Hạ tầng giao thông đưa đất chín rồng cất cánh
Kinh tế - Xã hội - 11/06/2023 06:13 TRẦN LƯU
Định hình “bộ xương sống huyết mạch”
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đến Bộ GTVT, UBND TP.HCM và UBND các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang về việc tổ chức khởi công các dự án đường bộ cao tốc.
Theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, 4 dự án thành phần dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sẽ đồng loạt khởi công vào ngày 17/6. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ dự tại điểm cầu An Giang (điểm cầu chính).
Trong ngày kế tiếp (18/6), 3 dự án khác, gồm: Đường Vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cũng sẽ được khởi công đồng loạt. Thủ tướng Chính phủ sẽ dự tại điểm cầu TP.HCM (điểm cầu chính), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự tại điểm cầu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đã sẵn sàng khởi công. Trong ảnh: Cắm mốc GPMB tuyến cao tốc, đoạn đi qua địa phận Cần Thơ. Ảnh: Tr.L |
Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 có tổng chiều dài hơn 188 km. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 44.691 tỷ đồng. Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 6 làn xe ô tô cao tốc, giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe phân kỳ, bề rộng nền đường 17 m. Dự án được chia thành 4 dự án thành phần. Tiến độ yêu cầu cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.
Cùng thời điểm này, người dân ĐBSCL lại đón nhận thêm tin vui khi Thủ tướng đã có quyết định về việc phê duyệt đề xuất dự án cải tạo nâng cấp 3 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn gồm: Quốc lộ 53, 62, 91B.
Theo đó, Quốc lộ 53 (đoạn Long Hồ - Ba Si) được nâng cấp, cải tạo thành đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h. Mặt cắt ngang nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 11 m bao gồm 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ; cầu Ngã Tư tại Km 8+308.
Quốc lộ 62 (qua tỉnh Long An) được nâng cấp, cải tạo thành đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h. Mặt cắt ngang nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 11 m. Hướng tuyến theo hướng tuyến hiện hữu, đoạn tuyến qua thị trấn Tân Thạnh làm mới tuyến tránh dự kiến từ Km 41 + 100 - Km 49+150.
Quốc lộ 91B (tuyến Nam Sông Hậu), đoạn 1 từ ngã 5 cầu Cần Thơ đến cảng Cái Cui có quy mô mặt cắt ngang giữ nguyên theo hiện trạng; hướng tuyến theo hướng tuyến hiện hữu.
Đoạn 2 từ cầu Cái Cui đến ngã ba giao giữa Quốc lộ 91B với đường tỉnh Bạc Liêu - Vĩnh Châu và đường dẫn phía mố A đường vào cầu Tôn Đức Thắng. Các đoạn tuyến hiện hữu có nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 11 m được giữ nguyên quy mô; những đoạn nền đường rộng 7,5 m, mặt đường rộng 6 m mở rộng, nâng cấp thành đường cấp III đồng bằng.
Các dự án có cơ quan chủ quản là Bộ Giao thông Vận tải, nhà tài trợ là Ngân hàng Thế giới (WB).
Thi công tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Ảnh: PV |
Ngoài những tuyến đường nói trên, tại ĐBSCL đang có nhiều dự án giao thông trọng điểm đã và đang được triển khai. Đơn cử như tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã được vận hành thử để hoàn tất công tác chuẩn bị để đưa vào khai thác. Hiện tại tuyến cao tốc dài 51 km với tổng mức đầu tư 12 ngàn tỷ đồng đạt hơn 97% khối lượng, các hạng mục còn lại đang được nhà thầu gấp rút thi công, hoàn thiện đấu nối.
Một công trình giao thông trọng điểm khác là cầu Mỹ Thuận 2, có điểm đầu khớp nối với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, điểm cuối nối dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ với hơn 6 km. Hiện tại, công trình cầu Mỹ Thuận 2 đang vượt tiến độ và đạt tổng giá trị xây lắp gần 51% giá trị hợp đồng.
Tuyến cao tốc huyết mạch khác là Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đang được thi công với chiều dài 23 km. Ở giai đoạn 1, quy mô đầu tư Dự án gồm 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, bề rộng cầu 17,5 m, vận tốc 80 km/h. Hiện tại, trên công trường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ các nhà thầu đang huy động nhân lực, máy móc làm "3 ca, 4 kíp" đảm bảo tiến độ thi công.
Mới đây, vào những ngày cuối tháng 3 có thêm 2 cây cầu quan trọng được khởi công xây dựng. Đó là cầu Rạch Miễu 2 vượt sông Tiền, nối tỉnh Tiền Giang với Bến Tre với mức vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng; cầu Châu Đốc vốn đầu tư 534 tỷ đồng, thay thế phà Châu Giang hiện hữu, thuộc dự án xây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ Tân Châu đến TP Châu Đốc, kết nối tỉnh An Giang với hai tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp.
Với hàng loạt dự án nêu trên, vùng ĐBSCL đang được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng; từ đó, hình thành một “bộ xương sống huyết mạch” cho vùng.
Mở đường cho phát triển
Ngày 18/06/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Nghị quyết số 78/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 2/4/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL. Đây là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các cơ chế, chính sách mới để khai thác và phát huy ở mức cao nhất các tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển nhanh và bền vững toàn vùng và của các địa phương trong thời gian tới.
