Cùng Công đoàn xây dựng "Trường là mái nhà chung - Công đoàn là nguồn lửa ấm"
Công đoàn - 15/05/2022 17:29 ĐỖ THIỆM
Cô Lê Thị Cảnh - Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Định An tham dự Đại hội Đảng bộ huyện Đức Trọng, nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: NVCC |
Một trong số những người lãnh đạo ấy là cô Lê Thị Cảnh - Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Định An, huyện Đức Trọng. Người đã vượt lên chính mình để dẫn dắt trường này từ một trường vùng khó khăn, vươn lên là một trong những trường dẫn đầu của huyện. Điều đặc biệt hơn ở người hiệu trưởng ấy là sự cảm thông, chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm với Công đoàn, hết lòng chăm lo cho giáo viên, nhân viên và các hoạt động, phong trào của Công đoàn.
Chăm lo cho giáo viên như người thân
Khi tôi ngỏ ý muốn viết bài về cô Lê Thị Cảnh, để lan toả tấm gương về những người lãnh đạo đơn vị luôn đồng hành với Công đoàn chăm lo cho đoàn viên, người lao động, đồng chí Lưu Văn Lợi - Chủ tịch LĐLĐ huyện Đức Trọng rất đồng tình và hồ hởi đi cùng.
Suốt quãng đường gần 20 cây số, từ trung tâm huyện đến Trường Mẫu giáo Định An ngay dưới chân Núi Voi (nơi cuối địa phận của huyện, giáp với chân đèo Pren hướng lên thành phố Đà Lạt), là cả một câu chuyện dài về cô hiệu trưởng mà theo lời kể của Chủ tịch LĐLĐ huyện Đức Trọng là “có một không hai” ở huyện này.
“Cô giáo ấy mồ côi mẹ từ khi mới lên 7 tuổi. Cha là bác sĩ quân y nên thường xuyên phải xa nhà, lâu ngày rồi cũng bén duyên mới với người đàn bà khác. Là chị cả nên ngày ấy, cô bé Cảnh phải vượt lên làm “chỗ dựa” cho mấy đứa em cùng nương tựa nơi vòng tay ông bà. Lớn lên, chị theo người thân vào Nam làm thuê, dành dụm tiền để quyết tâm theo học nghề sư phạm. Đến khi có công việc ổn định, nên duyên chồng vợ, hạnh phúc chẳng được bao lâu thì tai hoạ ập đến cướp đi người chồng của cô, trụ cột của gia đình, để lại mình cô với 2 con thơ dại. Cứ thế, đã hơn chục năm bươn chải, việc trường, việc nhà, một thân một mình vừa làm mẹ, vừa làm cha, nuôi con khôn lớn”, đồng chí Lợi kể.
Câu chuyện về quãng đời lắm gian truân của nữ hiệu trưởng ấy cứ thôi thúc tôi phải suy tư, mường tượng về người mình sẽ tiếp xúc, trao đổi. Năng lượng nào để cô ấy có thể vượt qua những biến cố mà làm tròn cả hai vai?. Phải chăng vì hoàn cảnh riêng mà cô ấy quan tâm hơn đến cấp dưới và đồng nghiệp?.
Tất cả những giả định của tôi đều được giải đáp khi tôi được hoà mình trong không khí ấm tình thân của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mẫu giáo Định An và những gì họ chia sẻ về nữ hiệu trưởng ở đây.
Dẫn chúng tôi xuống bếp ăn của trường để gặp hiệu trưởng, cô giáo Liêng Hót Brích (người dân tộc gốc Tây Nguyên) phấn khởi khoe: “Hôm nào cũng vậy, tầm này là “chị cả” xuống kiểm tra bếp ăn của các con”.
Chợt nhận ra chút ngỡ ngàng của chúng tôi, cô giáo Brích nói: "Dù không phải là người lớn tuổi nhất, nhưng ở đây tất cả chúng em đều gọi chị ấy như vậy. Chẳng riêng gì anh, ai đến đây cũng ngạc nhiên. Nhưng mà gọi thế quen rồi, tôn trọng mà thân mật, mọi người đều vui và thoải mái".
Tập thể đoàn kết, yêu thương nhau, dưới sự dẫn dắt của cô hiệu trưởng Lê Thị Cảnh. Ảnh: NVCC |
Cũng như cô giáo Brích, chị Huỳnh Thị Sương, nhân viên cấp dưỡng của trường cho biết, ngày chị mới nhận công việc này, mọi thứ đều bỡ ngỡ, chỉ lo không làm tròn nhiệm vụ, ảnh hưởng đến hiệu trưởng và thành tích của nhà trường. Được “chị cả” ân cần hướng dẫn, chỉ bảo như chị em trong nhà; từ cách sơ chế, bảo quản thực phẩm để đảm bảo tươi ngon và an toàn, đến quy trình chế biến một chiều hay cách lưu mẫu thức ăn hằng ngày… tất cả đều từ kiến thức và kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề nuôi dạy trẻ của “chị cả”.
