Nghị định 168: Để mức phạt không là nỗi âu lo với công nhân lao động
Người lao động

Nghị định 168: Để mức phạt không là nỗi âu lo với công nhân lao động

ĐÌNH TOÀN
Tác giả: ĐÌNH TOÀN
Nghị định 168/2024/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, thay thế cho Nghị định 100/2019 với nhiều mức xử phạt hành chính tăng cao nhiều lần so với mức phạt quy định trước đây. Với những công nhân, người lao động vốn có mức thu nhập trung bình, thậm chí là thấp so với mặt bằng chung, nếu vi phạm và bị xử phạt sẽ là gánh nặng tài chính. Vậy họ cần sự giúp đỡ gì, tự mình ứng xử ra sao?
Nghị định 168: Mức phạt giao thông mới tăng đột biến, cao nhất lên tới 50 triệu đồng

Tránh vi phạm – giảm tổn thất

Nghị định 168 áp dụng mức phạt cao hơn nhiều so với quy định trước đây. Ví dụ, mức phạt cho hành vi vượt đèn đỏ tăng lên tới 20 triệu đồng đối với ô tô và 6 triệu đồng đối với xe máy. Điều này nhằm mục đích nâng cao ý thức tuân thủ luật lệ giao thông của người dân, giảm thiểu tình trạng vi phạm và tai nạn giao thông.

Ngoài những công nhân sử dụng phương tiện ô tô đưa đón của đơn vị, doanh nghiệp của mình, rất nhiều công nhân và người lao động thường xuyên di chuyển bằng phương tiện cá nhân, nhất là xe máy để đến nơi làm việc. Do vậy mức phạt hành chính cao trong lĩnh vực này có thể gây áp lực tài chính lớn, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp. Họ cần cẩn trọng hơn trong việc tuân thủ luật lệ giao thông để tránh bị phạt.

Để mức phạt Nghị định 168 không là nỗi âu lo với công nhân, người lao động
Công nhân Công ty HBI Huế học lái xe an toàn. Ảnh: HBI

Khảo sát xung quanh một số diễn đàn trong những ngày gần đây trước khi Nghị định 168 có hiệu lực (1/1/2025), nhiều người cho rằng Nghị định này sẽ khiến những người nôn nóng tới công ty thường ngày bất chấp tín hiệu đèn đỏ sẽ phải “xem lại mình” và tất nhiên họ phải có sự chủ động về thời gian, lộ trình di chuyển phù hợp. Nghị định 168 do vậy cũng sẽ tác động đến văn hóa giao thông của từng người, trong đó có những anh chị em công nhân, người lao động luôn bận rộn.

Những người lao động và công nhân được khuyến cáo cần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, tuân thủ các quy tắc giao thông mới để tránh bị phạt. Đặc biệt, cân nhắc việc sử dụng phương tiện hợp lý nhằm giảm thiểu nguy cơ vi phạm.

Bên cạnh đó công nhân, người lao động cần tăng cường tham gia các khóa học về an toàn giao thông. Các khóa học này không chỉ giúp nâng cao nhận thức mà còn trang bị kỹ năng cần thiết để tham gia giao thông an toàn.

Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ tạo ra một môi trường giao thông an toàn hơn, nhưng cũng đặt ra thách thức cho người dân trong việc tuân thủ quy định mới này.

Giải pháp cấp bách để giúp công nhân tránh bị xử phạt

Theo Th.S, luật sư Võ Công Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH Công Khánh Luật, Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghị định 168 đặt ra những yêu cầu gấp rút trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và giao thông đối với người dân, trong đó có một bộ phận rất lớn công nhân lao động. Đây là nhóm người rất bận rộn với công việc, ít có thời gian tìm hiểu, nắm bắt các quy định về pháp luật giao thông, trong đó bao gồm các chế tài, quy định xử phạt khi vi phạm về giao thông.

Để mức phạt Nghị định 168 không là nỗi âu lo với công nhân, người lao động
Mức phạt một số hành vi phổ biến đối với người điều khiển xe máy của Nghị định 168 so với Nghi định 100, Nghị định 123 của Chính phủ.

“Các cấp Công đoàn, cơ quan quản lý giao thông, pháp luật giao thông và các đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý cần phối hợp và xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả về an toàn giao thông và kiến thức về pháp luật giao thông, đặc biệt là Nghị định 168 đối với công nhân, người lao động. Tôi cho rằng, việc nâng cao mức xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về giao thông theo Nghị định 168 có thể gây tổn thất tài chính lớn cho công nhân, người lao động, nhất là so với thu nhập trung bình hiện nay của nhóm đối tượng này. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông nói chung và Nghị định 168 nói riêng là rất cần thiết”, LS Hạnh nêu.

Để mức phạt Nghị định 168 không là nỗi âu lo với công nhân, người lao động
Mức phạt một số hành vi phổ biến đối với người điều khiển ô tô của Nghị định 168 so với Nghi định 100, Nghị định 123 của Chính phủ. Info: Đình Toàn

Theo vị luật sư, có thể tổ chức các buổi tuyên truyền, hội thảo hoặc tọa đàm về an toàn giao thông do các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật lệ giao thông và những hậu quả nghiêm trọng khi vi phạm. Các chiến dịch truyền thông cũng có thể được phát động qua báo chí và mạng xã hội để nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn giao thông.

Bên cạnh đó, cần chú trọng đến việc đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng lái xe an toàn, chẳng hạn như tổ chức các khóa học về kỹ năng lái xe an toàn cho công nhân, bao gồm cả cách xử lý tình huống khẩn cấp và các quy tắc giao thông cơ bản. Ngoài ra, giáo dục an toàn giao thông cũng cần bắt đầu từ gia đình, khuyến khích các bậc phụ huynh dạy con cái về an toàn giao thông từ khi còn nhỏ, tạo dựng thói quen tốt cho thế hệ tương lai.

Về mặt quản lý nhà nước, các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia giao thông, cải thiện hạ tầng giao thông như vỉa hè, biển báo, và khẩu hiệu tuyên truyền tại nơi làm việc, trên đường để nhắc nhở công nhân về an toàn giao thông.

Doanh nghiệp và cơ quan chức năng cũng nên khuyến khích hành vi tuân thủ luật giao thông bằng cách khen thưởng công nhân tuân thủ luật trong một thời gian nhất định, đồng thời khuyến khích họ tham gia các hoạt động tình nguyện về an toàn giao thông, như hỗ trợ điều phối giao thông trong các sự kiện lớn.

Đặc biệt, Nghị định 168/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/1/2025, sẽ tác động lớn đến các công ty, nhất là trong lĩnh vực vận tải và logistics, nếu vi phạm. Các doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng phương tiện, theo dõi lịch trình và hành vi tài xế để đảm bảo tuân thủ luật lệ giao thông. Đồng thời, cần có quy trình xử lý vi phạm nghiêm túc để tránh bị phạt nặng.

“Việc vi phạm giao thông thường xuyên có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh công ty trước khách hàng và đối tác. Doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa an toàn giao thông để nâng cao uy tín. Những công ty có lịch sử vi phạm nhiều có thể mất khách hàng, đặc biệt trong ngành vận tải”, luật sư Hạnh nhận định.

Tin mới hơn

Tăng lương tối thiểu vùng là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn

Tăng lương tối thiểu vùng là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn

Tại phiên thảo luận ngày 18/6 của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất Quốc hội và Chính phủ cần xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025, dựa trên tình hình thực tế về đời sống người lao động hiện nay.
Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Không phải mất ngủ vì quá vui, cũng không phải vì đang yêu… Mà là thứ mất ngủ mỏi mệt – một kiểu trằn trọc, vô định, chẳng rõ vì đâu mà mắt cứ mở to suốt đêm.
Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và cải thiện chất lượng sống của người dân, chính sách thuế - đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá - đang nổi lên như một công cụ kinh tế - xã hội đa chiều, không chỉ giúp tăng thu ngân sách mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm chi phí y tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tin tức khác

Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Họ là những cán bộ Công đoàn từng đi khắp nẻo cơ sở, lắng nghe người lao động, vun đắp niềm tin vào tổ chức. Khi công việc buộc phải dừng lại, họ lặng lẽ tiếp tục làm nốt những việc còn dang dở... Hành trình ấy thấm đẫm tinh thần của những con người đã từng ngày cống hiến, gìn giữ giá trị cốt lõi của công đoàn bằng chính sự tận tâm và lòng yêu nghề.
Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh xét chọn, tôn vinh và trao học bổng “học không bao giờ cùng” cho đoàn viên, người lao động tiêu biểu trong phong trào tự học.
Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Với những cách làm hiệu quả triển khai thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công nhân lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng xét chọn và tôn vinh 50 công nhân lao động tiêu biểu trong Phong trào thi đua “Công nhân Lâm Đồng làm theo lời Bác”.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Sau 6 năm kể từ ngày những công dân Lào đầu tiên nhập quốc tịch Việt Nam - có thể thấy rõ những đổi thay không chỉ diễn ra trên giấy tờ mà đã thấm vào từng nếp sống của người dân nơi biên cương.
60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

Không gian sống chật chội, thiếu thốn tiện ích và chi phí thuê trọ cao đang là gánh nặng đè nặng lên vai hàng vạn công nhân tại Thủ đô. Tại Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và công nhân lao động năm 2025, những tâm tư, nguyện vọng về nhà ở xã hội đã được nói thẳng, nói thật, từng bước tháo gỡ.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Sau nhiều năm sống mặc cảm, không hợp pháp trên đất Việt, giờ đây, họ chính thức có quyền công dân, được sinh sống và lao động, sản xuất một cách “danh chính ngôn thuận” với gia đình, làng bản.
Xem thêm