Hai vợ chồng lao động bị thương trong vụ cháy ở Trung Kính đã chuyển viện

An toàn, vệ sinh lao động - Hà Vy

Theo bác sĩ điều trị, hai lao động bị thương sau vụ cháy ở Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội được lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam đến thăm đã chuyển viện để điều trị chống độc.
Nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân

Đoàn công tác của Tổng LĐLĐVN đến thăm hỏi những người gặp nạn

Chiều ngày 24/5, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng đoàn công tác đã tới Bệnh viện Giao thông vận tải để thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 5 nạn nhân vụ cháy tại Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cùng đi có đại diện LĐLĐ TP Hà Nội.

Hai vợ chồng lao động bị thương trong vụ cháy ở Trung Kính đã chuyển viện
Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trao đổi với lãnh đạo Bệnh viện Giao thông vận tải Việt Nam về tình hình sức khoẻ các nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính. Ảnh: Hải Nguyễn

Trao đổi với phóng viên Cuộc sống an toàn, đồng chí Trần Thị Thanh - Phó Ban Phụ trách Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP Hà Nội cho biết, ngay sau khi nắm bắt được thông tin về vụ cháy tại số 1, ngách 43/98/31, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, LĐLĐ TP Hà Nội đã đề nghị các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khẩn trương rà soát thông tin về các đoàn viên công đoàn, người lao động và thân thân (bố mẹ, vợ, chồng, con là nạn nhân trong vụ cháy) chịu ảnh hưởng để báo cáo Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Qua nắm bắt đã có 14 người thiệt mạng trong vụ cháy, trong đó có 2 trường hợp tử vong là công nhân lao động.

Trong số những nạn nhân bị thương đang được điều trị tại Bệnh viện Giao thông Vận tải có chị N.T.X (quê Hòa Bình, làm việc tại công ty TNHH đầu tư giáo dục Trạng Nguyên) và chồng là anh N.T.K (quê Phú Thọ, làm việc tại Công ty CP ULTTY Việt Nam). Được biết, bà N.T.A.T (Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, là chủ nhà).

Anh N.T.K kể, vào khoảng 1 giờ sáng, đang ngủ thì vợ chồng anh giật mình vì 2 tiếng nổ. Sau đó, lửa nhanh chóng bùng phát dữ dội lên các tầng trên. Khi lửa xộc lên đến các phòng, không còn lối chạy ra ngoài, anh bình tĩnh trấn an vợ, cùng nhau tẩm nước vào vải, quấn thành nhiều lớp để che miệng, mũi, bịt kín các khe hở.
Trong tình huống nguy hiểm như vậy, hai vợ chồng cứ ở yên trong phòng, khi lực lượng phòng cháy, chữa cháy và và cứu hộ, cứu nạn đến dập tắt đám cháy mới ra ngoài.

Hai vợ chồng lao động bị thương trong vụ cháy ở Trung Kính đã chuyển viện
Chị N.T.X cảm ơn lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thăm hỏi, động viên. Ảnh: Hải Nguyễn

“Lửa cháy vào cửa sổ nhà tôi khiến vợ nhìn thấy rất hoảng sợ. Do từng được huấn luyện về phòng cháy và kỹ năng thoát nạn nên tôi hiểu rằng nếu chạy ra ngoài khi không có lối thoát nạn sẽ chỉ có con đường chết” - anh N.T.K cho biết.

Hai vợ chồng lao động bị thương trong vụ cháy ở Trung Kính đã chuyển viện
Vụ cháy ở Trung Kính khiến 2 người lao động tử vong. Ảnh: Đức Sơn

BS. Bùi Hồng Giang, Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Giao thông Vận tải (Hà Nội) chia sẻ với phóng viên Cuộc sống an toàn: Hai vợ chồng anh N.T.K được đưa vào bệnh viện trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc được, người bám đầy tro bụi, SpO2 99%.

Trong số 6 nạn nhân được chuyển đến Bệnh viện Giao thông vận tải để điều trị, hai vợ chồng anh có sự tiến triển phục hồi tốt.

Tình trạng viêm phổi do bỏng đường hô hấp do khí độc cần được tiếp tục theo dõi nên hai vợ chồng anh được chuyển đến Khoa Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai vào chiều ngày 24/5.

Thăm hỏi, động viên các nạn nhân trong vụ cháy được điều trị tại Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh đã động viên các nạn nhân, vợ chồng anh N.T.K yên tâm điều trị, tuân thủ phác đồ của bác sĩ để sớm hồi phục, quay trở lại với công việc và cuộc sống bình thường.

Tại đây, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trao quà hỗ trợ cho các nạn nhân. Đại diện LĐLĐ TP Hà Nội và LĐLĐ quận Cầu Giấy cũng đã trao quà cho các nạn nhân.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh bày tỏ mong muốn, tập thể Bệnh viện tiếp tục dành những nguồn lực tốt nhất để cứu chữa kịp thời, chăm lo cho các nạn nhân, để họ ổn định tâm lý, sức khỏe, vượt qua tai nạn.

Theo BS. Bùi Hồng Giang, để phối hợp điều trị tốt nhất cho người bệnh trong vụ cháy nhà trọ này cả về sức khoẻ và tinh thần, tâm lý, trong chiều 24/5, Bệnh viện Giao thông Vận tải đã chuyển 3 trong tổng số 6 nạn nhân của vụ cháy nhà trọ ở phố Trung Kính, phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đang điều trị tại đây đến Khoa Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Không thể nhảy xuống để thoát thân

Theo thông tin từ chính quyền địa phương, ngôi nhà xảy ra cháy được xây dựng với diện tích khoảng 150m2 trên tổng diện tích khu đất xây dựng là 205m2, phần diện tích còn lại khoảng 55m2 là sân trống. Tất cả các căn phòng trong ngôi nhà này đều được nối với hành lang thoáng, dễ dàng nhảy xuống sân nếu có sự cố xảy ra.

Tuy nhiên, khoảng sân 55m2 là sân trống bố trí để xe máy, xe đạp, xe đạp điện. Lúc vụ cháy xảy ra, toàn bộ khoảng sân này bao trùm trong ngọn lửa, những người trong nhà không thể nhảy xuống để thoát thân.

Trong khi đó, các hướng còn lại của nhà trọ bị bịt kín vì nằm sát các nhà bên cạnh. Phía tầng tum của ngôi nhà thấp hơn các căn nhà xung quanh nên các nạn nhân không thể trèo sang nhà hàng xóm để thoát hiểm.

Cúi thấp khi di chuyển khỏi đám cháy

Liên quan đến đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các nhà cao tầng, Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, Cứu hộ cho biết:

“Có nhiều nguyên nhân để xảy ra cháy nổ, trong đó về phía chủ đầu tư là tự ý hoán cải công năng tòa nhà, không thông báo với cơ quan chức năng và không đảm bảo điều kiện về PCCC. Các công trình chung cư mini, nhà cao tầng gây khó khăn đối với lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy như: chiều cao của công trình; ngõ hẹp.

Kỹ năng thoát nạn là kỹ năng sinh tồn cần có với mỗi người dân để thoát khỏi nguy hiểm khi có cháy nổ.

Với tình huống cháy từ căn hộ dưới đang cháy lên: Người dân nhìn qua cửa sổ thấy lửa khói đang liếm lên cửa sổ của căn hộ mình lập tức phải tháo toàn bộ rèm khỏi cửa sổ, ra khỏi toàn bộ những bức tường của nhà mình, giật xuống để hơi nóng không cháy lan qua rèm. Đồng thời sử dụng phương tiện ngăn nguy cơ cháy lan qua cửa sổ đến căn hộ mình như đóng cửa, sử dụng khăn ướt ngăn đám cháy qua cửa sổ, thông báo cho lực lượng chức năng, đưa thành viên trong gia đình ra chỗ thoáng khí để không hít phải hơi khí độc và chờ lực lượng chức năng đến hỗ trợ cứu nạn. Đó là giải pháp cuối cùng khi không còn đường thoát nạn thì bắt buộc ở trong căn hộ.

Còn khi di chuyển thoát nạn trên hành lang có khói thì quá trình di chuyển phải hạ thấp trọng tâm, khoảng cách 60cm tính từ sàn trở lên là vùng không khí tương đối sạch để giảm thiểu nguy cơ hít phải khói khí độc. Trong quá trình di chuyển có mặt nạ phòng chống khói, khí độc hoặc sử dụng khăn ẩm khăn ướt, bịt vào cơ quan hô hấp để giảm thiểu nguy cơ hít phải khói khí độc.

Đó là kỹ năng sống, giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ bị thiệt mạng trong đám cháy, tăng khả năng cứu được người thân, hàng xóm và đồng nghiệp, bạn bè. Đó là điều quan trọng mà mỗi người dân cần tìm hiểu, rèn luyện, bồi dưỡng để đảm bảo an toàn cho chính mình và cho cộng đồng. Mỗi người dân hãy học kỹ năng sống, trong đó có kỹ năng sinh tồn để đảm bảo an toàn trong đám cháy".

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi công nhân bị thương do cháy khí mê-tan Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Bồi thường bảo hiểm 4,5 tỷ đồng cho 3 nạn nhân đầu tiên Xem xét chính sách đặc thù hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Kiểm tra, giám sát 24 doanh nghiệp sau vụ nổ lò hơi

An toàn, vệ sinh lao động -

Đồng Nai: Kiểm tra, giám sát 24 doanh nghiệp sau vụ nổ lò hơi

Sau vụ nổ lò hơi làm chết 6 người, bị thương 5 người (xảy ra ngày 1/5 tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại gỗ Bình Minh), tỉnh Đồng Nai đã tăng cường kiểm soát các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

8 đơn vị cảnh sát chữa cháy quên mình cứu người khiến người dân cảm động

An toàn, vệ sinh lao động -

8 đơn vị cảnh sát chữa cháy quên mình cứu người khiến người dân cảm động

Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) đã nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tháng 4 - 5/2024.

Chuyện nghỉ hưu sớm của diễn viên xiếc lên diễn đàn Quốc hội

An toàn, vệ sinh lao động -

Chuyện nghỉ hưu sớm của diễn viên xiếc lên diễn đàn Quốc hội

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đã đề xuất giảm độ tuổi nghỉ hưu cho viên chức lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có diễn viên xiếc.

Nghề xiếc - muôn vàn âu lo

An toàn, vệ sinh lao động -

Nghề xiếc - muôn vàn âu lo

Liên đoàn Xiếc Việt Nam kiến nghị, việc tăng tuổi nghỉ hưu như hiện nay với diễn viên xiếc là không phù hợp với đặc thù ngành nghề. Đơn vị gặp khó khăn trong giải quyết việc làm cho nghệ sĩ biểu diễn sau thời kỳ đỉnh cao.

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

An toàn, vệ sinh lao động -

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

Bằng tâm huyết với sự phát triển của Xiếc Việt Nam, NSND Tạ Duy Ánh trăn trở, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến diễn viên xiếc. Tuy nhiên, chế độ chính sách động viên “chiến sĩ trên mặt trận văn hoá” phải theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. Phải nhanh lên mới kịp!

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

Từ năm 2017, khi bắt đầu thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), hằng năm, Chính phủ thay vì tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ vào tháng 3, đã chọn Tháng 5 là Tháng Hành động về ATVSLĐ gắn với Tháng Công nhân. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của công đoàn trong công tác ATVSLĐ.

Từ 1/7/2025: Đóng BHXH 15 năm sẽ được hưởng lương hưu Tôi công nhân

Từ 1/7/2025: Đóng BHXH 15 năm sẽ được hưởng lương hưu

Khi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2025, người lao động đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu

04 cách tính gộp ngày phép năm đối với người lao động Tôi công nhân

04 cách tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Người lao động có 12 ngày phép năm, nếu gộp 3 năm thì người lao động sẽ nghỉ một lần 36 ngày phép năm. Theo đó, chỉ được nghỉ gộp, không được nghỉ riêng lẻ. Trường hợp nghỉ riêng lẻ thì được xem là nghỉ không hưởng lương.

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn” Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn”

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Hữu Quang - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (KCN Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa), doanh nghiệp FDI có hơn 12.000 đoàn viên, người lao động.

Những điểm mới của tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 Infographic

Những điểm mới của tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực nhà nước.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện Video

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện

Ngày 26/6, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với LĐLĐ TP Hải Phòng tổ chức chương trình trải nghiệm thực tế tuyên truyền phòng, chống ma túy cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy Gia Minh.

Đọc thêm

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện hiệu quả công tác ATVSLĐ tại đơn vị mình.

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, tập đoàn, tổng công ty công ty, tổ chức có liên quan tăng cường công tác ATVSLĐ, đặc biệt là kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Người lao động -

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Pháp luật Việt Nam đã hoàn thiện, quy định rất chặt chẽ về xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Vệ snh an toàn thực phẩm (VSATTP), chỉ cần tổ chức, cá nhân vận dụng đúng, xử lý nghiêm minh thì các vụ ngộ độc thực phẩm như hiện nay rất ít xảy ra.

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn

Mới đây, Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam (Nghệ An) đã có văn bản gửi LĐLĐ tỉnh Nghệ An, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An, Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An về việc đề nghị hỗ trợ đối với NLĐ Công ty TNHH Châu Tiến.

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm

An toàn, vệ sinh lao động -

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm

Kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm… là nguyên nhân đã được xác định của một số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra thời gian qua. Để rõ hơn về các quy định của pháp luật và các giải pháp giảm thiểu những vụ việc ngộ độc thực phẩm, Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội). Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

An toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ

An toàn, vệ sinh lao động -

An toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ

Trong các phương pháp làm việc của mình, an toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ để làm gương cho mọi người trong tổ cùng thực hiện.

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

An toàn, vệ sinh lao động -

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 có chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, được tổ chức từ ngày 01 - 31/5/2024 trên phạm vi toàn quốc nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Nhân dịp này, đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Tạp chí ATVSLĐ về những hoạt động trọng tâm trong Tháng Hành động về ATVSLĐ.

Công đoàn Vietnam Airlines và chuỗi hoạt động sôi nổi nhân Tháng công nhân

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn Vietnam Airlines và chuỗi hoạt động sôi nổi nhân Tháng công nhân

Hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Công đoàn Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tổ chức chuỗi hoạt động, trong đó có cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về Công đoàn Việt Nam; pháp luật về ATVSLĐ và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam”.

Nhiệm vụ hằng ngày của an toàn vệ sinh viên là gì?

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiệm vụ hằng ngày của an toàn vệ sinh viên là gì?

Nhiệm vụ quan trọng hằng ngày của an toàn vệ sinh viên tại nơi làm việc là kiểm tra tình trạng an toàn, vệ sinh và theo dõi việc người lao động tuân thủ các quy định về an toàn...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là người để lại cho dân tộc ta một thời đại Hồ Chí Minh, hệ tư tưởng Hồ Chí Minh tiến bộ, nhân văn cùng đạo đức cách mạng, phong cách làm việc vì nước vì dân. Trong hệ tư tưởng đó có tư tưởng về chính sách lao động, về đảm bảo an toàn cho người lao động. Bác luôn chăm lo tạo việc làm cho người dân, đào tạo nghề, nâng cao trình độ công nhân, tiền lương cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động, giải quyết hài hòa các mối quan hệ lao động...