Người biến cây mai hồng cổ ở Sa Pa thành “tiền tỷ”
Hoạt động Công đoàn - 04/08/2021 11:01 Phương Thúy
Hoa mai hồng cổ Sa Pa được nhân giống |
Kỹ sư nông nghiệp Đinh Thị Thu Hà - Phòng Kỹ thuật (Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Lào Cai) từng tham gia nghiên cứu các mô hình nông lâm kết hợp khi còn là sinh viên Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Sau khi về công tác tại Trung tâm, chị bắt đầu với các đề tài nghiên cứu mang lại giá trị kinh tế cho người dân liên quan đến các loại cây trồng. Nhiều đề tài nghiên cứu của chị được trao giải thưởng về tính ứng dụng cao trong việc xóa đói giảm nghèo bền vững cho nông thôn. Chị còn đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Lào Cai lần thứ III (năm 2012 - 2013), với đề tài Chọn tạo cây ăn quả có thời gian ra hoa đậu quả sớm năng suất cao, chất lượng quả ngon - lê VH6 tại Lào Cai.
Mong muốn góp phần đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp vùng đất du lịch Sa Pa, chị nhận thấy một số vùng khó khăn có loài hoa cổ, có giá trị kinh tế cao nhưng chưa phát triển, nhân rộng.
Trong đó, cây hoa mai hồng cổ chỉ có ở Sa Pa khi chưa nở: Nụ có màu hồng đỏ. Khi nở, hoa có màu trắng muốt. Khi hoa tàn chuyển nhiều cấp độ màu sắc từ trắng muốt đến hồng nhạt, màu đỏ. Chính đặc điểm độc đáo này mà mai hồng cổ được nhiều người sành chơi hoa của cả nước tìm mua vào dịp Tết. Nhiều khách đặt mua cây với giá trị cao khiến chủ cây hoa hết sức bất ngờ.
Chị Đinh Thị Thu Hà bên cây hoa mai hồng cổ Sa Pa |
Nhưng nhu cầu của người chơi hoa thì nhiều mà nguồn cung cấp rất ít. Người dân chưa biết kỹ thuật chăm sóc nên giá trị kinh tế của những cây hoa này không cao. Do không biết giữ gìn nên người dân chỉ bán được một lần, mất nguồn thu nhập lâu dài.
Từ hiểu biết của mình, chị tiếc cho giống cây hoa cổ đẹp nhưng chưa được chăm sóc, phát triển đúng cách. Hoa không nở đúng dịp Tết nên giá trị kinh tế không cao.
“Người dưới xuôi mua về phun thuốc kích thích và tưới phân nên hoa nở nhiều, giá bán cao gấp 7 - 9 lần so với giá ban đầu. Do đó, tôi đã nghiên cứu, hoàn thiện quy trình để giữ nguyên sắc hoa nhưng người dân bán được nhiều cây hơn, giá trị cao hơn, có thể "sống" được bằng nguồn cây bản địa” – chị Hà tâm sự.
Bắt đầu nghiên cứu từ năm 2018, chị cho biết quá trình nghiên cứu gặp không ít khó khăn. Khó nhất là nguồn cây thưa thớt, phải đi rất xa mới gặp một cây. Thậm chí cả vùng chỉ có một vài cây không đủ nguồn mẫu để nghiên cứu và làm thí nghiệm.
Cây hoa mai hồng cổ do chị Đinh Thị Thu Hà và cộng sự nghiên cứu, phát triển |
“Việc thí nghiệm gồm nhiều công đoạn và tỉ mỉ như quá trình chăm sóc một em bé. Để cây sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu lạnh nhiều, sương mùa và thiếu sáng, chúng tôi phải chăm sóc thường xuyên theo đúng tốc độ sinh trưởng và đặc tính của cây. Phải theo dõi chặt mới tính toán được thời gian để sử dụng thuốc và phân bón sao cho hoa nở đúng dịp Tết” – chị Hà cho biết.
Từ nguồn vật liệu là cây mai hồng cổ Sa Pa, chị đã tiến hành nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Thí nghiệm được tiến hành với 3 loại cây (cây 6 tháng tuổi, cây 12 tháng tuổi, cây 24 tháng tuổi). Các thí nghiệm gồm: Chăm sóc cây ghép, cây giâm cành từ cây đầu dòng đã được nghiên cứu, tuyển chọn. Ảnh hưởng của độ tuổi khi trồng đến số lá, chế độ bón phân, nước tưới đến khả năng sinh trưởng, phát triển, các biện pháp điều tiết sinh trưởng, điều chỉnh cho hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên cây hoa mai hồng cổ Sa Pa và khả năng nhân rộng diện tích trồng ở những vùng trong tỉnh có điều kiện độ cao, khí hậu gần tương tự.
Thuận lợi nhất là cây hoa mai hồng cổ có khả năng chịu hạn, phù hợp với vùng cao. Cây không kén đất nên có thể trồng trên nhiều loại đất như đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, hoặc đất có lẫn đá sỏi, các diện tích bỏ hoang... Nếu trồng trong chậu nên bổ sung tro, trấu, xơ dừa, vỏ đậu phộng,… và cát sẽ giúp thoát nước rất tốt. Mật độ trồng đạt 6.000 cây/ha.
