Đổi mới quy chế quản lý hoạt động lâm nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích
Công đoàn - 02/06/2020 18:25 Trang Ngô
Công đoàn Công Thương Việt Nam, Công đoàn Tổng Công ty Giấy Việt Nam đến thăm hỏi, tặng quà, động viên gia đình công nhân Xì Thanh Cường (thôn Nắc Con, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang). |
Trước đây, so với mặt bằng chung của xã hội, thu nhập bình quân của công nhân lâm nghiệp ở mức khiêm tốn với 4 - 5 triệu đồng/tháng. Nhưng một vài năm trở lại đây, đời sống người lao động được cải thiện hơn. Đó là nhờ Tổng Công ty Giấy Việt Nam thực hiện đổi mới quy trình quy phạm kỹ thuật về trồng rừng (từ cây giống, thâm canh) nâng cao năng suất của rừng. Đồng thời đổi mới công tác quản lý và thực hiện tái cơ cấu tinh gọn bộ máy.
Trong đó, giải pháp của Tổng Công ty Giấy Việt Nam về chuyển đổi quy chế khoán chu kỳ sang khoán công đoạn đã thắt chặt quản lý rừng, tăng năng suất của rừng và hiệu quả sản xuất của người lao động.
Theo đồng chí Nguyễn Xinh - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Giấy Việt Nam: Trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, chính sách khoán là một vấn đề quan trọng. Với mỗi hình thức khoán mà Tổng Công ty áp dụng đều có khó khăn và ưu việt riêng.
Nếu thực hiện khoán chu kỳ như trước đây, người lao động chăm sóc cây tốt, giá trị của rừng tăng thì được hưởng lợi nhiều hơn từ sản phẩm chênh lệch so với định mức công ty giao. Tuy nhiên, cách tổ chức khoán chu kỳ khó thực hiện ở chỗ, thời gian giao rừng kéo dài khiến người lao động dễ có tư tưởng cho rằng đó không còn là đất của công ty nên dễ xảy ra tranh chấp. Và thực hiện khoán chu kỳ, người lao động phải đầu tư công sức, vốn “dài hơi” hơn.
Các cán bộ công đoàn bên vạt rừng cho năng suất cao. |
Do vậy, Tổng Công ty đã nghiên cứu đổi mới sang hình thức khoán công đoạn để quản lý đất tốt hơn, trồng cây có năng suất hiệu quả hơn, đảm bảo các chế độ chính sách cho người lao động. Sau khi thực hiện xong mỗi công đoạn như cuốc hố, trồng cây, chăm sóc, bảo vệ rừng, người lao động sẽ được công ty nghiệm thu, thanh toán chi phí thực hiện công đoạn.
Quy chế khoán công đoạn bắt đầu được áp dụng từ cuối năm 2018 đến nay. Lợi ích nhận thấy rõ rệt nhất là, đối với các công ty lâm nghiệp, việc chi trả lương, thu nhập, bảo hiểm của người lao động được giải quyết đúng kỳ hạn. Khi quy chế về khoán công đoạn được thông qua, nhiều người lao động đồng tình ủng hộ. Thực hiện khoán công đoạn, công tác quản lý đất rừng chặt hơn. Tình trạng mất rừng, mất đất không còn. Công nhân trồng rừng ngoài thu nhập từ lương còn phát triển kinh tế gia đình như trồng xen canh ở ven chân lô các loại cây ngắn hạn như cam, chè, bưởi... Do vậy, thu nhập của người lao động không chỉ dừng ở mức 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Anh Đàm Ngọc Tân - Chủ tịch Công đoàn Đội 54 (Công ty lâm nghiệp Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) |
Còn Công ty lâm nghiệp Hàm Yên (tại tỉnh Tuyên Quang) hiện trồng, quản lý 3.118 ha đất, trong đó có 1.700 ha rừng. Công ty sử dụng tổng số 81 lao động. Sau 2 năm thực hiện khoán công đoạn, trước mắt NLĐ có phần lương, đóng bảo hiểm. Đối với doanh nghiệp, khoán công đoạn giúp công ty quản lý rừng chặt chẽ hơn.
Chị Lý Thị Xay - công nhân Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo (xã Đông Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) cho biết: Gia đình chị hiện nhận trồng 4 ha rừng. Trước kia thực hiện khoán chu kỳ, gia đình chị phải đầu tư vốn và công sức dài hơi hơn. Việc thực hiện khoán công đoạn như ngày nay có lợi cho gia đình ở chỗ chị được trả lương nhanh chóng hơn.
Anh Đàm Ngọc Tân - Chủ tịch Công đoàn Đội 54, Công ty lâm nghiệp Hàm Yên cho biết: Đội 54 “tập trung” nhiều lao động khó khăn nhất công ty do phần đông là công nhân dân tộc thiểu số. Việc áp dụng khoán công đoạn khiến lao động nghèo có tiền lương để sử dụng luôn, giảm gánh nặng phải vay mượn vốn để trồng và canh tác rừng.
Nhân dịp Tháng Công nhân, Công đoàn đến sẻ chia với người lao động lâm nghiệp. |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 2/6 Cập nhật thông tin 7h sáng ngày 2/6, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 6,36 triệu người với hơn 377 ... |
Công nhân phấn khởi đổi chai nhựa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường Trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đời sống vật chất cũng như tinh thần của công nhân đều cần được chú trọng. Nắm ... |
Trẻ em đuối nước, nỗi lo mùa hè Trẻ em đuối nước hè nào cũng diễn ra, con công nhân lao động các khu công nghiệp không là ngoại lệ. Chỉ có dạy ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 22/11/2024 06:03
06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
Bên cạnh tăng ca hay làm thêm ca đêm, thậm chí tìm thêm các công việc phụ khác thì những cách hay được chia sẻ ngay sau đây có thể sẽ là mách nước tuyệt vời để các bạn công nhân lao động tăng thêm thu nhập.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 21/11/2024 06:05
Những trường hợp người lao động được từ chối việc phân công
Theo Bộ luật Lao động, có nhiều trường hợp người lao động được quyền từ chối làm việc mà quản lý, người sử dụng lao động phân công.
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y