Nhân sự ngành sản xuất đối mặt với việc giảm giờ làm, bị cắt giảm 30 - 50% lương

Theo thống kê, có 58% người lao động (NLĐ) ngành sản xuất bị cắt giảm 30 - 50% tổng lương, 34% bị cắt giảm 10% tổng lương, 6% NLĐ bị cắt giảm 10 - 30% tổng lương. Bên cạnh đó, họ cũng bị cắt giảm giờ làm, giảm tiền tăng ca và không nhận được trợ cấp như thường lệ.
Kết quả hỗ trợ người lao động bị giảm việc, mất việc Đất Xanh (DXG) cắt giảm gần 1.400 nhân sự trong 6 tháng đầu năm 2023

Đó là một trong những kết quả đáng chú ý được Navigos Group công bố trong "Báo cáo Thực trạng nhân sự ngành sản xuất 2023" mới đây nhằm mang đến góc nhìn về tổng quan thị trường ngành sản xuất và các giải pháp ứng biến của doanh nghiệp (DN) cùng NLĐ. Kết quả thu được từ khảo sát ý kiến của hơn 1.000 NLĐ và 500 DN trên thị trường, tại các ngành trong lĩnh vực sản xuất, bao gồm: Ngành công nghệ cao; ngành dệt may/da giày; ngành dược phẩm/công nghệ sinh học; ngành nông nghiệp/lâm nghiệp; ngành sản phẩm công nghiệp; ngành sản xuất hàng tiêu dùng/thực phẩm; ngành sản xuất vật liệu xây dựng; ngành tự động hóa/ô tô và các ngành khác.

Nhân sự ngành sản xuất đối mặt với việc giảm giờ làm, bị cắt giảm 30 - 50% lương
Ảnh minh họa.

Sụt giảm doanh thu, DN giảm giờ làm và cắt giảm lao động

Theo số liệu thu thập được, ít nhất 50% DN đối mặt với sụt giảm doanh thu. Điển hình như ngành sản xuất vật liệu xây dựng có tới 91% DN bị sụt giảm doanh thu; ngành dệt may/da giày có 44% DN sụt giảm 20 - 40% doanh thu và chỉ có 8% DN tăng trưởng.

Bên cạnh đó, vẫn có ít nhất 9% và nhiều nhất 50% DN các ngành ghi nhận doanh thu giữ nguyên, chưa bị ảnh hưởng hoặc vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. Có thể kể đến ngành công nghệ cao với 28% DN tăng trưởng và 21% sụt giảm doanh thu thấp (dưới 10%); ngành nông nghiệp/lâm nghiệp có 42% DN vẫn duy trì tăng trưởng và không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Sự sụt giảm doanh thu của DN phần lớn cùng lúc chịu ảnh hưởng từ cả 2 yếu tố là nguồn cầu trong nước và nước ngoài. Để ứng biến với bối cảnh suy thoái kinh tế, các DN lựa chọn duy trì hoặc thu hẹp quy mô. Khoảng 41% DN mỗi ngành cho biết ưu tiên sử dụng giải pháp duy trì quy mô hiện tại và khoảng 30% DN khác lựa chọn thu hẹp quy mô. Tuy vậy, vẫn có khoảng 7 - 25% DN mỗi ngành cho biết sẽ mở rộng thêm quy mô, và dưới 36% còn lại nhận đơn gia công thêm mặt hàng khác. Điều này cho thấy, các DN vẫn đang cố gắng hết mình để ứng biến và duy trì hoạt động trong bức tranh kinh tế ảm đạm.

Giảm giờ làm và cắt giảm lao động là hai sự lựa chọn chiếm ưu thế với tỷ lệ trung bình 38 - 38,5% DN thực hiện ở mỗi ngành. Theo sau đó, khoảng 4 - 33% DN giảm bớt dây chuyền và chỉ khoảng dưới 9% DN chọn giải pháp đóng cửa bớt nhà máy. Đa phần DN (56%) ngành công nghệ cao chọn giải pháp thu hẹp bằng cách cắt giảm lao động; 52% DN ngành dệt may/da giày chọn cách giảm giờ làm. Ngành sản xuất hàng tiêu dùng/thực phẩm nổi bật với 42% DN giảm giờ làm và 38% DN cắt giảm lao động…

Đa số DN đều dự đoán sẽ mất đến 12 tháng hoặc thậm chí hơn, thị trường mới có thể phục hồi trở lại, việc phục hồi kinh doanh chưa thể diễn ra nhanh chóng. Số liệu từ báo cáo cho thấy: 29 - 70% DN ở các ngành mong đợi được Chính phủ hỗ trợ về giảm thuế, lệ phí; 7 - 50% DN ở các ngành kỳ vọng sự hỗ trợ đến từ các chính sách giảm lãi suất cho vay. Còn lại, một số ít DN muốn đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm tiền thuê đất, và một số mong đợi khác.

Nhân sự ngành sản xuất đối mặt với việc giảm giờ làm, bị cắt giảm 30 - 50% lương
Hiện hầu hết DN sản xuất đang đẩy mạnh áp dụng tự động hóa vào hoạt động của DN. Ảnh minh họa.

Ứng biến với tình thế khó khăn, NLĐ cần trau dồi kỹ năng gì?

Bên cạnh việc bị cắt giảm lương, NLĐ cũng bị cắt giảm giờ làm, giảm tiền tăng ca và không nhận được trợ cấp như thường lệ. Để ứng phó với khó khăn, phần lớn NLĐ lựa chọn cắt giảm chi phí sinh hoạt và nâng cao kỹ năng, tay nghề. 60% NLĐ chọn cắt giảm chi phí sinh hoạt để ứng phó khó khăn, 37% làm thêm bên ngoài và chỉ có 3% chọn cách tăng ca nhiều hơn để tăng thu nhập. Bên cạnh đó, NLĐ cũng chọn cách nâng cao kỹ năng và tay nghề để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Theo báo cáo, hiện hầu hết DN sản xuất đang đẩy mạnh áp dụng tự động hóa vào hoạt động của DN. Theo đó, ngành công nghệ cao có 52% DN áp dụng tự động hóa cho tất cả các khâu. Ngành ô tô có đến 82% DN áp dụng cho khâu sản xuất. Những ngành thâm dụng lao động như dệt may/da giày cũng có 60% DN áp dụng cho khâu sản xuất. Do đó, NLĐ cần cập nhật kiến thức và kỹ năng liên tục để có thể vận hành, điều khiển được máy móc, từ đó mới có thể thích nghi và tiếp tục phát triển trong ngành nghề này.

Bên cạnh đó, NLĐ cũng cần học hỏi thêm các kỹ năng cần thiết để có thể duy trì công việc và phát triển sự nghiệp. Trong đó, đặc biệt lưu ý 3 kỹ năng phổ biến mà các DN cần ở nhân sự của mình là: Giao tiếp hiệu quả; công nghệ và kỹ thuật; quản lý thời gian.

Nhân sự ngành sản xuất đối mặt với việc giảm giờ làm, bị cắt giảm 30 - 50% lương
Ngành sản xuất chiếm gần một nửa nhu cầu nhân sự Ngành sản xuất chiếm gần một nửa nhu cầu nhân sự "xanh" tại Việt Nam

Theo ManpowerGroup, nhu cầu việc làm “xanh” cao nhất tại Việt Nam đến từ các ngành sản xuất (48%), năng lượng (34%), nông nghiệp (11%) ...

Nhiều doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp "mạnh tay" cắt giảm nhân sự trong bối cảnh kinh doanh kém sắc

Cắt giảm hàng nghìn nhân sự, thậm chí hàng chục nghìn nhân sự không còn là câu chuyện chỉ nghe ở những tập đoàn đa ...

Ngân hàng giữ chân nhân sự: Yếu tố nào quan trọng nhất? Ngân hàng giữ chân nhân sự: Yếu tố nào quan trọng nhất?

Tại HDBank, tính đến 30/6/2023, toàn hệ thống đã có hơn 17.000 CBNV làm việc tại 347 điểm giao dịch và hàng chục ngàn điểm ...

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.
Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.
Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.
Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã qua, thị trường lao động như được “hâm nóng” với hàng loạt thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp. Đây là thời điểm lý tưởng để người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm mới, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thông tin tuyển dụng thật - giả tràn lan.
Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.
Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy, thị trường lao động toàn cầu đang đối mặt với một giai đoạn phục hồi chậm chạp và đầy thách thức.