“Không riêng gì mình, chị Hường, em Hoàng hay cháu Tuyết…, tất cả đều được quan tâm, giúp đỡ kịp thời. Mỗi khi ốm đau, hoạn nạn hay gia đình có công kia việc nọ, hiếu, hỷ, con cái hay người thân đau ốm… là “chị cả” thăm hỏi, động viên ngay. Mình nhớ mãi lần ấy gia đình có công việc cần số tiền lớn, mà ngay đầu năm học, tiền lương cũng vừa đóng tiền học cho con, loay hoay chưa biết xoay xở ra sao thì “chị cả” đã đưa tiền đến tận nhà bảo mình cầm mà lo giải quyết công việc cho kịp, khi nào có gửi lại chị sau. Thật, mừng đến rơi nước mắt!”, chị Sương xúc động kể.
Còn anh Nguyễn Hữu Hoàng Anh, nhân viên bảo vệ của trường thì hào hứng chia sẻ với chúng tôi về việc buổi trưa mỗi ngày, khi ở lại trường, “chị cả” lại xăn quần, đội nón ra vườn, nhổ từng cây cỏ, lật từng cái lá có vết sâu ăn, tỉ mẩn cắt tỉa, tưới nước cho từng luống rau… Mỗi kỳ thu hoạch rau thì phân chia cho hết thảy, ai cũng có phần.
“Chị cả” thường nói với mình, bây giờ 2 con của chị đã lớn, trước khi đi làm chị đã chuẩn bị sẵn đồ ăn, các cháu về tự chăm sóc được nên chị ở lại trường tranh thủ chăm sóc mấy luống rau, có rau sạch cho bữa ăn của các trò, khi dư dả thì để chị em mang về cải thiện bữa ăn, đỡ đồng nào hay đồng đó, chứ lương thì còn biết bao việc phải lo”, anh Hoàng Anh khoe với chúng tôi.
Công đoàn - nơi phát huy sức mạnh tập thể
Nhìn dáng vẻ, tác phong rắn rỏi, nhanh nhẹn, quyết đoán của nữ hiệu trưởng cùng với những gì chị đã làm cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, tôi hiểu rằng, không chỉ là sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với cấp dưới do đồng cảm từ hoàn cảnh của bản thân. Mà hơn thế, đó là nhận thức sâu sắc của một người đã có bề dày hơn chục năm làm quản lý; là nhận thức cùng với Công đoàn chăm lo cho giáo viên, nhân viên vừa là trách nhiệm, tình cảm, vừa là giải pháp hiệu quả nhất để xây dựng tập thể gắn kết và ngày càng phát triển bền vững.
Trải qua bao thăng trầm của quãng thời gian khốn khó và cả những gian truân từ khi mới chập chững bước vào nghề, cho đến bây giờ, khi đã vượt lên tất cả để khẳng định vị trí của mình trong cả chuyên môn, nghiệp vụ, công tác quản lý hay công việc gia đình... đủ để cô Cảnh thấu hiểu tận tâm can, rằng muốn có một tập thể thành công thì trước hết phải xây dựng được tình đoàn kết, sẻ chia cả trong công việc và đời sống. Bởi có đồng thuận thì việc dù khó cũng vượt qua. Và hơn ai hết, Công đoàn nhà trường chính là nơi gắn kết, yêu thương, đùm bọc, cũng là điểm tựa vững chắc, nơi khơi dậy nguồn cổ vũ, động viên kịp thời để phát huy sức mạnh tập thể.
Những ngày nghỉ cuối tuần, cô Cảnh dành thời gian sum họp bên gia đình, chăm lo cho hai người con. Ảnh: NVCC |
“Chị em trong trường, mỗi người mỗi cảnh nhưng đến trường là hoà chung một nhịp, tất cả vì mục tiêu chung mà Công đoàn nhà trường đã thảo luận và thống nhất; “Trường là mái nhà chung – Công đoàn là nguồn lửa ấm" nên ai nấy đều tâm nguyện và hành động có trách nhiệm với bản thân, với tập thể để giữ mãi nguồn "lửa ấm" nơi mái nhà chung này”, cô Cảnh trải lòng.
Để xây dựng được mục tiêu chung, theo lời cô Cảnh không phải “một sớm, một chiều”, mà đó là biết bao công sức, tâm huyết của cả tập thể, mà người dày công ươm mầm và nuôi dưỡng chính là cô hiệu trưởng, người được tập thể cùng vinh danh là “chị cả” của mái nhà chung này.
Như lời đồng chí Trần Thị Hường, Chủ tịch Công đoàn nhà trường chia sẻ, mỗi phong trào mà Công đoàn đề xuất đều được hiệu trưởng đồng tình, ủng hộ để tổ chức. Từ văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch hay hội thi, hội diễn, cắm hoa, ẩm thực… mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho đoàn viên là cô ấy hỗ trợ hết thảy và còn là thành viên gương mẫu, tham gia tích cực.
Cũng nhờ hiệu trưởng luôn sẵn lòng phối hợp, hỗ trợ cho hoạt động Công đoàn và tiên phong nên các phong trào thi đua “Hai giỏi”, “Hai tốt”, hiến máu tình nguyện hay ủng hộ công nhân, lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19… mà Công đoàn trường tổ chức hay hưởng ứng do công đoàn cấp trên phát động, tất cả đều được LĐLĐ huyện ghi nhận và đánh giá cao.
“Nhiều năm liên tục, Công đoàn Trường Mẫu giáo Định An luôn đạt danh hiệu “Vững mạnh xuất sắc”, được tặng Bằng khen và Cờ thi đua xuất sắc của LĐLĐ tỉnh, Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đây là thành tích xứng đáng của tập thể đoàn viên công đoàn nhưng người có công sức đóng góp lớn nhất không ai khác chính là “chị cả” của trường”, đồng chí Trần Thị Hường vui vẻ khoe.
Chung sức xây mái nhà chung
Cô giáo trẻ Hứa Thị Thùy Nga cũng là Trưởng Ban Nữ công của Công đoàn nhà trường thì bùi ngùi chia sẻ: "Dù bây giờ chúng em đã đạt danh hiệu Giáo viên giỏi hay Chiến sĩ thi đua cấp huyện, cấp tỉnh, được nhận nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp nhưng sẽ không bao giờ quên những ngày đầu mới được nhận công tác tại ngôi trường này. Cơ sở vật chất thiếu thốn, học trò thì khó khăn, đã có người muốn buông xuôi, khi ấy được hiệu trưởng cùng Công đoàn động viên, giúp đỡ và soi vào tấm gương nỗ lực của chị ấy, ai nấy đều tự nhủ phải cố gắng gấp hai, gấp ba lần để vững lòng tin mà dìu dắt nhau vươn lên".
Công đoàn nhà trường đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: NVCC |
Khi tôi hỏi về thành tích của nhà trường, cô Cảnh khiêm tốn nói: “Tất cả là nhờ sự phối hợp, đồng hành của Ban Chấp hành Công đoàn trường; sự đồng thuận, tích cực tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tất cả cùng đoàn kết, xây dựng “mái nhà chung” như ngày hôm nay”.
Dù cô hiệu trưởng ấy khiêm tốn khi nói về mình nhưng tôi hiểu rằng, để xây dựng ngôi trường ở vùng xa, vùng khó khăn trở thành một trường khang trang, bề thế, được đánh giá có chất lượng dạy - học thuộc top dẫn đầu của huyện và được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua dẫn đầu bậc học mầm non, Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen… là không hề đơn giản, dễ dàng.
Ngoài sự đồng hành của Công đoàn, đồng thuận của tập thể, là sự tâm huyết, cống hiến của cô Cảnh, người “đúng mũi, chịu sào” dìu dắt phong trào chuyên môn và khích lệ mọi hoạt động Công đoàn suốt chặng đường mười mấy năm công tác tại đây.
Và nữ hiệu trưởng ấy thật xứng đáng được Huyện uỷ Đức Trọng vinh danh là điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liên tục, được Bộ GD&ĐT, LĐLĐ tỉnh tặng Bằng khen. Cô cũng vinh dự được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2016 – 2020.
Chia tay ngôi trường giữa vùng quê yên bình, chia tay nữ hiệu trưởng “Giỏi việc trường, trọn việc nhà” ấy, chúng tôi tin rằng với lòng yêu nghề, tràn đầy nhiệt huyết và tình đồng nghiệp thân thiết, cô Cảnh sẽ luôn sát cánh cùng Công đoàn giữ mãi “nguồn lửa ấm”, lan toả những năng lượng mới để xây dựng nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiếp tục gặt hái được những thành tích cao quý hơn nữa. Và bản thân cô mãi mãi xứng đáng và tự hào với danh hiệu mà tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên ở đây đã suy tôn, người “chị cả” của “mái nhà chung”.
Tham nhũng vặt và vụ án lớn Tiếp xúc với cử tri Đà Nẵng sáng nay 13/5, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng “Gọi là tham nhũng vặt ... |
Người chị, người bạn của nữ công nhân Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ... |
LĐLĐ TP. Buôn Ma Thuột thành lập công đoàn cơ sở, kết nạp 357 đoàn viên Ngày 14/5, LĐLĐ TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tổ chức Lễ ra mắt công đoàn cơ sở (CĐCS), kết nạp 357 đoàn viên và ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 22/11/2024 06:03
06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
Bên cạnh tăng ca hay làm thêm ca đêm, thậm chí tìm thêm các công việc phụ khác thì những cách hay được chia sẻ ngay sau đây có thể sẽ là mách nước tuyệt vời để các bạn công nhân lao động tăng thêm thu nhập.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 21/11/2024 06:05
Những trường hợp người lao động được từ chối việc phân công
Theo Bộ luật Lao động, có nhiều trường hợp người lao động được quyền từ chối làm việc mà quản lý, người sử dụng lao động phân công.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 20/11/2024 12:26
Chị Nguyễn Thị Thu Nhi – cán bộ công đoàn trách nhiệm và tâm huyết
Đảm nhận chức vụ Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Scavi Quảng Điền, đồng chí Nguyễn Thị Thu Nhi luôn dành thời gian gần gũi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động để tổ chức các hoạt động công đoàn, để lại nhiều dấu ấn trong công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động trong công ty.
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?