Những nỗi niềm không dễ nói

Hoạt động Công đoàn - TS. PHẠM THỊ THU LAN - Viện Công nhân và Công đoàn

Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới. Bộ luật Lao động 2019 được sửa đổi theo hướng giảm bớt các quy định cụ thể về tiền lương và điều kiện làm việc, trao cho công đoàn vai trò thương lượng mạnh mẽ hơn. Điều này có nghĩa là cuộc sống và công việc của người lao động (NLĐ) có ngày một tốt lên hay không phụ thuộc khá nhiều vào vai trò của cán bộ công đoàn (CBCĐ) ở tất cả các cấp.
Những nỗi niềm không dễ nói
Cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang trao tặng “Sổ tiết kiệm Công đoàn Việt Nam” cho trẻ em là con đoàn viên công đoàn tử vong do dịch Covid-19. Ảnh: Lý Oanh.

Điều này cũng có nghĩa, nhiệm vụ, công việc của cán bộ công đoàn ngày một nặng nề hơn, nhất là trong bối cảnh tinh giảm biên chế và nền kinh tế ngày càng phát triển; trong khi đó, họ cũng là cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ cụ thể ở từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

“Chiếc bánh mỳ kẹp thịt”

Tại cấp cơ sở, đứng giữa doanh nghiệp và NLĐ, CBCĐ được ví như phần “thịt” trong “chiếc bánh mỳ kẹp thịt”. CBCĐ luôn cố gắng vận động NLĐ thi đua lao động sản xuất để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, từ đó, thương lượng tăng lương và cải thiện quyền lợi cho NLĐ. CBCĐ luôn giữ vai trò cầu nối giữa NLĐ và doanh nghiệp để hai bên đi đến thỏa thuận với nhau. Với vai trò đại diện cho NLĐ, CBCĐ luôn khéo léo nêu vấn đề, đưa ra các lập luận hỗ trợ, thuyết phục để doanh nghiệp quyết định có lợi cho NLĐ.

Trong trường hợp mong muốn và nguyện vọng của NLĐ không được doanh nghiệp đáp ứng vì một lý do nào đó, CBCĐ sẽ cố gắng giải thích lại và thuyết phục NLĐ để tạo ra môi trường quan hệ lao động hài hòa, ổn định.

CBCĐ cơ sở như có người nói, phải “đi trên dây” trong mối quan hệ này. Khi nảy sinh vấn đề mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên hoặc giữa những NLĐ hay những người quản lý với nhau, CBCĐ luôn đóng vai trò cầu nối để giải quyết vấn đề. Nếu đó là vấn đề vi phạm của doanh nghiệp liên quan đến các chế độ chính sách dành cho NLĐ, CBCĐ đại diện cho NLĐ để giải quyết; và ngược lại, nếu đó là vấn đề vi phạm kỷ luật của NLĐ trong doanh nghiệp, CBCĐ đại diện cho tập thể người lao động phối hợp với doanh nghiệp xử lý vi phạm của NLĐ trên cơ sở quy định của pháp luật.

Trong thực hiện thương lượng tập thể, CBCĐ cũng luôn cố gắng để hài hòa giữa hai bên, bằng cách tập hợp các mong muốn, nguyện vọng, kiến nghị của NLĐ và đề xuất với doanh nghiệp. Sau khi nghe ý kiến của doanh nghiệp, CBCĐ sẽ cân nhắc những đề xuất nào có khả năng được doanh nghiệp đồng ý, sau đó tìm cách thuyết phục doanh nghiệp bằng nhiều lý do, trong đó có lý do là phòng ngừa tranh chấp lao động và đình công tự phát xảy ra.

Có nhiều trường hợp CBCĐ phải xử lý những tình huống khó. Ví dụ, một cán bộ công đoàn ở thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Công nhân đến gặp CBCĐ nêu vấn đề thắc mắc, sau đó CBCĐ đến gặp “ông chủ” và trình bày vấn đề công nhân nêu. Ông chủ nói “Công đoàn đại diện cho NLĐ thì công đoàn đi giải quyết. Đây là trách nhiệm của công đoàn”.

Thế là người CBCĐ này phải đi tìm hiểu vấn đề và giải đáp lại cho công nhân. Hay một CBCĐ khác ở Hà Nội kể: với vai trò tổ trưởng phụ trách chuyền, CBCĐ phải yêu cầu công nhân tăng ca theo đề nghị của giám đốc trong khi công nhân không muốn. Trong trường hợp này, cách duy nhất CBCĐ có thể làm là giao việc nhưng đồng thời giải thích, động viên, thuyết phục công nhân. Nhưng trong nhiều trường hợp, nếu “anh em công nhân không nghe” vì một lý do nào đó, thì CBCĐ cũng không biết làm thế nào.

Những nỗi niềm không dễ nói
Các tổ chức công đoàn đã làm được rất nhiều việc có ý nghĩa giúp công nhân, người lao động trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, được các công đoàn viên ghi nhận và dư luận đánh giá cao. Ảnh: Thanhuytphcm.vn.

Họ phải làm rất nhiều việc có tên và không tên, đối mặt với rất nhiều vấn đề phát sinh mà không quy định nào bao quát hết. Trong khi đó, họ cũng chỉ là một NLĐ như mọi NLĐ khác, dù được chút phụ cấp ít ỏi và khoảng thời gian nhất định để làm công tác công đoàn. Trách nhiệm, nghĩa vụ cao thì thấy rõ, quyền lợi ít, mất thời gian thì không mấy ai hay. Từ đây dẫn đến trạng thái mệt mỏi, tâm lý ức chế. Và vì thế, không phải lúc nào họ cũng tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết để triển khai một cách chu đáo, tận tụy, triệt để các nhiệm vụ công đoàn.

CBCĐ cấp trên nói chung và cấp trên cơ sở nói riêng cũng không khác “chiếc bánh mỳ kẹp thịt” khi đứng giữa yêu cầu cải thiện đời sống của NLĐ và mục tiêu ổn định chính trị - xã hội. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp vi phạm pháp luật, không đảm bảo tiền lương, không đóng bảo hiểm xã hội hay không đảm bảo chất lượng bữa ăn của NLĐ, NLĐ đình công. CBCĐ thường bị trách khi đình công xảy ra, vì để mất ổn định chính trị - xã hội, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của địa phương. Lỗi này thường được nhìn nhận ở công đoàn và CBCĐ trước nhất.

Song, thực tế, biên chế CBCĐ cấp trên cơ sở hạn hẹp, trong khi địa bàn họ phụ trách thường rộng, số doanh nghiệp, NLĐ lớn. Ngoài tổ chức các hoạt động nội tại theo quy định, triển khai các phong trào lớn đột xuất có, thường xuyên có; họ còn phải tham gia rất nhiều Ban Chỉ đạo của địa phương. Nói không ngoa, CBCĐ cấp trên cơ sở gần như “mất” một cán bộ chuyên đi họp.

Công tác đoàn thể, hoạt động phong trào, ngoài kinh tế gia đình - mà mỗi gia đình mỗi khác - thì họ không có thu nhập khác ngoài lương. Khối lượng công việc nhiều, áp lực lớn, do người ít và có thể ngày càng ít, trong khi số lượng doanh nghiệp, CNLĐ ngày càng tăng, nghĩa là việc nhiều thêm, nên cũng không khó hiểu khi có lúc họ mệt mỏi và chỗ này chỗ kia để bê trễ công việc.

Những nỗi niềm không dễ nói
Tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe cho NLĐ là là một trong các hoạt động của các cấp công đoàn. Trong ảnh: Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế tỉnh Tây Ninh phát động chạy việt dã nhân Tháng Công nhân 2022 cho NLĐ. Ảnh: CĐKKT Tây Ninh.

Vị thế và sự khẳng định lúc khó khăn nhất

Trong các đợt cao điểm dịch của Covid-19, khi ai ai cũng đều lo lắng về sự an toàn của bản thân, CBCĐ luôn đi tiên phong để chăm lo cho những người khác. Những “người lính áo xanh” xông vào những ổ dịch mang theo thuốc men, khẩu trang, vật dụng y tế khám chữa bệnh đến cho những người bị F0, F1, trực tiếp phát khẩu trang và đồ bảo hộ lao động phòng dịch cho đoàn viên, NLĐ.

Những suất ăn và phần quà được chuẩn bị và chuyển đến cho NLĐ, người dân trong khu cách ly. Không kể ngày đêm, CBCĐ chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho CNLĐ tham gia sản xuất “3 tại chỗ”, tìm nguồn thực phẩm để cung cấp đầy đủ cho mọi NLĐ, đảm bảo không một CNLĐ nào bị đói, tổ chức tiêm vắc xin cho CNLĐ.

Những lời thăm hỏi ân cần, chia sẻ và cảm thông của CBCĐ đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, những CNLĐ phần nào xoa dịu nỗi đau mất cha, mẹ, con cái, người thân do Covid-19. Nhưng bản thân họ cũng có chung tất cả các mối lo, nguy cơ như mọi người dân, mọi NLĐ; họ đành chăm sóc, động viên lẫn nhau và đó là điều không phải ai cũng biết.

Đội ngũ CBCĐ các cấp “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp”, tổ chức kịp thời các hoạt động an sinh, hỗ trợ CNLĐ đảm bảo an toàn giúp họ vượt qua khó khăn. “Trong lúc dịch bệnh bùng phát, hàng trăm CBCĐ đã lăn lộn vào trong tâm dịch để tích cực tham gia phòng chống dịch, hỗ trợ, chăm lo đoàn viên, NLĐ. Anh chị em đã không quản ngại khó khăn, vất vả, mặc dù chủ động phòng dịch nhưng hoàn toàn không lo sợ, quên bệnh tật, tất cả vì CNLĐ”, đồng chí Nguyễn Văn Cảnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giảng bày tỏ.

Đồng chí cho rằng, chỉ có trong những ngày tháng khó khăn của đại dịch Covid-19 mới thấu hiểu được tình người, tình cảm của CBCĐ với đoàn viên, NLĐ.

Những việc làm của công đoàn và CBCĐ trong dịch bệnh được cấp ủy, chính quyền các cấp, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, NLĐ và toàn xã hội đánh giá cao. Nhưng dịch bệnh qua, người anh hùng hôm qua không chắc đã được nhớ đến hôm nay. Có CBCĐ khi được hỏi làm việc gì đã ngậm ngùi, chua chát nói làm nghề “hát hò, hiếu hỷ”.

Những nỗi niềm không dễ nói
Trong thực hiện thương lượng tập thể, CBCĐ cũng luôn cố gắng để hài hòa hai bên giữa NLĐ và doanh nghiệp. Trong ảnh: Liên đoàn Lao động quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh) ký kết thỏa ước lao động tập thể với Công ty TNHH MR.SIMPLE. Ảnh: PHƯƠNG ANH.

Đối mặt với nhiều rủi ro nhưng không nản

Một CBCĐ một công ty may ở Đồng Nai được đông đảo CNLĐ tín nhiệm, chuẩn bị bầu cử thì bị điều chuyển sang một chi nhánh khác ở Long An. Một trường hợp khác, CBCĐ hoạt động năng nổ, luôn lên tiếng đại diện cho NLĐ, vừa kết thúc nhiệm kỳ BCH công đoàn, một tháng sau đã bị công ty chấm dứt hợp đồng lao động. Rất nhiều hành vi phân biệt đối xử đối với CBCĐ diễn ra trong thực tế, bao gồm phân biệt đối xử trong tuyển dụng, không tuyển dụng NLĐ đã từng là CBCĐ hoạt động tích cực, phân biệt đối xử trong quá trình làm việc, loại CBCĐ ra khỏi danh sách khen thưởng của công ty hoặc cản trở, gây khó khăn đối với CBCĐ về tiền lương và điều kiện làm việc, hay điều chuyển CBCĐ sang các công việc khác nhàm chán hoặc thu nhập thấp hơn, sa thải, lý do hoạt động công đoàn, bao gồm cả đình công…

Thực tiễn hoạt động công đoàn đang được CBCĐ thực hiện theo cách cầu nối giữa NLĐ và người sử dụng lao động cũng chính là xuất phát từ “nỗi sợ” bị phân biệt đối xử này. Thay vì lên tiếng cho quyền lợi của NLĐ, CBCĐ cố gắng ráp nối mong muốn của NLĐ và doanh nghiệp với nhau. CBCĐ cố gắng đại diện cho cả hai bên để hài hòa lợi ích giữa hai bên. Cách làm sáng tạo này giúp cho CBCĐ tránh được bị phân biệt đối xử, đồng thời vẫn bảo vệ được quyền lợi NLĐ và thực hiện được chức năng của công đoàn. Nhưng không phải ai cũng chịu được áp lực và xử lý được việc này như vậy; khi đó họ rất dễ buông xuôi.

Trong bối cảnh mới, CBCĐ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Nhưng với sự nhiệt tình, tâm huyết, với truyền thống hoạt động công đoàn hơn 90 năm qua, với sự năng động, sáng tạo của CBCĐ và với việc các chủ trương, chính sách đãi ngộ, bảo vệ CBCĐ ngày càng hoàn thiện, chắc chắn CBCĐ sẽ tìm ra cách thức để thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi NLĐ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Lâm Đồng: Sôi nổi, thiết thực ngày hội kết nối, giới thiệu việc làm Lâm Đồng: Sôi nổi, thiết thực ngày hội kết nối, giới thiệu việc làm

Ngày 26/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), Ban Quản lý các Khu công ...

Nhận biết sớm dấu hiệu ngộ độc methanol từ những loại rượu trôi nổi Nhận biết sớm dấu hiệu ngộ độc methanol từ những loại rượu trôi nổi

Hình ảnh những chai rượu màu, rượu thuốc hay rượu trắng bên cạnh vài chiếc chén bày sẵn trên bàn ở quán ăn bình dân ...

Một công nhân tử vong do không nắm rõ nội quy và quy trình Một công nhân tử vong do không nắm rõ nội quy và quy trình

Vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm một công nhân tử vong xảy ra tại Công ty TNHH Phát triển Xuất nhập khẩu và Đầu ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở cùng công nhân, người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở cùng công nhân, người lao động

Anh Nguyễn Văn Thắng- Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Xí nghiệp Cơ điện (Công ty Cổ phần Dệt may Huế) là lãnh đạo trưởng thành từ công nhân nên anh luôn trăn trở và chia sẻ với người lao động. Trong 24 năm gắn bó với nghề, anh đã góp phần cho sự phát triển chung của xí nghiệp.

Chị Phùng Thị Thúy Hường: 30 năm sống như những đóa hoa

Hoạt động Công đoàn -

Chị Phùng Thị Thúy Hường: 30 năm sống như những đóa hoa

Chị Phùng Thị Thúy Hường- Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội có nhiều năm gắn bó với nghề. Với vai trò lãnh đạo công đoàn, chị đã hết mình chăm lo đến đời sống người lao động; bên cạnh đó, chị là “người thân”- hết lòng yêu thương của những đứa trẻ bất hạnh đang được bảo trợ tại đây.

"Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội

Hoạt động Công đoàn -

"Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội

“Ngôi nhà yêu thương” mà tôi đang nhắc đến đó chính là Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội, nơi đã thắp sáng niềm tin cho biết bao thế hệ học viên, tạo động lực cho cán bộ không ngừng phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội.

Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp

Cô Trịnh Thị Thủy – Giáo viên dạy môn Vật lí Trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận 6, Tp Hồ Chí Minh) là người giàu nghị lực và sự lạc quan. Dù mang trong mình căn bệnh nan y nhưng bằng niềm tin yêu cuộc đời, cô vẫn mỉm cười, sống tích cực. Cô trở thành điểm sáng truyền cảm hứng cho đồng nghiệp.

Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh

Giữa vô số khó khăn do doanh nghiệp thiếu đơn hàng, các cấp công đoàn TP. Hồ Chí Minh đã nỗ lực chăm lo, giúp đời sống công nhân lao động được ổn định, để an tâm sản xuất…

Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động

Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.

Mạng xã hội có khác gì đâu chiếc mõ làng Lao động & Công đoàn media

Mạng xã hội có khác gì đâu chiếc mõ làng

Công an vừa khởi tố 2 cô gái về tội làm nhục người khác. Hành vi của họ là đăng tải, livestream trên mạng xã hội những chuyện thuộc bí mật đời tư của một người họ hàng. Hậu quả là nạn nhân rơi vào tình trạng trầm cảm nặng nề. MC Mai An hôm nay sẽ trò chuyện với chị Tám Bính, một nhân vật đến từ tiểu thuyết Bỉ Vỏ.

Những điểm trường bị bỏ hoang Cà phê tối

Những điểm trường bị bỏ hoang

Từ miền núi tới đồng bằng, hàng loạt điểm trường bỏ hoang được gọi tên trong suốt thời gian qua trên báo chí phản ánh những nhức nhối của lãng phí.

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành dịch vụ, du lịch khách sạn.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự

Hoạt động Công đoàn -

Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự

Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).

Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp

Hoạt động Công đoàn -

Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp

Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.

LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025

Hoạt động Công đoàn -

LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025

Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.

Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…

Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh

Hoạt động Công đoàn -

Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh

Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.

Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai

Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.

Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội

Hoạt động Công đoàn -

Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội

Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.

Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh

Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.

Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình

Hoạt động Công đoàn -

Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình

Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.

Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động

Anh Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ Gò, Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật) là người đam mê và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, anh là Chủ tịch Công đoàn bộ phận năng nổ, luôn lắng nghe và chia sẻ cùng người lao động.