Thuốc lá điện tử chứa 153 chất gây nguy hiểm, 127 chất cực kỳ độc hại
Kinh tế - Xã hội - 10/06/2024 18:12 BS Bình Nguyên
Đầu tháng 5 vừa qua đã diễn ra phiên giải trình trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, do Ủy ban xã hội Quốc hội tổ chức. Bộ Công Thương đề nghị thí điểm quản lý thuốc lá điện tử, Bộ Y tế cho rằng phải cấm nhập khẩu, mua bán.
Dự kiến, quy định cấm thuốc lá điện tử sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10/2024.
Tuần nào Trung tâm chống độc Bạch Mai cũng phải cấp cứu người ngộ độc thuốc lá điện tử, chủ yếu là thanh, thiếu niên. Ảnh minh họa, nguồn: hub.jhu.edu |
Những nạn nhân của thuốc lá điện tử
Sáng ngày 3/4, nam thanh niên N.T.H, 18 tuổi, ở Hà Nội xuất hiện tình trạng mất ý thức và co giật toàn thân trong khoảng 3 phút. Sau cơn thấy rất mệt mỏi, tinh thần lơ mơ đến khoảng một giờ đồng hồ…
Ở phòng khám MEDLATEC Tây Hồ, anh này khai với bác sĩ là trước khi co giật đã hút thuốc lá điện tử loại mới liều lượng cao. Người nhà khai trong hai năm gần đây anh này hút thuốc lá điện tử thường xuyên…
Sau chụp cộng hưởng từ sọ não không thấy tổn thương, bệnh của H được chẩn đoán là: Theo dõi động kinh toàn thể khởi phát do sử dụng chất gây nghiện…
Ở Lạng Sơn, nữ sinh 14 tuổi hút thử thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc của bạn học, bị co giật, mất ý thức, tím tái, đồng tử giãn… Các bác sĩ chẩn đoán ngộ độc, nghi là Nicotin và phơi nhiễm hóa chất, phải truyền dịch, cho thở oxy... đã may mắn qua được nguy kịch, nhưng phải theo dõi sát sao, đề phòng diễn biến xấu…
Ở Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai, Hà Nội, thanh nữ 22 tuổi, ở Hà Nội, hút thuốc lá điện tử đã hơn 1 năm, nhập viện trong tình trạng hoảng hốt, sững sờ, vã mồ hôi, không giao tiếp được. Gia đình nói vài ngày gần đây, sau khi hút cô biểu hiện rối loạn ý thức và không nói chuyện…
Tuần nào Trung tâm chống độc Bạch Mai cũng phải cấp cứu người ngộ độc thuốc lá điện tử, chủ yếu là thanh, thiếu niên!
Thuốc lá “thế hệ mới” và thuốc lá truyền thống có gì khác?
Để có căn cứ so sánh cần nói về thuốc điếu mà không ít người chưa hiểu biết hoặc biết chưa đầy đủ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khói thuốc lá là hỗn hợp khí và bụi, có khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 60 chất gây ung thư nhóm 1 (không có hạn mức gây, chỉ cần lượng nhỏ) như Nicotin, Cacbon monoxite, Hắc ín, Benzen, Formaldehyde, Amoniac, Aceton, Asen, Cyanur hydrogen…) và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu, nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ…
Theo Hội ung thư và Tổng hội Y khoa Mỹ, trong các chất này có khoảng 200 chất rất độc và 69 chất gây ung thư. Những chất hoặc nhóm chất độc nhất là: Nicotin (C10H4N2) được Posselt và Reimann, người Đức, chiết xuất từ cây thuốc lá năm 1828; Melsen xác định công thức năm 1843; Adolf Pinner phát hiện cấu trúc hóa học năm 1893 và Pictet cùng A.Rotschy tổng hợp năm 1904.
Chất này gây nghiện, từ phổi vào máu và tác dụng lên não trong khoảng 10 giây; làm tăng nhịp tim, co thắt mạch máu, tăng huyết áp do kích thích tuyến thượng thận tiết nhiều Adrenalin. Nhựa thuốc lá chính là Hắc ín (Tar - nhựa đường), chứa hàng chục chất gây ung thư và mỗi điếu thuốc lá có khoảng 18mg Hắc ín.
WHO thử nghiệm: Đốt 150 điếu thuốc trong bình nước kín (tương tự phổi - môi trường kín), màu nước chuyển vàng; đốt 230 điếu, nước màu cafe đen; đốt 400 điếu, nước đen kịt và cô đặc nước thu được 7,2g Hắc ín.
Tiểu mục 1, Mục II, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 16-1:2015/BYT) quy định hàm lượng Tar trong toàn bộ khói 1 điếu thuốc lá là 16mg, nhưng không thể đảm bảo các bao thuốc lá bán ra đều được kiểm soát hàm lượng Tar!
Hắc ín bao gồm các chất gây ung thư: Nhóm Nitrosamin; nhóm Polycyclic aromatic hydrocarbon - PAH - những Hydrocarbon thơm đa vòng, có trong nhiên liệu hóa thạch và sản phẩm đốt cháy khác, ví dụ Benzopyren (hay Pyren - C20H12), Fluoren…; Benzen; Acetaldehyd; Naphtalen, Phenanthrene, Acrylonitril; Acrylamid; Acrolein và Crotonaldehyd (cũng có trong khói rán, nướng thịt, cá)…
Hắc ín là chất dính và nhầy, sẽ phủ lên lớp tế bào có lông chuyển của niêm mạc (mặt trong) hệ thống phế quản, làm suy giảm chức năng đẩy dịch nhầy (do hệ thống phế quản bài tiết) ra ngoài và nguy hiểm nhất là tác động lên hệ thống tế bào niêm mạc đường hô hấp, gây tình trạng viêm mạn tính, tổn thương mô, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản, nghĩa là ác tính hóa.
Ngoài gây ung thư, Carbon monoxite vào máu sẽ liên kết bền vững với Hemoglobin, làm giảm lượng oxy máu, máu đặc hơn nên làm tăng gánh cho tim; góp phần hình thành các mảng xơ mỡ động mạch, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu, liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề tuần hoàn khác.
Amoniac (Amonia - NH3, được trộn vào thuốc lá để tăng hấp thu Nicotin ở phổi), trong môi trường nước sẽ chuyển thành Amoni (NH4+). Amoni không gây bệnh, nhưng cũng trong môi trường nước (mà cơ thể người có nhiều nước), nó chuyển thành Amoni nitrit (NH₄NO₂) rất độc do “tranh giành” Oxy với hồng cầu... Trong cơ thể Amoni nitrit kết hợp với sản phẩm protein phân hủy tạo thành Nitrosamin - chất gây đột biến (ung thư) mạnh.
Hydrogen cyanid (HCN), Carbon monoxite, Formaldehyd (chất ướp xác - CH2O), PAH là những chất kích thích mũi, họng, phế quản và mắt rất mạnh. Arsenic, Cadimi, Chì, Kẽm, Niken, Thủy ngân là những kim loại nặng độc gây tổn thương thận, gan…
Thuốc lá được cho là gây ra 25 bệnh lý ở hệ hô hấp trên và dưới; hệ mạch; tiêu hóa; tiết niệu; tai mũi họng và da. Đặc biệt, ngoài ung thư các mô đường hô hấp, còn gây ung thư ở những cơ quan “có vẻ không liên quan” như thực quản, bàng quang, thận và cổ tử cung, nghe hình như bất hợp lý nhưng đáng tiếc, y học đã có bằng chứng. Nicotin qua sữa mẹ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng ở trẻ sơ sinh. PAH làm giảm trọng lượng thai khoảng 200g (trung bình) và là nguyên nhân sảy thai không rõ lý do, sinh non, băng huyết, tăng số thai dị tật bẩm sinh. PAH làm giảm số lượng các tế bào thần kinh nhất là neurone và làm nam giới suy nhược sinh dục, liệt dương.
Tiểu mục 1, Mục II, QCVN 16-1:2015/BYT quy định hàm lượng Nicotin trong toàn bộ khói 1 điếu thuốc lá là 1,4mg. Với thuốc lá điện tử tùy từng loại, nồng độ Nicotin thường từ 6 - 24 mg/ml tinh dầu, tuy ít hơn thuốc lá điếu nhưng hoàn toàn đủ để gây nghiện…
Những chất, nhóm chất gây ung thư như thuốc lá điếu: Nitrosamin, Benzen, Aceton, Formaldehyd… và các kim loại nặng thì thuốc lá điện tử cũng có đủ. Thêm vào, thuốc lá điện tử còn có Propylen glycol, Diethylene glycol, Vegetable glycerol (một glycerin thực vật), Glycerin…, hương liệu (chất tạo mùi) với hàng trăm loại mùi tinh dầu nghe tên rất trong lành như cherry, táo, cam hoặc ngọt ngào như kem, chocolate, thậm chí cả mùi thuốc lá thật…
Ngoài các bất lợi sức khỏe kể trên, thuốc lá điện tử còn làm tăng lượng chất béo trong gan, gây thoái hóa mỡ, tiền đề của viêm, xơ và ung thư gan.
Đầu năm nay, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Scientific Reports, công bố thuốc lá điện tử chứa đến 127 chất cực kỳ độc hại, 153 chất gây nguy hiểm cho sức khỏe và 225 chất gây kích ứng.
Tuy nhiên có nhiều khác biệt giữa thuốc lá điếu và điện tử. Để rộng đường dư luận cần giải thích một vài khái niệm.
Thứ nhất, thuốc lá điện tử (vape) là dụng cụ mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá truyền thống, cấu tạo gồm pin, bộ đốt (là hệ vi mạch có tác dụng biến đổi dòng điện cường độ thấp của pin thành cường độ cao và chuyển thành nhiệt năng), buồng chứa tinh dầu (hình dáng, kích thước đa dạng). Khi hút, pin và bộ đốt sẽ tạo ra nhiệt độ cao làm tinh dầu hóa hơi mang theo mùi vị giống thuốc lá thật. Dụng cụ này được Hàn Lực, dược sĩ Trung Quốc, phát triển năm 2003. Từ năm 1963, Herbert A. Gilbert, người Mỹ, đăng ký sáng chế dung dịch hóa hơi do nhiệt có vị thay thế khói thuốc lá, được cấp bằng sáng chế năm 1965 nhưng bị “lãng quên” 40 năm.
Thứ hai, gần đây, xuất hiện loại thuốc lá điện tử “thế hệ mới” tuy cấu tạo, nguyên lý hoạt động không khác gì vape, nhưng gọn nhẹ hơn, tinh dầu hấp dẫn hơn, được quảng cáo rất ồn ào, gọi là Pod (Vape Pod; Pod System, Pod Mod, Mini vape).
Thứ ba, thuốc lá nung nóng, cũng là dụng cụ điện tử theo nguyên lý tạo ra nhiệt độ cao để đốt nóng sợi thuốc lá trộn hương liệu, tạo ra sol khí (aerosol - các hạt chất rắn, chất lỏng có đường kính đến 1μm (micrômét, bằng một phần triệu mét) có tốc độ rơi tự do rất chậm, hầu như lơ lửng trong không khí). Lượng Nicotin và các chất có trong sol khí từ thuốc lá nung nóng tương tự như thuốc lá điếu.
Về những chất chỉ có trong thuốc lá điện tử, có thể sơ điểm như sau: Propylene glycol (thường có trong mỹ phẩm) bị liệt vào danh sách những thành phần “không sạch”, do kích ứng da mạnh, ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, nhiễm độc gan, suy thận và gây ung thư. Ðại học California, Mỹ, xác định Propylene glycol và Vegetable glycerol gây ra tình trạng viêm ruột.
Pradipta Ghosh, Giáo sư y học phân tử và tế bào, đại học California cảnh báo, hai chất này kích ứng phổi và mắt mạnh, rất xấu với người có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính! Diethylen glycol - chất độc hại (được sử dụng trong công nghiệp thuốc lá do đặc tính hút ẩm, mà khi chiết xuất tinh dầu từ thuốc lá không loại bỏ được) bị Trung Quốc cấm từ 2007, sau khi hàng loạt nước châu Âu, Mỹ, Á cấm nhập khẩu thuốc đánh răng Trung Quốc chứa chất này. Diethylen glycol gây đau bụng, nôn, tiêu chảy, đau đầu, tổn thương thận cấp, có thể dẫn đến tử vong. Nó được phát hiện cùng với Ethylen glycol trong siro ho chết người của Ấn Độ gần đây!
Nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí sinh lý học Mỹ cảnh báo: Hương liệu và các chất phụ gia trong thuốc lá điện tử gây ra “stress” oxy hóa ở mức độ tế bào. Đó là tình trạng các chất oxy hóa (các gốc tự do độc hại: Hydroxyl - OH, Ozon - O3, Superoxide - O2-, Hydrogen peroxide - H2O2, Lipid Oxidation Products - LOPs) chiếm ưu thế so với các chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể - nguồn gốc của rất nhiều bệnh!
Một nghiên cứu của đại học Havard, Mỹ kết luận, 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử chứa Diacetyl - chất gây viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.
Đặc biệt, thuốc lá điện tử nhân bội nguy hiểm nếu điện áp cao. Đại học Portland, Mỹ thử nghiệm thấy: Ở điện áp 3,3V lượng Formaldehyd không tăng đột biến, nhưng với 5V, ngoài cảm giác rất khó chịu gọi là “hít khô” (Dry puff, mà mọi người hút đều cố tránh), thì lượng chất gây ung thư này tăng gấp 5 - 15 lần so với hút 20 điếu/ngày.
Một người hút khoảng 3ml thuốc lá điện tử đưa vào cơ thể trên 14 mg Formaldehyd, trong khi thuốc lá điếu chỉ 150microgam/điếu (3mg/20 điếu). Đại học Patras, Hy Lạp cũng đưa ra kết luận tương tự sau thử nghiệm trên các tình nguyện viên.
Kiểm nghiệm cho thấy, không khí ở nơi có người hút thuốc lá điện tử tăng đáng kể lượng Nicotin và tăng 20% chất gây ung thư Hydrocarbon; kim loại nặng tăng gấp 2,4 lần. Vì thế, người không hút thuốc bị phơi nhiễm thụ động với hơi thuốc lá điện tử vẫn có nguy cơ mắc 25 loại bệnh như người hút trực tiếp!
Đã có nhiều sự cố nghiêm trọng do thuốc lá điện tử. Tháng 5/2018, Tallmadge D'Elia, 38 tuổi, ở Florida, Mỹ, đã chết vì vỡ nền sọ, bỏng 80% da do nổ thuốc lá điện tử. Năm 2019, William Brown, 25 tuổi, ở Texas, Mỹ tử vong do thuốc lá điện tử phát nổ, phá vỡ mặt và động mạch cổ. Austin, 17 tuổi, ở Nevada, Mỹ, vỡ hàm vì đang hút thì thuốc lá điện tử phát nổ, các BS phải loại bỏ nhiều răng và phẫu thuật cố định xương hàm, 6 tuần sau nạn nhân mới lành và tháng 6/2020 mới được làm răng giả. Jason Clar, 42 tuổi, công nhân xây dựng ở California, Mỹ, bị bỏng độ 3, phải qua hai phẫu thuật ghép da do nổ thuốc lá điện trong túi quần…
Từ năm 2015 - 2017, ở Mỹ có 2.035 người phải nhập viện vì thương tích do nổ vape.
Năm 2019, thanh niên 17 tuổi ở Michigan, Mỹ là người đầu tiên phải ghép phổi vì thuốc lá điện tử. Năm 2023, thanh niên 34 tuổi ở Missouri cũng phải ghép phổi hút vì hút thuốc lá điện tử 9 năm, bị nhiễm trùng phổi. Tháng 1 năm nay, Jackson Allard, 22 tuổi, ở Massachusetts, Mỹ, hút thuốc lá điện tử từ khi 16 tuổi, bị tràn dịch màng phổi do Parainfluenza, một loại virus đường hô hấp, sau đó phải ghép phổi.
Điều này không lạ vì hút thuốc lá điện tử nhiều năm sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp.
Năm 2022, chương trình khảo sát “Hành vi sức khỏe trẻ em trong độ tuổi đi học” (tiến hành 4 năm/lần) của Tổ chức y tế thế giới điều tra 280.000 thiếu niên tuổi 11 - 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada thấy: 13% trẻ 11 - 15 tuổi hút thuốc, khoảng 32% trẻ 15 tuổi hút thuốc lá điện tử các mức độ.
Giáo sư hóa học, đại học Y khoa và Sức khỏe Dublin, Ireland (RCSI), Donal O'Shea, Trưởng nhóm khảo sát cảnh báo, Thế giới sẽ có làn sóng bệnh mãn tính mới, xuất hiện sau 15 - 20 năm nữa do phơi nhiễm các chất độc từ thuốc lá điện tử.
Ông kêu gọi Chính phủ Anh cũng như toàn cầu loại bỏ thuốc lá điện tử.
Thế giới sẽ có làn sóng bệnh mãn tính mới, xuất hiện sau 15 - 20 năm nữa do phơi nhiễm các chất độc từ thuốc lá điện tử. Nguồn: anysigns.ca |
Nhiều nước cấm thuốc lá điện tử và nung nóng
Nhiều nước cấm tiệt thuốc lá điện tử là Argentina, Brazil, Panama, Colombia, Mexico, Uruguay; Venezuela, Suriname; Brunei, Campuchia, Ấn Độ, Iran, Li-bang, Oman, Qatar, UAE, Singapore, Sri Lanka, Syria, Thái Lan, Indonesia, Jordan, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Tajikistan; Ai Cập, Ethiopia, Gambia, Mauritius; Bỉ, Áo.
Ba năm gần đây thêm Cabo Verde, Lào, Nicaragua, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ và Vanuatu. Canada, New Zealand, Hàn Quốc, Mỹ và nhiều nước quản lý gắt gao (trong đó có cấm từng phần) thuốc lá điện tử.
Ví dụ: Ở Mỹ, năm 2016, Cơ quan quản lý thực và dược phẩm cấm bán thuốc lá điện tử cho người dưới 16 tuổi; năm 2017, bang New York cấm hút thuốc lá điện tử nơi làm việc, nhà hàng, quán bar và nơi công cộng; năm 2019, TP. San Francisco cấm bán thuốc lá điện tử; năm 2018, Israel cấm nhập khẩu, bán thuốc lá điện tử của hãng Juul Labs - nhà sản xuất thuốc lá điện tử hàng đầu thế giới (trụ sở ở San Francisco) do chứa quá 20mg Nicotin/ml…
Đã có 18 nước cấm hoàn toàn thuốc lá nung nóng là Panama, Ethiopia, Ấn Độ, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Na Uy, Brazil, Singapore, Malta, Sri Lanka, Brunei, Campuchia, Qatar, Thái Lan, Lào, Uganda...
Toàn dân hãy ủng hộ việc cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử và nung nóng để bảo vệ con em mình!
Đông Nam Á có 6 nước cấm thuốc lá điện tử, 5 nước cấm thuốc lá nung nóng. Việt Nam dù chưa cấp một giấy phép bán thuốc lá điện tử nào vẫn tăng nhanh số trẻ hút thuốc lá điện tử và nung nóng. Năm 2022, có 3,5% trẻ 13 - 15 tuổi hút thuốc lá điện tử, thì năm 2023 đã là 8%. Năm 2023, hơn 1.200 người nhập viện thuốc lá điện tử, nung nóng, phần nhiều là trẻ vị thành niên. |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 08:00
Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất
Chính sách bán hàng còn “ghi điểm” khi đưa ra tiến độ thanh toán siêu giãn, giúp khách chỉ phải trả 1 - 1,5%/tháng, tương đương từ 39 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, với số tiền khoảng 3 tỷ đồng trong tay, khách hàng đã có thể sở hữu ngay một căn hộ hạng sang thuộc dự án Top 1 Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 08:00
Cơ hội cuối nhận ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho xe Toyota trong năm 2024
Nắm bắt nhu cầu mua xe tăng cao vào những tháng cuối năm và hiệu ứng tích cực từ chương trình ưu đãi của các tháng trước, tháng 11 này Toyota Việt Nam tiếp tục triển khai khuyến mại dành cho 5 mẫu xe “hot” giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe Toyota trước thềm năm mới.
Kinh tế - Xã hội - 19/11/2024 15:00
GAC All-New M8: Cân bằng, tinh tế, lựa chọn tối ưu cho di chuyển hằng ngày
Với khả năng vận hành mượt mà trong đô thị và độ ổn định vững chắc trên cao tốc, All-New M8 đem lại trải nghiệm lái thư thái nhưng không kém phần tin cậy, biến từng hành trình thành trải nghiệm dễ chịu cho cả người lái và hành khách.
Kinh tế - Xã hội - 19/11/2024 15:00
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024
Báo cáo thường niên năm 2023 của VietinBank với chủ đề “Định hình kỷ nguyên số” gửi gắm thông điệp về hành trình Chuyển đổi số đang được Ngân hàng triển khai quyết liệt và toàn diện.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất