Giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và nguồn nhân lực trong đại dịch
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2021 16:15 Hà Vy
“Tôi muốn thay đổi quan niệm: Cán bộ công đoàn thường không có năng lực chuyên môn cao” Công đoàn Công Thương Việt Nam: Cần thực sự đổi mới hơn nữa |
Năm 2021, khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 ập đến, ngành Công nghiệp Dệt – Nhuộm – May bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, ngay khi trở lại trạng thái bình thường mới, Bộ Công Thương đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển, phục hồi nền công nghiệp này.
Đề án “Đào tạo nhân lực, tư vấn kỹ thuật, cải tiến sản xuất và môi trường làm việc nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành Dệt – Nhuộm – May khu vực phía Nam” năm 2021 do Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh chủ trì là một trong nhưng đề án đầu tiên nằm trong chương trình Phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021 – 2025 của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương).
Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết đề án |
Ngành Dệt May được đánh giá là một trong những ngành sản xuất trọng điểm, phát triển vượt bậc, có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu ở nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả khả quan, ngành Dệt May đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Trước đại dịch Covid-19, với 2,6 triệu lao động, ngành đang giải quyết gần 5% tổng số lao động cả nước và đóng góp 12,4% vào tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 của Việt Nam. Nhưng đại dịch Covid-19 đang khiến doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.
Hiện nay, hiệp định CPTPP và EVFTA được nhiều doanh nghiệp Dệt May xem là “kim chỉ nam” để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường và hưởng ưu đãi thuế. Để tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp Dệt May phải giải quyết được các vấn đề nội tại như ô nhiễm môi trường nước, năng suất, chất lượng.
Các sản phẩm ngành Dệt May tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập về năng suất và chất lượng mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự lãng phí trong sản xuất và quản lý sản xuất. Thiết bị máy móc đầu tư nhiều nhưng dàn trải, nhân lực không đáp ứng được nhu cầu. Người được đào tạo bài bản thì chưa đủ kinh nghiệm xử lý các sự cố thường xuyên; người có kinh nghiệm thì chưa được đào tạo cơ sở lý thuyết để giải quyết tận gốc vấn đề.
Các đại biểu lắng nghe chia sẻ từ doanh nghiệp tham gia đề án |
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp khó khăn trong quá trình đàm phán, ký kết các đơn hàng số lượng lớn trong dài hạn.
Đề án đã tập trung đào tạo chuyên môn sâu về quản lý sản xuất, cách nhận diện lãng phí nhanh và chuyên nghiệp bằng cách áp dụng được một số công cụ quản lý theo phương pháp Lean Manufacture trong sản xuất, phân tích các lỗi sản phẩm, lỗi quá trình bằng các công cụ quản lý chất lượng và quản lý theo phương pháp TPM chuyên nghiệp (Total Quality Management). Các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng đã bị loại bỏ.
Đại diện Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Dũng Tâm cho biết, tham gia đề án, công ty thực hiện 5S3D từ Phòng thí nghiệm và lan tỏa đến các phòng, ban khác; đào tạo trình độ chuyên môn cho toàn thể nhân viên để nâng cao chất lượng tay nghề; đặt ra kế hoạch sản xuất hợp lý để sử dụng tốt nhất nguồn nguyên vật liệu, hóa chất… Doanh nghiệp đã mở rộng công tác 5S toàn nhà máy, thực hiện chấm điểm 5S định kỳ và duy trì trong các năm tiếp theo; cải tạo Kho thuốc màu để đảm bảo cho việc bảo quản thuốc màu được tốt hơn; thanh lý các máy móc thiết bị cũ, hồ sơ tài liệu không còn sử dụng để giải phóng kho…
Đại diện Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Dũng Tâm trình bày những kết quả của việc tham gia đề án |
PGS. TS Đàm Sao Mai – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh cho biết: "Sau tác động của đại dịch Covid-19, trên thế giới xuất hiện xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư sang các quốc gia khác ngoài Trung Quốc. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam đón đầu xu thế đầu tư nước ngoài mới. Muốn vậy, việc cải tiến sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục bởi đây là điều kiện quan trọng đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi lựa chọn nhà cung ứng, cũng như đối tác cung cấp sản phẩm phải luôn đảm bảo quy trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra phải được chuyên nghiệp hóa, đáp ứng nhu cầu trong thời gian dài.
Thông qua hiệu quả hoạt động của chương trình, Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh kỳ vọng đây sẽ là cầu nối giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phải luôn luôn cải tiến sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy ngành Dệt May nói riêng và ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
TS. Phạm Thị Hồng Phượng - Trưởng bộ môn Công nghệ hóa học vật liệu, Khoa Công nghệ Hóa học, Chủ nhiệm đề án cho biết, đề án được áp dụng tại 12 doanh nghiệp, đào tạo cho 68 học viên. Quá trình triển khai đề án gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, doanh nghiệp phải thực hiện “3 tại chỗ” hoặc dừng sản xuất do có ca mắc Covid-19 nên khó tiếp cận. Đội hỗ trợ tại các doanh nghiệp phải thay đổi do Covid-19.
Tuy nhiên, đề án vẫn được thực hiện thành công do lựa chọn đúng doanh nghiệp thực sự muốn cải tiến. Trước khi thực hiện đã khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp và phỏng vấn năng lực của học viên. Người được đào tạo chủ yếu là Giám đốc điều hành (CEO), người đứng đầu các bộ phận trong doanh nghiệp nên có khả năng truyền đạt kiến thức tới công nhân.
Hà Nội: Hiểm họa rình rập trong khu nhà ở xã hội
|
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 25/11/2024 19:17
Cơ hội cuối sở hữu căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences chỉ từ 62 triệu đồng/m2
Thị trường chung cư Hà Nội liên tục lập mặt bằng giá mới, trong khi nhiều chuyên gia dự báo chờ đợi giảm giá trong năm 2025 là bất khả thi. Bởi vậy, thời điểm này sẽ là cơ hội “quý hơn vàng” để sở hữu căn hộ nội đô có mức giá chỉ từ 62 triệu đồng/m2, trước khi thị trường chung vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Kinh tế - Xã hội - 25/11/2024 13:31
Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm
Tỉnh Vĩnh Phúc đang nổi bật với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và thu hút thành công 15 dự án lớn, trọng điểm, tổng mức đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Kinh tế - Xã hội - 24/11/2024 15:03
Vụ xe 16 chỗ VTV vượt ẩu nhìn từ góc camera nhà dân tại địa điểm tai nạn
Clip từ camera an ninh đúng chỗ vụ tai nạn cho thấy nếu chiếc xe tải va phải xe 16 chỗ vượt ẩu, hậu quả có thể thảm khốc hơn nhiều.
Kinh tế - Xã hội - 24/11/2024 12:16
Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
Ban nhạc hàng đầu thế kỷ 21 Imagine Dragons vừa tạo nên một cơn “bão mạng” khi chính thức gọi tên 8WONDER trên trang Instagram chính chủ, một lần nữa xác nhận Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến trong lịch trình tour diễn LOOM đang làm mưa làm gió khắp toàn cầu.
Kinh tế - Xã hội - 24/11/2024 12:03
Xe tự chế Nhết TV mô phỏng siêu xe Koenigsegg Jesko chạy thử thành công
Chiếc xe tự chế của Nhết TV đã chạy thử sau 10 tháng, dự kiến sẽ được làm hoàn chỉnh trong hơn một tháng tới đây.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:08
Lô xe Omoda C5 đầu tiên cập bến Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã cập cảng để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
- Mạng xã hội có khác gì đâu chiếc mõ làng
- Cơ hội cuối sở hữu căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences chỉ từ 62 triệu đồng/m2
- Những điểm trường bị bỏ hoang
- Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm
- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh