Tất cả vì tính mạng, sức khỏe và an toàn của người lao động
Hoạt động Công đoàn - 29/04/2022 14:09 TS. TRẦN THỊ THANH HÀ - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Kiểm tra công tác an toàn lao động trong hầm lò tại Công ty Than Dương Huy (Quảng Ninh). Ảnh: Thanh Hằng. |
Mục tiêu của các cấp công đoàn
Đến nay, công tác ATVSLĐ ở nước ta đã đạt nhiều kết quả. Nhận thức của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động, NLĐ về công tác ATVSLĐ đã được nâng lên; điều kiện và môi trường lao động của NLĐ được cải thiện; công tác thống kê, báo cáo tai nạn lao động (TNLĐ) được nhiều doanh nghiệp chấp hành tốt hơn.
Song, trên thực tế còn không ít doanh nghiệp, người sử dụng lao động chưa thực sự quan tâm đến việc bảo đảm ATVSLĐ và môi trường lao động cho NLĐ, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, doanh nghiệp tư nhân. TNLĐ vẫn ở mức cao, năm 2021, toàn quốc xảy ra 6.504 vụ TNLĐ làm 6.658 người chết và bị thương, môi trường lao động ở nhiều doanh nghiệp, cơ sở lao động vẫn còn nhiều yếu tố không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, có hại cho sức khỏe NLĐ; số NLĐ có sức khỏe loại trung bình và yếu chiếm tỷ lệ trên 30% tổng số NLĐ được khám sức khỏe định kỳ. Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục kéo dài đang làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm, đời sống và an toàn, sức khỏe của NLĐ...
Làm tốt hơn công tác chăm lo lợi ích đoàn viên, đại diện, bảo vệ NLĐ là một trong những nội dung đột phá, ưu tiên hàng đầu của tổ chức Công đoàn, trong đó công tác ATVSLĐ là nội dung quan trọng. Với tinh thần tất cả vì tính mạng, sức khỏe và an toàn của NLĐ, các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2022 trong các cấp công đoàn cần hướng tới các mục tiêu sau:
Giảm thiểu, kiểm soát các nguy cơ, rủi ro và biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; chăm sóc sức khỏe NLĐ, hạn chế TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN). Nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ cho NLĐ, người sử dụng lao động.
Thúc đẩy công tác phối hợp giữa công đoàn các cấp với các cơ quan chức năng, chính quyền đồng cấp và người sử dụng lao động trong việc triển khai các chương trình, hành động cụ thể để phòng ngừa TNLĐ, BNN; cải thiện điều kiện lao động, phát động thi đua, đẩy mạnh phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ, góp phần xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc.
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động về ATVSLĐ đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện lao động, sản xuất của địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và tình hình dịch bệnh Covid-19. Gắn hoạt động Tháng Hành động về ATVSLĐ với Tháng Công nhân nhằm đem lại nhiều quyền lợi, lợi ích cho đoàn viên, NLĐ.
Đoàn liên ngành Hội đồng ATVSLĐ tỉnh Thái Nguyên trao đổi việc chấp hành các quy định pháp luật về ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ tại Công ty TNHH Rftech Việt Nam. Ảnh: Khánh Huyền. |
Các hoạt động và nội dung trọng tâm
1. Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, ngành, cơ sở, các cấp công đoàn phối hợp với cơ quan chức năng, người sử dụng lao động tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân năm 2022 với các hoạt động hưởng ứng cụ thể, thiết thực phù hợp với chủ đề, nội dung Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2022.
2. Tổ chức các hoạt động truyền thông về ATVSLĐ tới đoàn viên, NLĐ; xây dựng, phát hành các ấn phẩm, tài liệu, cảnh báo, sổ tay, tờ rơi; đa dạng hóa nhiều hình thức thông tin, truyền thông phù hợp trên nhiều kênh, phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là hệ thống báo chí công đoàn, các trang thông tin điện tử, các fanpage, facebook của công đoàn các cấp, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, điện thoại thông minh, hệ thống các đài phát thanh quận, huyện, xã, phường, doanh nghiệp.
3. Phát động phong trào thi đua về ATVSLĐ, phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ; phong trào tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp - Bảo đảm ATVSLĐ”, cụ thể hóa thành các phong trào thi đua phù hợp với điều kiện của địa phương, ngành, doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy sự tham gia của người sử dụng lao động và NLĐ trong việc bảo đảm ATVSLĐ.
Thực hành sơ cứu tại chỗ của an toàn vệ sinh viên Công ty Điện lực Hà Giang. Ảnh: Phạm Thắng. |
Đẩy mạnh việc phát triển về số lượng, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên (ATVSV) ở các cơ sở sản xuất. Tổ chức tập huấn kiến thức về ATVSLĐ và kỹ năng, phương pháp hoạt động cho mạng lưới ATVSV.
Tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, NLĐ có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm ATVSLĐ đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo.
Tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp - Bảo đảm ATVSLĐ”, quan tâm tạo điều kiện cho đội ngũ ATVSV tại cơ sở.
Tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TLĐ ngày 03/3/2017 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp - Bảo đảm ATVSLĐ” trong tình hình mới và 5 năm thực hiện Nghị quyết số 10c/NQ-BCH ngày 12/01/2017 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”.
4. Đẩy mạnh các hoạt động giám sát, phối hợp kiểm tra, thanh tra về ATVSLĐ. Trong đó CĐCS cần tăng cường phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ, đội theo quy định.
Chủ động đề xuất phối hợp với các sở, ban, ngành trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ, tập trung vào một số ngành, nghề, lĩnh vực có nhiều nguy cơ TNLĐ, BNN như xây dựng, điện, khai khoáng, hóa chất, cơ khí, làm việc trong không gian hạn chế; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, đo kiểm môi trường lao động, công tác huấn luyện về ATVSLĐ; công tác khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ, nhất là NLĐ mắc Covid-19; tăng cường kiểm tra, giám sát doanh nghiệp trong việc đánh giá nguy cơ rủi ro mất ATVSLĐ và phương án phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc.
Huấn luyện công tác ATVSLĐ cho công nhân Công ty TNHH Bao Bì Cao Cấp S&K Vina (Bình Phước). Ảnh: Thanh Toàn. |
5. Tổ chức các hoạt động, sự kiện chuyên đề về ATVSLĐ hướng vào chủ đề, nội dung của Tháng Hành động về ATVSLĐ. Theo đó, hướng dẫn, tư vấn cụ thể về kỹ năng, quy trình làm việc an toàn, các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động và NLĐ trong công tác ATVSLĐ; chế độ TNLĐ, BNN; các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, NLĐ khi tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ công đoàn, ATVSV, NLĐ nhận diện, đánh giá nguy cơ rủi ro, cải thiện điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh trong các doanh nghiệp, cơ sở, tổ, đội, phân xưởng, nhà máy, các công trình xây dựng, giao thông nơi đông người qua lại, các trung tâm thương mại về đảm bảo an toàn trong lao động, sản xuất và phòng, chống dịch bệnh Covid-19; chủ động trong công tác phòng ngừa, huấn luyện kỹ năng làm việc an toàn cho NLĐ, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tăng cường tổ chức các hoạt động tập huấn, huấn luyện chuyên đề về ATVSLĐ cho nhân viên y tế trong phòng, chống dịch.
Tổ chức các hoạt động có sự tham gia phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia, người sử dụng lao động, NLĐ, ATVSV như: tọa đàm, đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình điển hình về ATVSLĐ; tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về ATVSLĐ.
Tổ chức Hội thảo chuyên đề góp ý sửa đổi bổ sung Luật ATVSLĐ. Tổ chức Hội thi về ATVSLĐ, ATVSV giỏi, đa dạng hóa các hình thức thi như: Thi viết, thi online tìm hiểu về ATVSLĐ…Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện BNN và khám BNN cho NLĐ.
Tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN, CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, NLĐ bị nhiễm Covid-19 có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân, viên chức, lao động vùng biên cương Hưởng ứng Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Trị phối hợp với Công đoàn ngành ... |
Tăng giờ làm thêm cần đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động Đồng chí Đỗ Hồng Vân - Ủy viên Ban Chấp hành, Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng: "Khi người lao ... |
Bữa ăn ca của người lao động: Động lực phát triển sản xuất và nâng cao đời sống Qua 5 năm, các cấp Công đoàn triển khai Nghị quyết số 7c/NQ-BCH ngày 25/2/2016 của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Chất lượng bữa ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Hoạt động Công đoàn - 20/11/2024 08:30
Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh
Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 15:00
Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình
Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 10:06
Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động
Anh Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ Gò, Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật) là người đam mê và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, anh là Chủ tịch Công đoàn bộ phận năng nổ, luôn lắng nghe và chia sẻ cùng người lao động.
Hoạt động Công đoàn - 18/11/2024 14:56
Nghị lực vượt khó, không ngừng phấn đấu để thay đổi cuộc đời
Sinh ra trong gia đình khó khăn, ba mất sớm, mẹ già làm việc kiệt sức để nuôi con cũng đổ bệnh nhưng em Lê Thị Ngọc Trang- Công đoàn viên Trường Mầm non Rạng Đông 7 (quận 6, TP. Hồ Chí Minh) vẫn không ngừng nỗ lực vươn lên, vững bước trong cuộc sống. Em là tấm gương sáng về sự chịu khó và vượt qua nghịch cảnh.
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai