Chuyện cuối tuần:

Xem sư tranh luận, nghĩ về văn hóa tranh luận của người Việt

Kinh tế - Xã hội - TRẦN VĂN SỸ

Những ngày qua, những video clip “nhận cúng dường phản cảm” của sư trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), gây nhiều bức xúc trong dư luận, đến mức bị chính quyền địa phương can thiệp nhắc nhở, yêu cầu gỡ bỏ.
Xem sư tranh luận, nghĩ về văn hóa tranh luận của người Việt
Hình ảnh đưa tiền, vật thực cho các chư tăng ở chùa Ba Vàng được đưa lên mạng xã hội gây phản cảm. Ảnh: Facebook chùa Ba Vàng.

Lại thêm sự việc “lời qua tiếng lại” trên báo và trên mạng xã hội của hai vị sư (T.T.T.M và T.N.T) càng khiến cho những ai quan tâm đến văn hóa dân tộc đều phải tâm tư, suy nghĩ.

Sự việc “nhận cúng dường bằng tiền ở chùa Ba Vàng” cho sư T.T.T.M tổ chức đúng sai thế nào thì người dân có thể biết vì nó diễn ra công khai, mọi người đều nhìn thấy nên mỗi người có thể tự đưa ra nhận xét của mình mà không cần đến việc tranh cãi với ai. Tuy vậy, thực tế việc tranh cãi đã diễn ra không chỉ giữa hai vị sư, mà còn giữa những người có ý phản đối một trong hai vị hoặc muốn chỉ trích cả hai vị ấy với người ủng hộ.

Đúng sai của sự việc rồi sẽ qua đi, nhưng sự bất đồng trong tranh luận của cộng đồng thì có thể dẫn đến sự mất đoàn kết trong Nhân dân, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc, không thể coi thường.

Không phải vô cớ mà trong dân gian có câu rằng “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”, ý là chuyện tranh cãi qua lại theo kiểu ai cũng cứ chỉ cho mình là đúng, vốn chẳng chỉ xảy ra trong chốn dân gian mà còn xảy ra cả nơi tu hành.

Suy ngẫm cẩn thận, bình tĩnh thì thấy rằng, người Việt chúng ta ít coi trọng văn hóa tranh luận và nhiều người cũng không cần biết là tranh cãi cũng cần phải có văn hóa. Cho nên khi đã có ý kiến khác nhau về một vấn đề thì người ta thường tranh cãi theo lối bất chấp thủ đoạn, miễn sao cho mình là người thắng chứ không nhằm tìm ra điều gì là đúng đắn để ủng hộ, điều gì là sai trái để phản đối hay loại bỏ.

Trong nhà trường cũng hầu như không dạy học sinh về môn văn hóa tranh luận. Khi bất đồng, học sinh không biết cách nói chuyện, và sẵn sàng dùng nắm đấm, thậm chí dùng cả "hàng nóng" để “thanh toán’ với nhau.

Trong gia đình cũng phổ biến chuyện vợ chồng, anh em, cha con tranh cãi theo kiểu “ông nói gà, bà nói vịt”, “chuyện nọ xọ chuyện kia” và kết thúc tranh cãi bằng mồm là tranh cãi bằng tay chân, và thậm chí là bằng "hàng nóng’.

Trong xã hội thì càng nhiều vô kể. Từ khi có mạng xã hội, điều kiện kết bạn, giao lưu trao đổi, học hỏi và… tranh cãi giữa người với người cũng tăng lên. Nhưng điều kiện thông tin thuận lợi chưa kịp làm cho người ta gắn kết thì đã làm cho lòng người chia rẽ hơn. Và không ít vụ cãi nhau trên mạng đã kết thúc bằng dao kiếm ở ngoài đường.

Chúng ta hay nghe nói về “phương pháp luận biện chứng” và coi đó là một phương pháp để nhận thức chân lý. Nhưng không nhiều người biết rằng chính từ “biện chứng” tuyệt vời này được sinh ra trong quá trình tranh biện (tranh cãi tìm lẽ phải) của người Hy Lạp cổ. Hy Lạp cổ đại có nền văn minh rực rỡ về mọi lĩnh vực, đặc biệt là triết học, vì một trong những nguyên nhân là người ta rất coi trọng việc tranh biện và tranh biện rất có văn hóa, luôn coi tranh biện là quyền của bất cứ ai và tranh biện luôn có mục tiêu là tìm ra chân lý, chứ không phải là tìm ra người chiến thắng.

Sách cũ còn ghi chuyện về cuộc tranh luận công khai nổi tiếng của Socrates và Agaphone với chủ đề về “lòng dũng cảm” (nội dung cuộc tranh luận này rất dài nên tác giả bài báo này không ghi ra đây). Hai ông tranh luận cả buổi, mọi người lắng nghe và cuối cùng Agaphone nói: “Socrates, tôi chịu thua, không tranh cãi nổi điều này với anh, tôi đồng ý với ý kiến của anh”. Còn Socrates thì nói câu cuối cùng: “Agaphone, anh không thua Socrates đâu. Anh chỉ chịu thua chân lý thôi”.

Những cuộc tranh biện mẫu mực như thế đã làm phát triển tri thức của người Hy Lạp, khiến cho họ là một cái nôi văn minh sớm nhất của loài người. Hệ thống triết lý của Hy Lạp cổ còn giá trị cho cả thế giới đến tận bây giờ.

Xem sư tranh luận, nghĩ về văn hóa tranh luận của người Việt
Từ khi có mạng xã hội tranh cãi giữa người với người cũng tăng lên. Ảnh minh họa: Tuổi trẻ cười.

Bây giờ ta xem ở ta “hai sư tranh biện’ thì sao, có giúp cho người Việt học hỏi được gì không? Vì dù sao, lẽ thường, một vị sư đã xuất gia tu hành nhiều năm thì kiến thức, trí tuệ, đạo hạnh hẳn cũng đã phải cao hơn người thường. Nếu không thì vì cớ gì mà người người cứ chen nhau qùy mọp xuống mà lễ bái, cúng dường như thần, như thánh vậy?

Khi thầy T.N.T lên tiếng cho rằng, những hành vi của sư T.T.T.M trong vụ “thu nhận cúng dường” trong dịp lễ Vu lan vừa qua như báo chí đã đưa, là “không phù hợp, cần rút kinh nghiệm để không lặp lại”; lập tức, sư T.T.T.M. có bài đáp trả rất mạnh mẽ trên mạng xã hội, rằng “Thầy T.N.T. nên xem lại mình trước khi nói người khác” và đưa ra một loạt tư liệu chứng minh rằng trước đó thầy T.N.T cũng làm mọi chuyên tương tự như việc của thầy T.T.T.M vừa qua.

Quả thật, nếu ai có quan tâm một chút về đạo Phật không thể không thấy thất vọng khủng khiếp về ‘tầm cỡ tư tưởng” của cuộc tranh luận này. Vì tu hành theo Phật là nhằm giác ngộ chân lý, giải thoát cho chúng sinh thoát khỏi khổ đau. Các vị tranh cãi kiểu ấy thì biết tìm chân lý ở chỗ nào?

Trước hết phải nói một chút về giáo lý có liên quan của nhà Phật, mà một người xuất gia tu hành thì không ai không biết. Đó là có một trong sáu phép tu hành tuyệt vời nhất (thường gọi là sáu ba la mật) của nhà Phật, là “nhẫn nhục”. Nhẫn nhục ba la mật là pháp tu hành của người xuất gia trên con đường giác ngộ chân lý. Người tu hành gặp chuyện oan uổng thì trong lòng an nhiên như không, thậm chí vui mừng vì đó chính là dịp tốt nhất để hành pháp “nhẫn nhục ba la mật”.

Lịch sử dân tộc Việt Nam còn truyền chuyện Quan Âm Thị Kính là nữ giả nam đi tu, bị Thị Mầu đổ oan “làm cho có thai” mà vẫn nhẫn nhịn mọi cực hình nuôi cho hài nhi lớn thành người. Hay mới đây ở bên Nepal cũng có vị sư bị một cô diễn viên đổ oan là “quấy rối tình dục”, nhận tội không cãi nửa lời; đến khi sự thể rõ ràng, cô diễn viên vu vạ cho sư bị cộng đồng lên án, sư chỉ đề nghị mọi người cho chuyện qua đi mà thôi. Quả là “Quan Âm” xưa và “Quan Âm” nay vẫn đang hiện hữu.

Xem sư tranh luận, nghĩ về văn hóa tranh luận của người Việt
Nhà sư ở Nepal bị cô diễn viên đổ oan là “quấy rối tình dục” gây xôn xao cộng đồng mạng. Ảnh: internet

Người tu hành theo Phật, chỉ cần biết cho giữ mình làm đúng, dẫu cho bị cả xã hội hiểu sai khinh bỉ, vẫn đem tấm lòng bồ tát mà thương cho sự ngu dốt của người đời chứ quyết không bao giờ tranh cãi hơn thua.

Hành vi “bật lại như đỉa phải vôi” của sư T.T.T.M khi sư T.N.T “phê bình nhẹ” ở trên nói lên cái sự tu hành pháp tu nhẫn nhục ba la mật của sư còn xa lắm, chưa biết bao giờ mới có thành tựu.

Thôi thì sư chưa thành Phật nên chưa làm được như đức "Quan Âm" nói trên, cũng thông cảm được, thì ít ra cũng phải hiểu phép tranh luận của người thường là cũng nên văn minh một chút.

Lối tranh luận bằng cách vặn lại “anh hơn gì tôi mà nói tôi” hay “trước khi nói người hãy sờ lên gáy mình”… và nhiều điều tương tự khác, các nhà nghiên cứu logic học gọi là “Phương pháp ngụy biện bằng chỉ trích”. Dùng phương pháp này, thay tranh luận đúng phép là chỉ ra cái sai của đối phương, chỉ ra cái đúng của mình thì người ta lại dùng phép ngụy biện (một kiểu nói dối) công kích vào điểm yếu của người khác, mong làm cho người ta thua, mình thắng trong tranh luận và được hiểu là mình đúng (!).

Lối ngụy biện bằng chỉ trích này rất phổ biến trong các cuộc tranh luận của dân mình, cả trong gia đình, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, ngoài xã hội và trên không gian mạng. Nhiều người mắc phải, sai mà không biết là mình đang sai. Và thói ngụy biện khi đã ăn sâu vào máu, thành thói quen trong mọi cuộc tranh luận thì rất nguy hiểm. Khi người ta có nhận thức khác nhau về một vấn đề thì thói xấu (ngụy biện) trong tranh luận sẽ luôn là tác nhân gây nên sự mất đoàn kết trong từng gia đình và xã hội.

Cuộc sống luôn có nhiều vấn đề mâu thuẫn đặt ra với con người. Và việc có ý kiến khác nhau với mỗi vấn đề của một người với một người hay với những nhóm người khác nhau là điều tất nhiên, không có gì đáng phái lo ngại. Việc nghiên cứu, học tập và truyền dạy văn hóa tranh luận là rất cần thiết cho mỗi cá nhân, tổ chức và cả cộng đồng để mỗi người tránh được những chuyện phiền phức không đáng có, xã hội cũng ngày càng an lành, văn minh. Đây phải là nỗ lực tự giác của mỗi người và cũng là trách nhiệm của mỗi gia đình, cơ quan, tổ chức đối với các thành viên của mình.

Cúng dường ở chùa Ba Vàng: Rút kinh nghiệm thôi chưa đủ! Cúng dường ở chùa Ba Vàng: Rút kinh nghiệm thôi chưa đủ!

Mấy ngày qua nhân dịp lễ Vu Lan (rằm tháng bảy Âm lịch) hình ảnh cúng dường ở chùa Ba Vàng (TP.Uông Bí, tỉnh Quảng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Kinh tế - Xã hội -

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.

Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Kinh tế - Xã hội -

Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.

Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới

Kinh tế - Xã hội -

Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới

Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.

Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?

