Đề xuất trích nộp 2% kinh phí công đoàn nhận được sự đồng thuận cao

Hơn 10 năm kể từ khi ban hành Luật Công đoàn, nước ta đã có nhiều chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, tham gia rất nhiều các công ước quốc tế nên việc sửa đổi Luật Công đoàn là vấn đề cấp bách.
Các nguồn thu tài chính công đoàn

Chiều 3/6, Quốc hội nghe Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang trình bày tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi.

Trên cơ sở kế thừa luật Công đoàn năm 2012, dự luật sửa đổi lần này gồm 6 chương, 36 điều, bỏ 1 điều so với luật hiện hành. Dự thảo luật Công đoàn sửa đổi có nhiều thay đổi cơ bản, trong đó có nội dung hoàn thiện cơ chế tài chính công đoàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và sự ra đời của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống công đoàn Việt Nam.

Đặc biệt, dự thảo luật tiếp tục quy định duy trì mức thu 2% kinh phí công đoàn, đồng thời bổ sung quy định về trích kinh phí công đoàn cho các cấp công đoàn và cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo 2 phương án.

Theo đó, phương án 1: Tại những nơi đã có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, kinh phí công đoàn được phân phối cho các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp) theo quy định của Chính phủ.

Đề xuất trích nộp 2% kinh phí công đoàn nhận được sự đồng thuận cao

Quốc hội sẽ thảo luận luật Công đoàn sửa đổi tại kỳ họp 7 đang diễn ra. Ảnh: GIA HÂN

Phương án 2: Quy định cụ thể các phương án và tỷ lệ phân chia kinh phí công đoàn cho các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang, nếu thực hiện phương án 1, Chính phủ chỉ cần quy định việc phân phối kinh phí công đoàn cho những nơi (doanh nghiệp) đã có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và cấp phép hoạt động hợp pháp. Với lý do, việc ra đời và hoạt động của tổ chức này là vấn đề mới, chưa có thực tiễn, vì vậy Tổng Liên đoàn đề nghị chọn phương án 1.

Hơn 10 năm kể từ khi ban hành Luật Công đoàn, nước ta đã có nhiều chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, tham gia rất nhiều các công ước quốc tế nên việc sửa đổi Luật Công đoàn là vấn đề cấp bách.

Trước đó, Luật Công đoàn năm 1957 và luật Công đoàn năm 1990 đều đã quy định về nguồn thu tài chính công đoàn. Tới luật Công đoàn 2012 quy định: Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, được thực hiện ổn định và phát huy hiệu quả trong việc bảo đảm điều kiện vật chất cho tổ chức công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, chăm lo tốt hơn cho người lao động, tạo sự gắn kết lâu dài, bền chặt giữa người lao động với tổ chức công đoàn và doanh nghiệp.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang, cho biết, dự thảo luật đã bổ sung quy định về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn trong các trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến không có khả năng đóng kinh phí công đoàn.

Đề xuất trích nộp 2% kinh phí công đoàn nhận được sự đồng thuận cao

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang. Ảnh: QH

Qua tổng kết việc thực hiện luật Công đoàn 2012 cho thấy, nguồn tài chính công đoàn thu đoàn phí công đoàn chiếm từ 25 - 27%; thu kinh phí công đoàn chiếm từ 57 - 64%; thu khác chiếm từ 11 - 16%; ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm khoảng 1%.

Tỷ trọng chi tài chính công đoàn được tập trung cho công đoàn cơ sở (chiếm gần 75%) để chăm lo tốt hơn phúc lợi cho người lao động.

Trong phân phối các nội dung chi, nguồn kinh phí công đoàn cơ bản dành cho phúc lợi, đại diện, chăm lo, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cho đoàn viên và người lao động, chiếm 84,14% tổng số chi.

“Quy định về tài chính công đoàn trong Luật Công đoàn hiện hành còn chung chung, chưa rõ cơ chế giám sát và việc thực hiện công khai, minh bạch. Ngoài tổ chức công đoàn có lịch sử lâu đời thì Bộ luật Lao động 2019 đã trao quyền cho người lao động lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, nhưng chế độ tài chính của những tổ chức như vậy lại chưa có khuôn khổ pháp lý. Thực tiễn giai đoạn đại dịch COVID-19 cũng cho thấy cần luật hóa vấn đề miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn trong các trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh... Những vấn đề nêu trên cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn”, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh.

Đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết Ủy ban đồng tình với đề xuất duy trì nguồn thu phí công đoàn 2% nhằm duy trì nguồn lực hiện có, khuyến khích xã hội hóa nguồn lực để công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, chăm lo phúc lợi xã hội cho người lao động.

Kinh phí này còn khích lệ người lao động gắn bó với công ty, thúc đẩy doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với người lao động. Trong tương lai, kinh phí công đoàn có thể còn được phân bổ cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Để bảo đảm tính khả thi của dự luật, cần phải tổng hợp tài chính công đoàn, thu - chi theo các nguồn trong giai đoạn 2019-2023 hoặc từ khi Luật Công đoàn năm 2012 có hiệu lực đến nay và theo 12 nhiệm vụ chi của Luật Công đoàn năm 2012.

Cũng cần làm rõ hơn nhu cầu sử dụng kinh phí công đoàn trong thời gian tới để làm căn cứ cho việc quy định những nhiệm vụ chi mới hợp lý, hiệu quả, tránh tình trạng kết dư lớn và nghiên cứu giải pháp khắc phục thất thu kinh phí công đoàn.