Vẻ đẹp của hoa mai hồng cổ Sa Pa |
Chị Hà đã chăm sóc và cho cây “ăn” bằng phân chuyên dụng, thuốc phù hợp. Đồng thời điều chỉnh ánh sáng để tăng quá trình quang hợp, giúp cây tích lũy đủ dinh dưỡng và phát triển. Chị kể, bản thân đã từng làm nhiều đề tài nghiên cứu về cây giống, nhưng việc tìm thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ cây mai hồng cổ tạo cho chị cảm xúc rất đặc biệt.
“Nghiên cứu cây hoa tỉ mỉ hơn cây ăn quả rất nhiều vì khó nhân giống. Cây ăn quả có hạt để nhân giống, còn cây hoa thì không. Nhiều khi chăm sóc nhưng không cho kết quả. Lại chưa có tài liệu kỹ thuật nào liên quan đến việc điều chỉnh giống của loài hoa này nên mình phải mày mò và làm rất nhiều thí nghiệm. Phải đến năm 2021, khi nghiên cứu cho kết quả ban đầu: Cây ra hoa, hình thái đẹp, chúng tôi mới bắt đầu nhân giống cho các xã vùng cao có tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng, phục vụ khách du lịch” – chị Đinh Thu Hà cho biết.
Với nhiều ưu điểm nổi trội về sinh trưởng, kiểu dáng, chất lượng hoa mang lại nguồn thu lớn cho người nông dân. Một ha trồng hoa mai hồng cổ được 6.000 cây. Sau khi trồng 1 năm, mỗi cây bán ra thị trường trị giá không dưới 200 ngàn đồng. Giá trị canh tác 1 ha hoa mai hồng cổ Sa Pa là 1,2 tỷ đồng. Nếu so sánh với 1ha trồng lúa có giá trị canh tác đạt 83,3 triệu đồng/ha thì lãi thuần trung bình của trồng hoa là 500 triệu đồng/ha. Bà con chỉ cần tranh thủ trong vòng 1 tháng, không mất quá nhiều thời gian chăm sóc.
Cây giống |
Sáng kiến “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc hoa mai hồng cổ Sa Pa” của chị Đinh Thị Thu Hà còn giúp loài cây hoa mai hồng cổ Sa Pa tránh được nguy cơ tuyệt chủng. Đồng thời mở hướng sản xuất nông nghiệp bền vững gắn liền với du lịch tại các địa phương của tỉnh.
Từ sáng kiến của chị đã hình thành mô hình trồng 3 ha hoa mai hồng cổ cho 200 hộ dân tại một số vùng sinh thái là xã Y Tý (huyện Bát Xát); xã Tà Chải (huyện Bắc Hà) và xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) làm cơ sở để nhân rộng ra các địa phương khác. Về thị trường tiêu thụ thì dư địa cho loài cây này còn lớn, mặt khác cây càng lâu năm, càng to đẹp thì giá trị càng cao, nếu kết hợp với nghệ thuật trồng cây cảnh để chăm sóc, tạo thế ... thì càng nâng cao hiệu quả kinh tế.
Sáng kiến “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc hoa mai hồng cổ Sa Pa” của chị được Tổng Liên đoàn công nhận là một trong 130 sáng kiến tiêu biểu, xuất sắc cả nước.
“Chương trình “75.000 sáng kiến vượt khó, phát triển do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động rất thiết thực với đơn vị có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật như chúng tôi. Trung tâm có rất nhiều sáng kiến. Tuy nhiên, qua bàn bạc, đánh giá thì sáng kiến của chị Đinh Thị Thu Hà mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Trải qua nhiều cương vị công tác, chị Hà có nhiều đóng góp và xứng đáng để tôn vinh, khen thưởng” – ThS. Nguyễn Tiến Dũng – Chủ tịch Công đoàn Trung tâm chia sẻ.
Cây giống sinh trưởng và phát triển |
Đường xa vạn dặm - quê nhà tôi ơi! Sau công điện của Thủ tướng yêu cầu "ai ở đâu, ở đấy", nhiều tỉnh làm gắt, có nơi bà con đã lên đường để ... |
Bộ Y tế quy định thay đổi cách xác định F0 và F1 Trong tình hình mới, các quy định phân loại F0, F1 của Bộ Y tế khoanh chặt hơn so với trước đây. Không phải cứ ... |
Công nhân thực hiện “3 cùng”: Cuộc sống bị xáo trộn nhưng cần cố gắng vì sự an toàn Các doanh nghiệp của tỉnh Bắc Ninh sẽ sắp xếp chỗ ở cho công nhân theo hướng "3 cùng": “Ăn cùng, ở cùng, làm cùng” ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Hoạt động Công đoàn - 20/11/2024 08:30
Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh
Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 15:00
Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình
Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y