Lễ khởi công tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau vào ngày 1/1/2023. Ảnh: Tr.L |
Hiện nay Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 13 địa phương ĐBSCL đã xây dựng 16 đề xuất dự án với tổng mức đầu tư 94.328 tỷ đồng. Trong đó, vốn đối ứng 28.046 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài 2,817 tỷ USD tương đương 66.282 tỷ đồng. Hầu hết các dự án này là dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để phát triển bền vững vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu (Mekong DPO).
Số liệu nghiên cứu cho thấy, ĐBSCL luôn có tỷ lệ đô thị hóa cao so với cả nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước 1,3 đến 1,5 lần. Cùng với đó, hạ tầng khu vực đang liên tục được đầu tư mạnh mẽ. Sở hữu tiềm năng du lịch, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, bất động sản, logicstic, công nghiệp... nếu đầu tư kịp thời, thì khu vực sẽ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, gắn kết với liên kết vùng miền.
Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: Hiện tại, muốn lưu thông qua tỉnh An Giang chỉ có tuyến !uốc lộ 91 độc đạo và tuyến quốc lộ này đã trở nên quá chật hẹp so với lượng người và phương tiện dày đặc. Tới đây, khi tuyến cao tốc trục ngang Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được khởi công sẽ tạo bước phát triển đột phá về kinh tế không chỉ cho An Giang mà cả vùng ĐBSCL. Dự án sẽ đáp ứng cầu luân chuyển thuận lợi hàng hóa nông, thủy sản xuất khẩu của vùng ĐBSCL về Cảng biển nước sâu Trần Đề giúp giảm tải cho các cảng khu vực Đông Nam bộ; đồng thời, tăng năng lực giao thương cho các cửa khẩu trọng điểm quốc gia với Campuchia.
Các dự án đang được huy động tối đa nguồn lực để thi công. Khi hoàn thành sẽ mở ra sự phát triển đột phá cho ĐBSCL. Ảnh: Tr.L |
Đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết thêm, tỉnh đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện các thủ tục, sớm triển khai dự án cầu Ðại Ngãi và hỗ trợ tỉnh đầu tư đường dẫn từ cầu Ðại Ngãi kết nối Quốc lộ 60 hiện hữu. Tuyến đường sẽ tạo thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư cảng nước sâu Trần Ðề, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. UBND tỉnh Sóc Trăng cam kết triển khai các dự án bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ và chịu trách nhiệm trong quản lý, điều hành theo quy định.
Khi ba dự án lớn gồm: Cao tốc Châu Ðốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cảng biển nước sâu Trần Ðề và cầu Ðại Ngãi được khởi công, sẽ tạo cơ hội thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả hệ thống đường bộ ven biển, cảng biển và giao thông thủy, hệ thống các công trình dịch vụ - hậu cần nhằm giảm chi phí logistics, hỗ trợ hiệu quả cho việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản, tạo động lực cho vùng ĐBSCL cất cánh.
Theo TS Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế ĐBSCL, nhiều năm qua, hạ tầng giao thông chính là điểm nghẽn của ĐBSCL. Do đó, từ 10 năm trước, hạ tầng giao thông được xác định là khâu đột phá ở ĐBSCL. Hiện tại, giao thông ĐBSCL đã có bước phát triển đáng ghi nhận với nhiều dự án lớn đã hoàn thành. Tuy nhiên, để tiếp tục khơi thông điểm nghẽn, hạ tầng giao thông ĐBSCL cần được quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa trong giai đoạn tới để tăng tính liên kết giữa không gian kinh tế vùng ĐBSCL với vùng Đông Nam bộ và TP.HCM. Tới đây, khi hàng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm như cao tốc, cầu, cảng biển… được hoàn thành đầu tư sẽ tạo sự đồng bộ và mang lại cơ hội phát triển đột phá cho vùng…
Vốn phát triển hạ tầng giao thông đến năm 2025 tăng gần 3 lần Giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 470.000 tỷ đồng. |
Ùn tắc giao thông ở Thủ đô: Hạ tầng yếu, thiếu đồng bộ Thực trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội đã được đề cập rõ trong bài viết " Hà Nội: Ám ảnh ùn tắc từ ... |
Một năm ấn tượng của ngành giao thông vận tải Các công trình hạ tầng giao thông được đẩy mạnh thi công, thị trường vận tải hồi phục nhanh, dẫn đầu ngân đầu tư công, ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 08:00
Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất
Chính sách bán hàng còn “ghi điểm” khi đưa ra tiến độ thanh toán siêu giãn, giúp khách chỉ phải trả 1 - 1,5%/tháng, tương đương từ 39 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, với số tiền khoảng 3 tỷ đồng trong tay, khách hàng đã có thể sở hữu ngay một căn hộ hạng sang thuộc dự án Top 1 Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 08:00
Cơ hội cuối nhận ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho xe Toyota trong năm 2024
Nắm bắt nhu cầu mua xe tăng cao vào những tháng cuối năm và hiệu ứng tích cực từ chương trình ưu đãi của các tháng trước, tháng 11 này Toyota Việt Nam tiếp tục triển khai khuyến mại dành cho 5 mẫu xe “hot” giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe Toyota trước thềm năm mới.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?