Ủy ban Xã hội cũng đồng tình việc phải quy định việc miễn, giảm kinh phí công đoàn nhưng cần quy định rõ tiêu chí cụ thể.

Về hai phương án phân chia kinh phí công đoàn, Ủy ban Xã hội cũng có hai loại ý kiến liên quan đến hai phương án của Tổng Liên đoàn đề xuất. Đáng chú ý, ý kiến đồng thuận phải phân định tỷ lệ phân chia ngay trong luật cho rằng phương án này thể hiện sự công khai, minh bạch. Cũng có ý kiến đề nghị tăng tỷ lệ phân chia kinh phí công đoàn theo hướng "tối thiểu 75%" cho công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, "tối đa 25%" cho công đoàn cấp trên để bảo đảm linh hoạt trong điều tiết tổng thể.

Ủy ban Xã hội cũng đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam cung cấp thông tin về tình hình thu chi, sử dụng 2% kinh phí công đoàn; thông tin về chậm đóng, trốn đóng và không thu được kinh phí công đoàn. Dựa vào báo cáo này, Quốc hội sẽ có đầy đủ cơ sở để xem xét, quyết định.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan ...

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt ...

Luật Công đoàn (sửa đổi): Cần bổ sung hành vi trốn, chậm đóng kinh phí công đoàn Luật Công đoàn (sửa đổi): Cần bổ sung hành vi trốn, chậm đóng kinh phí công đoàn

Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự án luật, nhất là cơ chế quản lý tài chính công đoàn được nêu tại hội nghị ...

Công đoàn Đồng Nai: “Lá chắn” bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Công đoàn Đồng Nai: “Lá chắn” bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Chiều 15/3, tại Công ty TNHH Pou Chen Việt Nam (phường Hóa An, TP Biên Hòa), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Đồng Nai đã tổ chức chương trình "Điểm hẹn công nhân" quý I năm 2025 với chủ đề "Công đoàn đồng hành chăm lo, bảo vệ lao động nữ".
“Vòng tay Công đoàn”- sợi dây kết nối yêu thương và trách nhiệm

“Vòng tay Công đoàn”- sợi dây kết nối yêu thương và trách nhiệm

Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (TP. Vũng Tàu, Bà Rịa- Vũng Tàu) không chỉ đóng vai trò bảo vệ quyền lợi giáo viên mà còn là cầu nối giữa giáo viên và nhà trường, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và gắn kết.
Mỗi mái ấm Công đoàn là bước đệm để đoàn viên ổn định cuộc sống

Mỗi mái ấm Công đoàn là bước đệm để đoàn viên ổn định cuộc sống

Chương trình Mái ấm Công đoàn được các cấp công đoàn tỉnh Quảng Bình triển khai hiệu quả, đúng đối tượng đã trở thành nguồn động viên to lớn, giúp nhiều đoàn viên công đoàn thực hiện ước mơ, ổn định cuộc sống.
Các cấp công đoàn tổ chức chuỗi hoạt động tôn vinh phái đẹp

Các cấp công đoàn tổ chức chuỗi hoạt động tôn vinh phái đẹp

Trong không khí hân hoan cả nước hướng về kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025) và 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, các cấp Công đoàn tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh vẻ đẹp, tài năng và những đóng góp quan trọng của nữ đoàn viên, người lao động.
Sắp xếp tổ chức bộ máy công đoàn tinh gọn để mạnh hơn

Sắp xếp tổ chức bộ máy công đoàn tinh gọn để mạnh hơn

Chủ trương tinh gọn bộ máy của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đang tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ: tập trung nguồn lực cho cơ sở, tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Công đoàn tổ chức “Tuần lễ áo dài”: Tôn vinh truyền thống và vẻ đẹp người lao động

Công đoàn tổ chức “Tuần lễ áo dài”: Tôn vinh truyền thống và vẻ đẹp người lao động

“Tuần lễ Áo dài” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận phát động từ ngày 1 đến 8/3 đã thực sự tạo nên một điểm nhấn văn hóa độc đáo, ý nghĩa, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Sắp xếp bộ máy của tổ chức Công đoàn tinh gọn để hoạt động hiệu quả hơn

Sắp xếp bộ máy của tổ chức Công đoàn tinh gọn để hoạt động hiệu quả hơn

Tại Lâm Đồng, việc sắp xếp tổ chức, bộ máy công đoàn có sự đồng thuận rất cao. Cán bộ Công đoàn hy vọng và quyết tâm sắp xếp tinh gọn để hoạt động hiệu quả hơn.
Mái ấm Công đoàn ngành Y tế tỉnh Quảng Trị - dấu son đoàn kết

Mái ấm Công đoàn ngành Y tế tỉnh Quảng Trị - dấu son đoàn kết

Trực tiếp quản lý 31 công đoàn cơ sở khối hành chính sự nghiệp và khối doanh nghiệp với 3.806 đoàn viên, trong năm 2024, Công đoàn ngành Y tế tỉnh Quảng Trị đã để lại nhiều dấu ấn tích cực trong công tác vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân cũng như vì sự lớn mạnh và tiến bộ của ngành Y tế.
Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Tháng Công nhân 2025: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”

Tháng Công nhân 2025: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”

Tháng Công nhân 2025, với chủ đề "Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới", được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động, nhằm khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần làm chủ khoa học công nghệ và ý chí cống hiến của người lao động, đồng thời tăng cường sự quan tâm, chăm lo của toàn xã hội đối với giai cấp công nhân.