Doanh nghiệp cần tham gia Bảo hiểm trách nhiệm ở mức cao cho thuyền viên
Kinh tế - Xã hội - 16/06/2022 10:45 QUANG THỌ (VIMC)
Thủ tướng Chính phủ: "Đào tạo nghề là nhu cầu chính đáng của công nhân" Người công nhân mù khóc khi đón nhận món quà của Thủ tướng |
Các đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội nghị. Ảnh: VIMC |
Ngày 14/6/2022, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (gọi tắt là Tổng công ty) đã tổ chức Hội nghị về công tác thuyền viên năm 2022.
Giai đoạn 2020 - 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến việc thay thế thuyền viên của các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty gặp nhiều khó khăn. Chi phí của doanh nghiệp tăng cao do các quy định về xét nghiệm, thời gian cách ly tập trung kéo dài. Nhiều trường hợp, doanh nghiệp bắt buộc phải ballast tàu (nghĩa là tàu chạy không hàng) về Việt Nam mới thay được thuyền viên… Khi máy móc, thiết bị trên tàu gặp sự cố, sĩ quan, thuyền viên phải tự tìm hiểu, cùng sự hỗ trợ từ bộ phận kỹ thuật để khắc phục. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, các doanh nghiệp vận tải biển đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Việc xây dựng chiến lược nhằm đảm bảo đủ thuyền viên có chất lượng cho đội tàu của Tổng công ty cũng như cho nước ngoài thuê là yêu cầu cần thiết hiện nay.
Tàu Thanh Ba của Công ty CP Vận tải biển và Hợp tác lao động quốc tế đang cập cảng và làm hàng tại TP Đà Nẵng. Ảnh: CĐHH |
Theo khảo sát của Tổng công ty, số lượng thuyền viên tại các doanh nghiệp vận tải biển xin tự chấm dứt hợp đồng lao động từ đầu năm 2021 đến tháng 5/2022 tăng. Số còn lại là hết hạn hợp đồng với doanh nghiệp hoặc đến tuổi nghỉ hưu. Thuyền viên không còn gắn bó với nghề đi tàu hoặc đã tìm được công việc khác trên bờ. Cũng có thể, thuyền viên chuyển sang làm việc cho các chủ tàu khác có mức lương ưu đãi hơn.
Một thách thức khác mà các doanh nghiệp vận tải biển phải đối mặt là trong thời gian ngắn, quy mô đào tạo sĩ quan, thuyền viên suy giảm từ 2 đến 3 lần và có xu hướng tiếp tục giảm. Nếu không có chính sách phù hợp sẽ khiến tình hình thiếu hụt nguồn nhân lực càng trầm trọng.
Thời gian qua, các doanh nghiệp vận tải biển đã chủ động cơ cấu lại đội ngũ sĩ quan, thuyền viên, ưu tiên sử dụng thuyền viên có năng lực, mẫn cán, có nhiều đóng góp. Doanh nghiệp không kí lại hợp đồng với những thuyền viên có chuyên môn và đạo đức kém. Các doanh nghiệp cũng chủ động tuyển dụng và đào tạo các chức danh còn thiếu như Thợ cả, Thủy thủ trưởng…
Thuyền viên Công ty CP Vận tải biển Vinaship trở về nhà sau khi cách ly tập trung. Ảnh: CĐHH |
Nhờ sự nỗ lực trên, các doanh nghiệp đã giữ được một lực lượng thuyền viên gắn bó với nghề đi biển, có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản, bảo dưỡng tàu. Các thuyền viên có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như lúc khó khăn.
Đồng hành với doanh nghiệp, Công đoàn Tổng công ty cũng đã tận dụng các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho sự phát triển của Tổng công ty. Một trong những hoạt động có hiệu quả, thiết thực, bền vững là Dự án Nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam (VSUP).
Dự án VSUP chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/1998 do 3 bên (Tổng LĐLĐ Việt Nam, Công đoàn Thủy thủ toàn Nhật Bản và Công đoàn Tổng công ty) điều hành, quản lý.
Dự án VSUP nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan, thuyền viên Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, có cơ hội được làm việc trên đội tàu của Nhật Bản và các tàu đa quốc tịch. Kể từ năm 2012, Công đoàn Tổng công ty còn tham gia giảng Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Công ước Hàng hải quốc tế (MLC 2006) cho Dự án.
Hàng trăm học viên sau khi tốt nghiệp được tuyển làm việc trên các đội tàu nước ngoài, tàu đa quốc tịch và đội tàu Nhật Bản. Người lao động được trả mức lương hàng nghìn đô-la Mỹ hoặc giữ các vị trí quan trọng trên các tàu viễn dương của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam.
Đồng chí Lê Phan Linh - Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty (áo trắng, ngồi) nghe Thuyền trưởng tàu BIENDONG MARINER Nguyễn Ngọc Quân (đứng) kể về hoạt động của tàu và đời sống của sĩ quan, thuyền viên. Ảnh: CĐHH |
Công đoàn Tổng công ty không ngừng quan tâm, chăm lo đội ngũ sĩ quan, thuyền viên, tập trung đào tạo, nâng cao trình độ, kĩ năng cho người lao động.
Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh - Tổng giám đốc Tổng công ty nhấn mạnh, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên, tổ chức Công đoàn thường xuyên thăm hỏi, động viên thuyền viên và gia đình. Các doanh nghiệp cần có giải pháp lâu dài để phát triển thuyền viên. Doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ vào đào tạo, quản lý, đánh giá, quản trị để nâng cao tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của thuyền viên. Tăng cường sự phối hợp trong công tác đào tạo thuyền viên và đảm bảo chế độ, chính sách (tham gia đầy đủ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế... cũng như Bảo hiểm trách nhiệm ở mức cao) cho thuyền viên.
Các doanh nghiệp tăng cường giới thiệu, kèm cặp, phát triển đảng viên là thuyền viên. Thông qua đó tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ sĩ quan, thuyền viên, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của toàn Tổng công ty.
Người công nhân mù khóc khi đón nhận món quà của Thủ tướng Trong số hơn 20 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn được Thủ tướng Chính phủ tặng quà trong chương trình "Thủ tướng ... |
Vụ Việt Á nếu Hải quan công bố sớm... Theo Báo Tuổi Trẻ thông tin, sáng 14/6, khi thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ cơ sở tại diễn đàn Quốc ... |
Cần đưa những "khoảng tối" của ngành Giáo dục ra ánh sáng Dư luận lại tiếp tục bàn tán nhưng không bất ngờ khi hay tin cơ quan chức năng khởi tố vụ án, bắt tạm giam ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng