Lâm Đồng: Doanh nghiệp quyết tâm tăng lương cho người lao động từ 1/7
Công đoàn - 28/06/2022 11:38 ĐỖ THIỆM
Các doanh nghiệp đã có phương án điều chỉnh mức lương để chia sẻ khó khăn với CNLĐ. Ảnh: ĐỖ THIỆM |
Nỗi niềm của công nhân
Như thường ngày, hết ca làm việc, chị Trần Thị Hoà, công nhân đội môi trường của Công ty CP Dịch vụ đô thị Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng lại ghé qua chợ để chuẩn bị thực phẩm cho những bữa cơm của gia đình.
Là người công nhân tần tảo sớm hôm với công việc và cũng là người đảm nhận vai trò chi tiêu hằng ngày của gia đình nên chị Hoà phải tính toán rất kỹ trước khi vào chợ.
Chị Hoà cho biết, với thu nhập của hai vợ chồng khoảng 14 triệu đồng mỗi tháng, sau khi lo tiền học cho 2 con và các khoản chi phí cố định như: tiền thuê nhà, tiền xăng xe, điện thoại, tiền điện, tiền nước, tiền gas, tiền sữa cho con… chưa tính đến các khoản phát sinh trong quan hệ xã hội thì chị cũng chỉ còn khoảng 6 triệu đồng mỗi tháng để trang trải chi phí cho việc sinh hoạt hằng ngày của 4 người.
Nếu trừ tiền đã mua gạo, dầu ăn, mắm muối, mỗi ngày chị Hoà chỉ còn khoảng 150 ngàn đồng để mua thức ăn. Bởi vậy, chị Hoà phải tính toán xem ngày hôm nay, hôm sau sẽ mua món gì, dự kiến số tiền là bao nhiêu để không vượt quá định mức được chi tiêu, mà cũng phải thay đổi món ăn sao cho có rau, có canh và món ăn mặn là thịt hay cá…
“Từ rau, thịt, gà, hay cá, tôm…tất cả đều tăng giá đến “chóng mặt”. Bó rau cải này trước chỉ có 5 đến 6 ngàn đồng, nay lên 8 ngàn đồng; thịt ba chỉ trước chỉ 12 ngàn đồng mỗi lạng thì nay đã lên 15 ngàn đồng rồi…” - chị Trần Thị Hoà trăn trở.
Nhân viên môi trường đô thị thu nhập còn thấp nên đời sống khá chật vật. Ảnh: ĐỖ THIỆM |
Là nhân viên của Công ty Xăng dầu Lâm Đồng nên anh Trương Mạnh An hiểu rõ về giá xăng tăng trong thời gian gần đây. Anh An chia sẻ, vài tháng trước giá xăng chỉ trên dưới 20 ngàn đồng/ 1 lít, trung bình mỗi xe máy chỉ hết 60 đến 70 ngàn đồng; nay xăng đã lên đến trên 30 ngàn đồng một lít thì mỗi xe máy phải hết cả trăm ngàn mới đầy bình.
“Nếu chỉ tính riêng tiền xăng xe, trước đây em chỉ mất 300 ngàn đồng mỗi tháng, bây giờ phải mất trên 500 ngàn đồng. Vậy là cả 2 vợ chồng đã phải tăng chi phí, riêng tiền xăng xe lên hơn 600 ngàn đồng mỗi tháng, mà lương chỉ tăng được hơn 200 ngàn mỗi người, tính ra chưa đủ tiền chi phí đi lại do tăng giá xăng” – anh Trương Mạnh An cho biết.
Còn chị Bùi Thị Hạnh, Công ty TNHH Thông Đức thì trăn trở: “Lương sẽ tăng được khoảng hơn 200 ngàn đồng mỗi tháng nhưng chưa được nhận thì giá cả các mặt hàng đã tăng rồi. CNLĐ như chúng tôi thì tất cả chi phí cho ăn uống, sinh hoạt gia đình và học hành của con cái đều trông chờ vào tiền lương, mà lương tăng như vậy tính ra vẫn không theo kịp giá hàng hoá tăng. Nhưng dù sao, có tăng lương vẫn hơn, bù đắp được phần nào hay phần đó, còn lại là phải tằn tiện, cắt giảm chi tiêu thôi”.
Doanh nghiệp chia sẻ
Ông Nguyễn Hương Sơn – Giám đốc Nhà máy Công ty TNHH Merkava Việt Nam chia sẻ, là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, đóng tại Khu công nghiệp Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc, với trên 700 CNLĐ. Xác định người lao động là tài sản quan trọng, giúp gắn kết, tạo ra nhiều giá trị hàng hóa cho sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy mặc dù phải phát sinh thêm chi phí tăng lương và Bảo hiểm xã hội nhưng Công ty quyết tâm thực hiện ngay từ tháng 7 theo quy định của Nhà nước.
Cùng với đó, Công ty còn có những chính sách hỗ trợ thêm các khoản tiền thưởng Tết, các ngày lễ… đảm bảo thu nhập của CNLĐ bình quân từ 6 đến 8 triệu đồng mỗi tháng.
“Ngoài các khoản tiền lương, phụ cấp hằng tháng, chúng tôi còn tổ chức bữa ăn ca trị giá 20 ngàn đồng mỗi suất, vừa là bảo đảm sức khỏe cho CNLĐ làm việc, vừa là chia sẻ khó khăn nhằm tạo sự gắn kết giữa người lao động với Công ty” - ông Nguyễn Hương Sơn nói.
Các doanh nghiệp ở Lâm Đồng đều đã thực hiện trả lương cho CNLĐ ở mức bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Ảnh: ĐỖ THIỆM |
Chia sẻ với những khó khăn của CNLĐ khi giá cả hàng tiêu dùng tăng cao, ông Trần Huy Phong – Giám đốc Công ty TNHH Gạch Hiệp Thành, huyện Di Linh cho biết, đặc thù công việc của đơn vị là lao động nặng nhọc, để chuẩn bị cho việc tăng lương của CNLĐ, trước đó Công ty này đã sớm đầu tư cải tiến công nghệ đốt lò, xử lý khói bụi, đồng thời nâng cấp hệ thống xe nâng, máy xúc, nhà phơi, kho chứa nguyên liệu... từng bước giảm tải lao động thủ công, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động ở mức 8 đến 10 triệu đồng mỗi tháng.
“Mặc dù lương công nhân đã cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng nhưng từ ngày 01/7, chúng tôi vẫn tăng lương cho công nhân. Đồng thời tiếp tục duy trì cùng Công đoàn tổ chức tham quan nghỉ dưỡng hằng năm cho 100% người lao động với mức 3,5 đến 4 triệu đồng mỗi người” - ông Trần Huy Phong phấn khởi cho biết.
Còn ông Đặng Bằng – Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp Trân Nguyên, huyện Đạ Tẻh thì bày tỏ quyết tâm: “Là doanh nghiệp gia công hàng may mặc truyền thống Hàn Quốc, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên gặp rất nhiều khó khăn cả về nhập nguyên liệu đến tiêu thụ sản phẩm nhưng chúng tôi sẽ phải tổ chức lại quy trình sản xuất hiệu quả hơn và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp… để quyết tâm thực hiện tăng lương cho công nhân theo quy định của Nhà nước”.
Công đoàn vào cuộc
Đồng chí Hoàng Liên - Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có trên 11.800 doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực, thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp đều đã thực hiện trả lương cho CNLĐ bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Với tình hình giá cả hàng tiêu dùng tăng cao như hiện nay thì đời sống của CNLĐ còn rất nhiều khó khăn, nhất là đối với những người phải thuê nhà ở, hoặc nuôi con nhỏ. Ngay sau khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng trong CNLĐ; chủ động làm việc và vận động người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp xây dựng phương án nâng lương cho người lao động. Đồng thời tùy theo điều kiện, tình hình cụ thể, công đoàn vận động, thương lượng với các doanh nghiệp để có những cơ chế, chính sách hỗ trợ, động viên người lao động gắn bó với doanh nghiệp.
Cán bộ công đoàn kiểm tra bữa ăn ca của CNLĐ. Ảnh: ĐỖ THIỆM |
Qua rà soát, nắm bắt của các cấp công đoàn trong tỉnh, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp có nguồn lực tốt, có tổ chức Công đoàn đều đã có phương án sẵn sàng tăng lương cho CNLĐ từ 6 đến 10%; ngoài ra, một số doanh nghiệp tiếp tục bổ sung các chính sách ưu đãi hơn như tiền xăng xe, điện thoại, ăn ca… để thu hút CNLĐ trong tình hình khan hiếm của thị trường lao động hiện nay.
Tuy nhiên ở một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì chủ doanh nghiệp cũng còn phải cân nhắc, tính toán chi phí để thực hiện nâng lương cho CNLĐ theo quy định của Nhà nước.
“Chúng tôi tập trung nắm bắt, giám sát và vận động các doanh nghiệp thực hiện tăng lương cho CNLĐ, nhất là tại các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, hay doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn; đảm bảo quyền lợi của người lao động và hài hoà lợi ích của doanh nghiệp” - đồng chí Hoàng Liên nói.
Để chia sẻ khó khăn với CNLĐ, các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều gian hàng giá ưu đãi từ chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM |
Cũng theo Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng, ổn định thu nhập và bảo đảm an toàn môi trường làm việc cho CNLĐ là hai yếu tố then chốt, quan trọng để gắn kết giữa người lao động với doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động là lợi ích hài hòa, hỗ trợ, chia sẻ, tương trợ lẫn nhau để tạo ra nhiều giá trị hàng hóa, sản phẩm dịch vụ; năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên, thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng được khẳng định thì thu nhập và đời sống của CNLĐ cũng ngày càng được cải thiện.
Vì vậy, công đoàn luôn lắng nghe, chia sẻ cả với CNLĐ và doanh nghiệp để tìm được “tiếng nói” chung, không chỉ đơn thuần là thực hiện tăng lương theo quy định của Nhà Nước, mà hơn thế nữa là hài hoà lợi ích để phát triển doanh nghiệp gắn với nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của CNLĐ.
Huy động vốn lãi suất cao bất thường ở Công ty Nhật Nam: Kỳ 1 – Nhà đầu tư “vỡ mộng” Thời gian vừa qua, hàng ngàn nhà đầu tư đã góp vốn cho Công ty CP Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam ... |
Giám sát chặt chẽ việc trả lương giờ làm thêm cho người lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn tăng cường giám sát việc trả tiền lương làm thêm giờ đúng quy định, đảm ... |
Xây dựng Đảng ta xứng đáng "là đạo đức", "là văn minh" Ngày 17/6/2022, Đảng ủy Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Công văn số 190/CV-ĐUTLĐ về việc triển khai sinh hoạt chuyên đề về "nâng cao ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 22/11/2024 06:03
06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
Bên cạnh tăng ca hay làm thêm ca đêm, thậm chí tìm thêm các công việc phụ khác thì những cách hay được chia sẻ ngay sau đây có thể sẽ là mách nước tuyệt vời để các bạn công nhân lao động tăng thêm thu nhập.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng