Long An: 98% công nhân trở lại làm việc sau Tết |
Hầu hết người lao động có quê ở các tỉnh miền Tây Nam bộ đều chọn đi xe máy. Anh Huỳnh Hữu Thông (32 tuổi, công nhân ở khu công nghiệp Tân Tạo, TP. HCM) cho biết, quê anh ở tận đất mũi Cà Mau, phải di chuyển hơn 350km mới đến được TP. HCM.
Dòng phương tiện nối đuôi nhau qua cầu Cần Thơ trong tối mùng 4 Tết. Ảnh: P.V |
“Việc di chuyển bằng xe máy tuy đi lại vất vả nhưng giúp người lao động chủ động về mặt thời gian, tiết kiệm chi phí. Nếu dọc đường có mệt thì ghé nghỉ ở các quán cà phê võng. Tôi làm việc trong công ty giày da, năm rồi kinh tế khó khăn, doanh nghiệp ít đơn hàng nên cuộc sống rất khó khăn. Hôm nay chúng tôi quay lại làm việc với hy vọng một năm mới sẽ khả quan hơn”, anh Thông nói.
Theo ghi nhận của PV, từ tối mùng 4 Tết, hàng nghìn xe ô tô và xe máy lưu thông trên Quốc lộ 1A xếp hàng dài, di chuyển với tốc độ chậm qua cầu Cần Thơ. Qua cầu Cần Thơ đến địa phận tỉnh Vĩnh Long, dòng xe ô tô tiếp tục nối đuôi nhau khoảng 5km đến đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Người lao động cho biết, để tránh tắc đường và nắng nóng, họ đã chọn cách di chuyển vào buổi đêm và khởi hành sớm hơn một ngày để nghỉ ngơi và lấy sức làm việc vào đầu tuần tới.
Mang nhiều đồ đạc, anh Nguyễn Tuấn Trung (36 tuổi, tỉnh Sóc Trăng), chở vợ và con nhỏ cho biết, đây không phải là lần đầu gia đình anh di chuyển từ Bình Dương về quê và từ quê trở lại Bình Dương bằng xe máy.
Dòng xe máy chật kín khi người lao động rời quê trở lại các TP lớn làm việc. Ảnh; P.V |
"Mỗi dịp Tết đến, được nghỉ dài ngày, gia đình tôi thường chọn xe máy làm phương tiện di chuyển về quê. Đi xe máy sẽ thoải mái về thời gian, mệt ở đâu thì dừng nghỉ ở đó. Dù còn một ngày nghỉ nữa, hai vợ chồng quyết định đi sớm vì sợ ngày mai đông, kẹt xe. Một năm cũ đã qua, chúng tôi kỳ vọng vào một năm mới có công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định", anh Tuấn Trung chia sẻ.
Những năm qua, có hơn 1 triệu người dân ở các tỉnh miền Tây rời quê lên các TP lớn làm việc như: TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai… Mỗi năm, cứ sau kỳ nghỉ Tết cũng là lúc hàng chục nghìn người lao động ở miền Tây lại tất bật trở lại các tỉnh, thành phố lớn để tiếp tục cuộc mưu sinh. Rời quê sau Tết, mỗi người có mỗi tâm trạng, mỗi suy nghĩ khác nhau, nhưng họ đều có chung một mong ước là sẽ nỗ lực làm việc, có thu nhập khấm khá, đến khi dư dả sẽ trở về để không còn sống cảnh ly hương.
Theo Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, năm nay, đa số doanh nghiệp có kế hoạch nghỉ Tết từ ngày 25/1 (từ 26 tháng Chạp), một số doanh nghiệp có thời gian nghỉ Tết dài trên 10 ngày. Trong đó, doanh nghiệp sẽ trở lại làm việc sau Tết sớm nhất vào ngày 3/2 (nhằm ngày 6/1 Âm lịch). Doanh nghiệp hoạt động sản xuất trở lại sau Tết trễ nhất vào ngày 20/2 (nhằm ngày 23/1 Âm lịch).
Từ mùng 4 Tết, hầu hết các doanh nghiệp sẽ tổ chức xe để đón công nhân trở lại Bình Dương và bắt đầu sản xuất từ mùng 6 Tết…
Yêu cầu nắm bắt kịp thời tình hình lao động, việc làm sau kỳ nghỉ Tết Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương theo ... |
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường dịp Tết Nguyên đán Ngày 25/1/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 06/CĐ-TTg về việc chăm lo, hỗ trợ người lao động làm ... |
Xúc động khi công đoàn chúc Tết, lì xì trong ca làm việc Xuân Ất Tỵ 2025, không khí Tết tràn ngập khắp nơi, từ những con phố đông đúc đến những khu công nghiệp nhộn nhịp. Trong ... |