nơi đầu sóng ngọn gió này. Tất cả các công trình hạ tầng trên đảo được xây dựng khang trang, con đường từ cầu cảng dẫn đến khu trung tâm, các đơn vị, chùa, trường học, trạm xá, các hộ dân… đều được bê tông hoá, sạch sẽ, điện năng lượng sạch đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Xuân về trên huyện đảo Trường Sa
Các chiến sĩ trên đảo Trường Sa cắm hoa, bày mâm ngũ quả, dọn dẹp bàn thờ Bác Hồ đón xuân Quý Mão 2023. Ảnh: PV

Dù cách xa đất liền, cuộc sống ngoài đảo còn gặp nhiều khó khăn, song quân và dân Trường Sa luôn đoàn kết, đồng lòng vượt qua thử thách, hăng say lao động, cống hiến quên mình để xây dựng quần đảo ngày càng phát triển vững chắc, xứng đáng với các thế hệ cha anh đi trước và “làm giàu” cho cuộc sống nơi đảo xa. Những công trình tưởng chừng không thể thực hiện được thì ở đất liền có gì, bây giờ ở đảo Trường Sa có thứ ấy. Đó là những vườn rau xanh mướt với đủ các chủng loại, những chậu cây cảnh được cắt tỉa rất công phu, những “tuyệt chiêu” về nuôi gà, vịt, lợn… sao cho thích hợp với thời tiết, đều được những người lính đảo cùng người dân thực hiện sau những giờ huấn luyện trên thao trường.

Đảng ủy, Chỉ huy đảo luôn xác định, dù trong bất luận hoàn cảnh nào, quân và dân trên đảo cũng không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, đặc biệt nhanh nhạy trong nắm bắt và dự báo tình hình; theo dõi sát, chủ động phát hiện kịp thời từ sớm, từ xa các động thái của nước ngoài trong phạm vị vùng biển quản lý, không để bị động, bất ngờ góp phần giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước.
Đồng thời, thường xuyên chăm lo, vun đắp mối quan hệ máu thịt quân dân, tạo bầu không khí dân chủ, đoàn kết, thương yêu, với tinh thần “Đảo là nhà, biển cả là quê hương, quân dân trên đảo là anh em ruột thịt”; chung tay thi đua xây dựng đảo “Mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan, môi trường, mẫu mực về tình đoàn kết quân dân”.

PV: Hiện nay trên huyện đảo của chúng ta đã có tổ chức Công đoàn chưa ạ?

Xuân về trên huyện đảo Trường Sa
Quân và dân trên đảo Trường Sa, huyện Trường Sa tổ chức ca nhạc, hái qua dân chủ đếm ngày 31/12/2022 chờ đón giáo thừa

Thượng tá Phạm Thế Nhương: Do đặc thù ở đảo không có nhà máy, xí nghiệp nên trên đảo chưa có tổ chức Công đoàn. Tuy nhiên, các lực lượng trên đảo luôn nhận được sự quan tâm của Ban Công đoàn Quốc phòng, Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ các tỉnh, thành.

Cụ thể, trong chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu Tổng LĐLĐ Việt Nam từ ngày 4 - 12/5/2022 tại 10 đảo và 01 nhà giàn, ngoài trao tặng các hiện vật, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trao hỗ trợ 10,5 tỉ đồng để đóng 3 xuồng CQ (3,5 tỉ/xuồng) tặng quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Nhà dàn DK1, nhằm góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, tăng cường thế trận phòng thủ liên hoàn vững chắc và là điểm tựa cho ngư dân, công nhân, viên chức, người lao động làm việc trên đảo. Ngoài ra, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng hỗ trợ 01 tỉ đồng để mua hàng hóa, trang thiết bị phục vụ đời sống của quân, dân huyện đảo Trường Sa.

Sự quan tâm của đất liền luôn là nguồn cổ vũ to lớn, mang lại sự ấm áp, tin tưởng để quân, dân nơi đầu sóng ngọn gió chúng tôi yên tâm chắc tay súng, bền tâm vững chí hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

PV: Người chỉ ở đất liền như chúng tôi khó hình dung về một cái Tết cổ truyền nơi biển đảo. Anh có thể cho biết không khí vui xuân đón Tết của những người lính đảo tại đây?

Xuân về trên huyện đảo Trường Sa
Khi những chuyến tàu chở hàng ra Trường Sa, cũng là lúc quân dân huyện đảo Trường Sa vui xuân mới. Ảnh: PV

Thượng tá Phạm Thế Nhương: Trường Sa bao giờ cũng đón Tết sớm hơn đất liền. Khi những chuyến tàu chở hàng ra Trường Sa, cũng là lúc quân dân biển đảo vui xuân mới. Nơi nơi mọi người tất bật chuẩn bị làm thịt lợn, ngâm gạo nếp, rửa lá dong… không khí ấm áp như đón xuân trong đất liền. Quân và dân trên đảo cùng nhau trang trí bàn thờ Bác Hồ, gói bánh chưng đón chào năm mới. Nếu trong đất liền gói bánh chưng bằng lá dong thì Trường Sa gói bánh chưng bằng lá bàng vuông. Bánh chưng gói lá bàng vuông không chỉ đặc biệt bởi vị chát ngọt của lá gói mà còn mang hương vị mặn mòi của biển, trở thành đặc sản chỉ ở Trường Sa mới có và bởi trong mỗi chiếc bánh chưng ấy có tinh thần thép của người giữ đảo.

Tết ở đảo cũng có nhiều hoạt động. Đêm giao thừa, thường tổ chức giao lưu văn nghệ, hái hoa dân chủ, bình báo tường... Mùng 1 Tết, khi bình minh mới hé, cán bộ chiến sĩ trên đảo chỉnh tề trong quân phục mới nhất đi dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, đi lễ chùa đầu năm mới và tổ chức các hoạt động vui xuân. Ngày Tết, các chiến sĩ tự “làm mới” bằng việc cắt tóc cho nhau, là quần áo phẳng phiu, sơn sửa lại doanh trại, cổng ra vào, vọng gác…

Xuân về trên huyện đảo Trường Sa
Các chiến sĩ trên đảo Song Tử Tây, khoé léo trang trí Mai vàng bằng giấy. Ảnh: PV

Đối với những chiến sĩ mới nhận nhiệm vụ, đón cái Tết đầu tiên trên đảo cũng có rất nhiều nỗi niềm nhớ nhà, nhớ người thân. Song tất cả đều xác định đang mang trên vai là nhiệm vụ Tổ quốc giao phó nên rất mạnh mẽ, vững vàng.

Đêm giao thừa, sau những giây phút nhớ nhà thì hầu hết các em đều rất xúc động, được quây quần bên đồng đội đón năm mới và cảm nhận Tết ở Trường Sa thật thiêng liêng. Đơn vị mới, vùng đất mới nhưng tất cả rất thân quen, tình cảm, ấm áp. Từ cán bộ cho đến chiến sĩ như một đại gia đình. Đó chính là động lực để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ.

PV: Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này và chúc cán bộ, chiến sĩ Trường Sa đón một cái Tết thật ấm áp, tươi vui. Đất liền luôn ghi nhớ và biết ơn những người lính đảo!

Tâm tư của cha mẹ khi con trở lại trường sau kỳ nghỉ dài vì dịch Tâm tư của cha mẹ khi con trở lại trường sau kỳ nghỉ dài vì dịch

Nhiều tháng qua, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, học sinh, sinh viên các cấp trên địa bàn cả nước nói chung, TP HCM ...

Một nhà báo tâm huyết với ý thức về chủ quyền biển, đảo Một nhà báo tâm huyết với ý thức về chủ quyền biển, đảo

…“Và tiếng hát đã cất lên, trầm hùng là khúc quân hành của người lính Cụ Hồ, sâu lắng là giai điệu Quảng Trị yêu ...

Tiễn đoàn công tác đi thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa nhân dịp Xuân Quý Mão 2023 Tiễn đoàn công tác đi thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa nhân dịp Xuân Quý Mão 2023

Chiều ngày 21/12, tại Quân cảng Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tổ chức Lễ tiễn đoàn công tác đi thăm, ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Ăn sáng với doanh nghiệp - tạo cầu nối, thắp niềm tin

Tiêu điểm -

Sóc Trăng: Ăn sáng với doanh nghiệp - tạo cầu nối, thắp niềm tin

“Với cách làm này, những người dân như chúng tôi cảm thấy được gần gũi, như có sự đồng hành của lãnh đạo tỉnh trên con đường vượt khó, phát triển”...

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi Tôi công nhân

3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi

Chương trình Tôi công nhân ngày hôm nay sẽ gợi ý 3 công việc phù hợp với người lao động (NLĐ) ở tuổi ngoài 40.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tiêu huỷ hơn 10.000 con

Toàn cảnh -

Xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tiêu huỷ hơn 10.000 con

Ông Nguyễn Lương Trai, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, ngày 31/7 và 1/8 xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm type A chủng H5N6 trên đàn gà nuôi của 2 hộ dân tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, với tổng đàn 10.500 con.

Thanh Hóa: Tặng bằng khen cho nam thanh niên cứu người giữa dòng lũ dữ

Toàn cảnh -

Thanh Hóa: Tặng bằng khen cho nam thanh niên cứu người giữa dòng lũ dữ

Hành động dũng cảm cứu người giữa dòng lũ dữ của anh Phạm Bá Huy đã được Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa tặng bằng khen.    

Sau bão số 3 gần 100 điểm sạt lở tại Thanh Hóa, quốc lộ 15C, 16A vẫn ách tắc

Toàn cảnh -

Sau bão số 3 gần 100 điểm sạt lở tại Thanh Hóa, quốc lộ 15C, 16A vẫn ách tắc

Nhiều điểm sạt lở với khối lượng đất đá lớn, trên các tuyến Quốc lộ 15C, 16A, 217…của tỉnh Thanh Hóa gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

Sở Y tế Nghệ An công bố kết luận nguyên nhân sự cố chạy thận

Đời sống -

Sở Y tế Nghệ An công bố kết luận nguyên nhân sự cố chạy thận

Nhiều ngày sau sự cố chạy thận ở Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, Sở Y tế tỉnh này đã có kết luận nguyên nhân chính là do hệ thống dẫn nước RO đến các máy có những điểm nối và gấp khúc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.    

Sẽ quy hoạch Phú Quốc trở thành khu kinh tế thay vì đặc khu kinh tế

Đời sống -

Sẽ quy hoạch Phú Quốc trở thành khu kinh tế thay vì đặc khu kinh tế

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành về việc triển khai quy hoạch đảo Phú Quốc theo định hướng khu kinh tế, theo đề nghị của UBND tỉnh Kiên Giang.

Khẩn trương tìm kiếm người mất tích, tiếp cận, ứng cứu các vùng bị cô lập

Toàn cảnh -

Khẩn trương tìm kiếm người mất tích, tiếp cận, ứng cứu các vùng bị cô lập

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo cử thêm 1 đoàn công tác của Bộ NN&PTNT vào huyện Quan Sơn, Thanh Hóa để phối hợp hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ.

Thanh Hóa, bản nghèo Xa Ná tan hoang sau lũ quét kinh hoàng

Đời sống -

Thanh Hóa, bản nghèo Xa Ná tan hoang sau lũ quét kinh hoàng 1

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều huyện vùng cao của tỉnh Thanh Hóa có mưa lớn, gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản. Trong đó, bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa) là nơi chịu hậu quả nặng nề nhất.    

Cà Mau: Hàng trăm căn nhà bị sập, tốc mái do ảnh hưởng của bão số 3

Đời sống -

Cà Mau: Hàng trăm căn nhà bị sập, tốc mái do ảnh hưởng của bão số 3

UBND huyện U Minh (Cà Mau) cho biết địa phương này có tới hàng trăm căn nhà bị sập, tốc mái, ngập nước do ảnh hưởng của bão số 3, tổng thiệt hại hàng tỷ đồng.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai 8 nhiệm vụ cấp bách ứng phó thiên tai

Toàn cảnh -

Thủ tướng chỉ đạo triển khai 8 nhiệm vụ cấp bách ứng phó thiên tai

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả bão, mưa lũ, và triển khai 8 nhiệm vụ để ứng phó mưa lũ sau Bão số 3.

Bộ đội Biên phòng nỗ lực giải cứu một người bị lũ cuốn mắc kẹt trên ngọn cây

Toàn cảnh -

Bộ đội Biên phòng nỗ lực giải cứu một người bị lũ cuốn mắc kẹt trên ngọn cây

Lực lượng Bộ đội Biên phòng ở huyện Quan Sơn, Thanh Hóa, đang nỗ lực giải cứu một người dân bị nước lũ cuốn, mắc trên ngọn cây.