Từ tháng 7/2025, tai nạn trên đường đi làm có được xem là tai nạn lao động?
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 30/11/2024 06:15 YẾN NHI
Từ 1/7/2025, tai nạn trên đường đi làm sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động, thay vào đó sẽ hưởng chế độ ốm đau.
Theo quy định hiện hành của Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nếu gặp tai nạn trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại, trong khoảng thời gian và lộ trình hợp lý, và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động.
Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 quy định trường hợp người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động, thay vào đó sẽ hưởng chế độ ốm đau.
Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động bị tai nạn trên đường đi, về và phải nghỉ việc để điều trị là bằng 75% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Theo nhận định của cơ quan BHXH, sự thay đổi này là hợp lý bởi lẽ theo khái niệm của Luật An toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Trong khi đó, trường hợp bị tai nạn trên đường đi, về không xảy ra trong quá trình lao động hay gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, cho nên nếu xem đó là tai nạn lao động và buộc người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm do lỗi không do mình gây ra là không hợp lý.
Nội dung này có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này ... |
"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May ... |
Phát hiện nạn nhân bị tai nạn lao động, việc đầu tiên phải làm là gì?
Khi có người lao động bị tai nạn trong quá trình làm việc, việc đầu tiên là phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho ... |
Thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, công nhân có được từ chối làm việc?
Theo quy định của pháp luật, người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được ... |