Kinh tế - Xã hội -

Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?

Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.

Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?

Kinh tế - Xã hội -

Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?

Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024

Kinh tế - Xã hội -

Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024

Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam Video

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam

Ngày 21/11, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đọc thêm

Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất

Kinh tế - Xã hội -

Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất

Chính sách bán hàng còn “ghi điểm” khi đưa ra tiến độ thanh toán siêu giãn, giúp khách chỉ phải trả 1 - 1,5%/tháng, tương đương từ 39 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, với số tiền khoảng 3 tỷ đồng trong tay, khách hàng đã có thể sở hữu ngay một căn hộ hạng sang thuộc dự án Top 1 Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn.

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Kinh tế - Xã hội -

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.

Cơ hội cuối nhận ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho xe Toyota trong năm 2024

Kinh tế - Xã hội -

Cơ hội cuối nhận ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho xe Toyota trong năm 2024

Nắm bắt nhu cầu mua xe tăng cao vào những tháng cuối năm và hiệu ứng tích cực từ chương trình ưu đãi của các tháng trước, tháng 11 này Toyota Việt Nam tiếp tục triển khai khuyến mại dành cho 5 mẫu xe “hot” giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe Toyota trước thềm năm mới.

GAC All-New M8: Cân bằng, tinh tế, lựa chọn tối ưu cho di chuyển hằng ngày

Kinh tế - Xã hội -

GAC All-New M8: Cân bằng, tinh tế, lựa chọn tối ưu cho di chuyển hằng ngày

Với khả năng vận hành mượt mà trong đô thị và độ ổn định vững chắc trên cao tốc, All-New M8 đem lại trải nghiệm lái thư thái nhưng không kém phần tin cậy, biến từng hành trình thành trải nghiệm dễ chịu cho cả người lái và hành khách.

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Kinh tế - Xã hội -

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Báo cáo thường niên năm 2023 của VietinBank với chủ đề “Định hình kỷ nguyên số” gửi gắm thông điệp về hành trình Chuyển đổi số đang được Ngân hàng triển khai quyết liệt và toàn diện.

Ekokemika Việt Nam mang công nghệ rửa xe không chạm tới PVOIL VOC 2024

Kinh tế - Xã hội -

Ekokemika Việt Nam mang công nghệ rửa xe không chạm tới PVOIL VOC 2024

Ekokemika Việt Nam đồng hành cùng Giải Đua xe Ô tô Địa hình Việt Nam PVOIL Cup 2024, diễn ra từ ngày 1/11 đến 3/11/2024.

Thị trường chung cư Hà Nội xuất hiện mức giá chỉ 58 triệu đồng/m2

Kinh tế - Xã hội -

Thị trường chung cư Hà Nội xuất hiện mức giá chỉ 58 triệu đồng/m2

Nếu như khách ở thực có cơ hội sở hữu nhà nội đô với mức giá hợp lý thì với giới đầu tư, Hanoi Melody Residences đảm bảo tiềm năng tăng giá lớn.

VinBigdata lọt Top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Kinh tế - Xã hội -

VinBigdata lọt Top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Công ty CP VinBigdata (Tập đoàn Vingroup) vừa lọt Top 10 thế giới ở hạng mục nhận diện khuôn mặt Mugshot Webcam, bảng xếp hạng Đánh giá Công nghệ Nhận diện khuôn mặt mới nhất, do Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ công bố.

Vinpearl lọt vào top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Kinh tế - Xã hội -

Vinpearl lọt vào top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Ngày 13/11, Vinpearl được vinh danh top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á, số 1 Việt Nam do Brand Finance - tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới xếp hạng. Đây là cú vươn mình đầy ngoạn mục của Vinpearl, khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí tại Việt Nam và trong khu vực.

Kết nối xúc tiến đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận: cơ hội việc làm cho người lao động địa phương

Kinh tế - Xã hội -

Kết nối xúc tiến đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận: cơ hội việc làm cho người lao động địa phương

Ninh Thuận vừa lần đầu tiên lọt Top 10 địa phương thu hút vốn FDI với mức tăng tới 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái.