Vì sao lái xe bên trái có lợi hơn mà đa số các nước chọn lái xe bên phải?
Kinh tế - Xã hội - 16/05/2020 19:30 Thu Huyền
Quy tắc lái xe bên trái/lái xe bên trái
Với hầu hết, chuyện lái xe bên trái hay bên phải là quy định hiển nhiên không có gì phải bàn cãi. Nhưng với một số nhỏ, đó lại là câu hỏi thú vị. Chúng ta đều biết số người thuận tay phải đông hơn người thuận tay trái.
Thuận tay phải nghĩa là khi lái xe bạn sẽ có xu hướng quan sát bên phải tốt hơn. Tay thuận sẽ đảm nhiệm công việc quan trọng nhất là lái xe, trong khi tay không thuận sẽ làm các việc không quan trọng bằng như chuyển số, hay các việc linh tinh như chỉnh điều hoà, bật radio v.v.. Ngoài ra, tuổi tác sẽ khiến người ta giảm dần sự chú ý ở phía bên trái.
Nhiều người còn lý luận rằng lái xe bên trái sẽ tốt hơn cho người đi xe máy, xe đạp vì tất cả đều lên xe từ bên trái. Thậm chí, có hẳn một nghiên cứu vào năm 1969 chỉ ra rằng tỷ lệ tai nạn giao thông ở các nước lái xe bên trái thấp hơn các nước lái xe bên phải.
Vậy, tại sao số nước lái xe bên phải lại đông hơn?
Số đông lái xe bên phải
Mọi quốc gia đều tuân thủ quy tắc lái xe một bên, trái hoặc phải, đảm bảo việc di chuyển giữa các phương tiện trở nên thông suốt, liền mạch, tránh xảy ra va chạm. Trong tổng số 239 quốc gia và vùng lãnh thổ của thế giới, có 163 nơi chạy xe bên phải, chỉ 76 nơi chạy xe bên trái. Ước tính có 65% dân số đang có thói quen đi lại bên phải.
Từ xa xưa, lối giao thông bên trái hình thành theo thói quen của các chiến binh nhằm giúp tay phải có thể dùng kiếm chém đối thủ dễ dàng hơn |
Biển báo giao thông trên một con đường ở nước Úc lưu ý rằng xe cộ lưu thông bên trái. |
Quy tắc giao thông bên trái như sau: xe đi bên trái và nhìn thấy các xe ngược chiều ở bên phải; phải cắt qua dòng xe đi ngược chiều khi rẽ phải; hầu hết biển báo giao thông được đặt ở bên trái đường; giao thông tại nơi có vòng xuyến đi theo chiều kim đồng hồ; hầu hết các làn đường kép (tách ra từ đường cao tốc) đều ra ở phía bên trái; các phương tiện đều phải vượt về bên phải, trừ một số trường hợp thì được phép vượt bên trái; vô-lăng xe hơi ở phía bên phải; đèn đỏ có thể được phép rẽ trái v.v..
Quy tắc giao thông bên phải thì ngược lại. Để dễ hình dung, Việt Nam là quốc gia áp dụng quy tắc giao thông bên phải.
Vì sao có sự phân chia như vậy?
Theo các nguồn tư liệu, con người khởi nguồn việc lưu thông trên đường từ bên trái trước. Các dấu tích cổ nhất còn sót lại là từ thời La Mã. Nguồn gốc của lối di chuyển này bắt đầu từ việc kỵ binh cưỡi ngựa đi bên trái để tay phải có thể dùng kiếm tấn công đối thủ đang lao đến từ phía ngược lại. Ngoài ra do kiếm đeo hông trái nên việc lên ngựa từ bên trái cũng sẽ không gây vướng víu.
Bức tranh phác họa những chiếc xe ngựa chạy bên trái đường thời xưa. |
Nhiều người đổ tại việc giao thông bên phải cho cách mạng Pháp. Trước cách mạng 1789, giới quyền quý đi bên tay trái buộc các thứ dân phải đi bên phải. Sau khi chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, giới quyền quý sống ẩn mình nên cũng cũng đi bên tay phải như các thứ dân. Không có tư liệu nào xác thực việc này nhưng có 2 vĩ nhân ảnh hưởng lớn đến việc phần đông thế giới chọn lối đi bên phải.
Đầu tiên là Napoleon. Với việc tiến hành nhiều cuộc chiến chinh phạt ở châu Âu, ông đã mang luật đi bên phải phổ biến rộng rãi tới phần đông lục địa này.
Tại Mỹ, ban đầu người ta đi bên trái, như thói quen du nhập từ Anh. Đến những năm 1700 trước khi lập quốc, điều này dần thay đổi. Thời đó nông dân Mỹ thường dùng xe ngựa kéo để vận chuyển hàng hóa. Do xe không có chỗ cho xà ích nên anh này cưỡi luôn con ngựa ở hàng cuối phía bên trái để dùng tay phải điều khiển roi cho tiện. Thành ra việc đánh xe về bên phải đường để đi lại sẽ tiện hơn.
Tới đầu thế kỷ 20, Henry Ford đã đặt vô-lăng mẫu xe huyền thoại Model T bên trái, chính thức chấm dứt cuộc tranh cãi về tay lái thuận tay lái nghịch và khẳng định thói quen lái xe bên phải cho người Mỹ.
Theo National Geographic, chính quyết định này của Ford đã khiến nhiều quốc gia châu Âu chuyển từ đi bên trái sang đi bên phải, sẽ đề cập ở phần dưới.
Ngày nay, nhiều nước châu Á vẫn lưu thông bên trái
Bắt đầu từ thế kỷ 19, xu hướng chung của thế giới là lưu thông phía tay phải trừ nước Anh và các nước thuộc địa của Anh tất nhiên cũng phải tuân thủ theo quy định của "mẫu quốc". Đó chính là lý do Ấn Độ, Úc, New Zealand, Hong Kong, Singapore và một số nước châu Phi (Kenya, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe và Nam Phi) vẫn duy trì phương thức lưu thông bên tay trái.
Nhật Bản vẫn duy trì phương thức lưu thông bên tay trái. |
Một trường hợp khá thú vị là Nhật Bản, dù nước này không phải là thuộc địa của Anh nhưng ngay từ thời Mạc phủ Tokugawa (1603-1868), người dân nước này đã quen với lưu thông phía tay trái. Bắt đầu từ năm 1872, người Anh trợ giúp chính phủ Nhật xây dựng mạng lưới đường sắt và tàu điện đầu tiên ở nước này. Do đó, các đoàn tàu hỏa và tàu điện đều đi ở phía trái theo kiểu Anh càng làm cho lối lưu thông này trở thành truyền thống, sau đó được chính thức hóa bởi một đạo luật ban hành vào năm 1924.
Hiện nay, ở châu Á, ngoài các nước kể trên còn có Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Brunei, Macau, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal và Bhutan là vẫn lưu thông bên trái.
Trong giai đoạn thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, nước Pháp ra sức mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua việc xâm chiếm các nước ở châu Phi (Morocco, Tunisia, Algeria, Niger, Nigeria, Senegal, Gambia, Gabon, Cameroon…) và châu Á (Lào, Campuchia, Việt Nam), họ cũng áp dụng phương thức lưu thông bên phải cho các nước này.
Thuỵ Điển tới tận năm 1967 mới chuyển từ lái xe bên trái sang bên phải, bất chấp đại đa số trong cuộc trưng cầu dân ý phải đối |
Những trường hợp đặc biệt
Khó mà tin được là cho tới tận những năm 1930, quy định giao thông bên trái hay bên phải vẫn chưa rõ ràng ở hầu hết các nước. Canada có một số vùng vẫn lái xe bên trái cho tới tận sau Thế chiến II. Những năm 1920, ở Tây Ban Nha việc đi lại vẫn hết sức lộn xộn. Xứ Catalan chọn cách đi bên phải trong khi thủ đô Madrid đi bên trái, tới tận năm 1924 mới có quy định chung cho toàn quốc.
Việt Nam áp dụng phương thức lưu thông bên phải. |
Thuỵ Điển là trường hợp độc đáo nhất, tới tận 1967 toàn dân vẫn đi bên trái. Do sự bất tiện khi giao thông với các nước khác, năm 1955, nước này tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để chuyển từ đi bên trái sang bên phải. 82,9% phản đối. Năm 1963, quốc hội nước này vẫn thông qua một đạo luật về sự chuyển đổi này và áp dụng từ năm 1967. Rất công phu và tốn công sức cho một quy định tưởng chừng rất đơn giản. Đấy là chưa kể cỡ 120 triệu USD được chi ra để thay đổi lại toàn bộ các biển báo trên đường.
Nước Áo vào những năm sau Thế chiến I có quy định khác nhau, nửa đi bên trái nửa đi bên phải. Tới khi Đức quốc xã xâm chiếm nước này năm 1938, chỉ bằng một mệnh lệnh hành chính của Hít-le, sau một đêm toàn bộ quốc gia đã đồng loạt bị ép đi sang phía bên phải đường. Quy định này gây ra một sự náo loạn bởi tất cả những người đi xe hai bánh không tài nào quan sát được biển báo vốn vẫn đang nằm nguyên ở vị trí cũ.
Hà Lan, dưới ảnh hưởng của Napoleon, đã chuyển sang đi bên phải từ đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, thuộc địa của nước này là Indonesia vẫn duy trì kiểu đi bên trái cho tới nay. Indonesia và Ấn Độ chính là hai nước đông dân nhất áp dụng luật đi bên trái.
Hầu hết các nước chuyển đổi cách lưu thông là từ bên trái qua bên phải, nhưng trường hợp ngược lại không phải không có. Samoa, năm 2009, đã đưa ra quyết định rất đột ngột như vậy. Nguyên nhân của việc này? Đấy là do Thủ tướng Saillele Malielegaoi tin rằng khi đó Samoa có thể nhập xe tay lái nghịch giá rẻ từ Nhật và các láng giềng Úc, New Zealand.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 16/5 Cập nhật thông tin đến 7h sáng ngày 16/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 4,6 triệu người với hơn ... |
Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca mắc mới COVID-19 là hành khách từ Dubai Việt Nam vừa ghi nhận thêm 1 ca mắc mới COVID-19 là hành khách từ Dubai về đã được cách ly. Hiện tổng số ca ... |
Nỗi niềm của anh công nhân mang trong mình bạo bệnh Vượt lên trên những khó khăn của cuộc sống, công nhân ngành Đường sắt vẫn đang ngày đêm cố gắng mang đến những chuyến tàu ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng