
Chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục bộc lộ nhiều bất cập
Doanh nghiệp - Doanh nhân - 02/02/2023 17:53 PHẠM THỦY
![]() |
Hiện cơ cấu trình độ nhân lực chỉ có 26,1% tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, với 5% lao động có thể dùng tiếng Anh giao tiếp để làm việc. Còn lại, hơn 70% lao động không có trình độ lao động chuyên môn. Ảnh: PV |
Ông Ngô Xuân Liễu, Giám đốc Trung tâm quốc gia về dịch vụ việc làm, Cục Việc làm, Bộ LĐ – TB – XH nhận định: “Phát triển kinh tế luôn đồng hành cùng sự phát triển thị trường lao động. Tuy vậy, những con số về thị trường lao động năm 2022 đặt ra nhiều thách thức trong kỳ vọng phát triển kinh tế xã hội năm 2023. Cụ thể, năm 2022 lượng lao động đạt 51,6 triệu người, tăng 1,2 triệu so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vẫn thấp hơn so với thời điểm trước dịch.
Đáng chú ý, trong đó chỉ có 26,1% tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, với 5% lao động có thể dùng tiếng Anh giao tiếp để làm việc. Còn lại, hơn 70% lao động không có trình độ lao động chuyên môn. Con số này cho thấy đã đến lúc chúng ta cần phải tiến hành đánh giá toàn diện về thị trường lao động”.
Ông Liễu cho biết thêm, những năm qua chúng ta đã có nhiều chương trình, chính sách, nghị quyết nhằm mục đích chuyển đổi cơ cấu việc làm, tăng trưởng số việc làm thâm dụng tri thức nhằm tạo ra giá trị gia tăng, nhưng ngành hàng sản xuất sử dụng lao động giản đơn vẫn chiếm đa số. Hơn 60% lực lượng lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng thuộc lao động giản đơn. Đặc thù của nền kinh tế vẫn là thâm dụng lao động tay nghề thấp. Điều này cho thấy tính chất dễ tổn thương của lực lượng lao động, chỉ cần một dịch chuyển nhẹ xảy ra cũng có thể khiến số lượng lớn lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động
Bước sang năm 2023, Chính phủ sẽ vẫn tiếp tục dành sự quan tâm lớn cho vấn đề lao động. Cụ thể, mới nhất, tháng 9/2022, Thủ tướng tổ chức Hội nghị chuyên đề về thị trường lao động và sau đó, ngày 10 tháng 1 năm 2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 06 về phát triển thị trường lao động với chủ trương: linh hoạt, bền vững, hiệu quả hiện đại và hội nhập hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Nghị quyết thể hiện quan điểm tập trung phát triển nguồn nhân lực quốc gia để đáp ứng quá trình công nghiệp hóa đất nước; đổi mới hình thức đào tạo, thu hút đầu tư trong và ngoài nước về đào tạo;mục tiêu từ 2021 đến 2025 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ từ 26.1 % lên đến 30%; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động.
Chia sẻ với tinh thần thông điệp của Chính phủ, ông Lê Trường Sơn, Phó tổng Giám đốc Sài Gòn Co.op cho biết: “Sau dịch Covid – 19, chúng tôi đã thay đổi từ nhận thức đến hành động”. Thời điểm diễn ra dịch Covid – 19, Sài Gòn Co.op thực hiện chỉ đạo của Thành Uỷ và UBND TP, cùng chung tay giúp đỡ người lao động, người dân. Bên cạnh đó, Sài Gòn Co.op quyết định không đặt cược vào viễn cảnh bất định của nền kinh tế, không đặt cược vào điểm rơi ở quý này hay ở quý kia mà linh hoạt đối mặt với bối cảnh chung của nền kinh tế, đối mặt với những thay đổi của thực tiễn trong xử lý vấn đề mới chính là phương châm phát triển. Thực tiễn như thế nào thì cách thức xử lý như thế ấy. Mục tiêu là để hạn chế rủi ro ở mức cao nhất.
Trong các mục tiêu năm 2023, doanh nghiệp đặt ra vấn đề trọng tâm: vốn quý nhất là người lao động. Vì người lao động là đối tượng chính, trực tiếp thực thi các chính sách phát triển của công ty, doanh nghiệp. Đối với Sài Gòn co.op, trong năm 2023, trọng tâm là các chính sách tái đề bạt nguồn nhân lực tại chỗ, phát triển nguồn mới. Đặc biệt doanh nghiệp sẽ tận dụng ưu thế trong việc sử hữu mối quan hệ quốc tế mạnh mẽ để tiến hành trao đổi lao động, đưa nhân sự bán lẻ Việt Nam ra nước ngoài trao đổi học tập. Vừa giải quyết câu chuyện điều kiện kinh tế khó khăn nếu phải cắt giảm thì số lao động này được sử dụng như thế nào. Vừa đưa nhân sự ra nước ngoài trao đổi nhân lực, tái đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng của lực lượng bán hàng.
Ngân sách năm 2023 tiếp tục chi hỗ trợ người lao động
Năm 2023, tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, tăng trưởng chậm. Tác động của ảnh hưởng Covid - 19 vẫn tiếp tục. Chủ trương của Chính phủ năm 2023 tóm lược với phương châm “Bản lĩnh kỷ cương, linh hoạt sáng tạo, kịp thời hiệu quả”. Trong đó chủ trương tập trung phát triển thị trường lao động là một trong những vấn đề mà Chính phủ quyết liệt điều hành chỉ đạo trong năm nay, thể hiện trong Ngị quyết 06/CP ban hành đầu tháng 1/2023 vừa qua.
Nước ta có cấu trúc lao động phần lớn người lao động sống ở nông thôn, kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế. Đây cũng chính là thách thức lớn cho các nhà điều hành của Chính phủ: vừa phục hồi nền kinh tế, kiềm chế lạm phát vừa phải xây dựng cơ chế, chính sách tài chính quan tâm chăm lo kịp thời cho đối tượng lao động dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến động của nền kinh tế.
Phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế năm 2023, ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho biết, năm 2023 cơ chế tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, thể hiện trong các đề xuất chính sách tài khoá áp dụng đối với doanh nghiệp.
Về thu, tiếp tục gia hạn và giảm thuế VAT, thuế doanh nghiệp, miễn giảm các khoản lệ phí, ví dụ như phí môi trường. Hỗ trợ công cụ lãi suất thông qua các chương trình tín dụng.
Với chi, tiếp tục thực hiện các gói kích cầu đầu tư. Tổng kết lượng vốn năm 2022 tung ra là rất lớn, ước khoảng 193,4 ngàn tỷ đồng. Trong đó khoản gia hạn tiền thuế cho doanh nghiệp khoảng 106 ngàn tỷ. Phần miễn giảm khoảng 58 ngàn tỷ. Bên cạnh đó, khoản chi thêm cho người lao động, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, là 6,6 ngàn tỷ dùng để hỗ trợ nơi ở, chỗ thuê trọ cho người lao động. Và trong năm 2023 này, tinh thần chủ đạo là chính sách hỗ trợ sẽ vẫn tiếp tục kế thừa của năm 2022, dự đoán con số dành cho hỗ trợ gia hạn thuế cũng vào khoảng 115 đến 130 ngàn tỷ đồng.
Không chỉ các nhà quản lý, người kinh doanh, chủ đầu tư của các dự án thể hiện sự nhạy cảm với chính sách. Năm 2020, 2021, nhận thấy lĩnh vực bán buôn chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố bên ngoài như chiến tranh, biến động thị trường vốn, tỷ giá tăng,… Tập đoàn Tân Long đã chủ động thu hẹp bán buôn, tập trung đầu tư lĩnh vực tiên phong: nông nghiệp, lúa gạo và chăn nuôi, đầu tư sản xuất. Thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp với định hướng chiến lược ưu tiên nguồn vốn cho xây dựng thương hiệu đường dài, tập trung nâng cao giá trị chuỗi thông qua việc phát huy tối đa giá trị.
Ông Nguyễn Chánh Trung, Phó tổng Giám đốc của Tập đoàn Tân Long chuyên sản xuất nông sản cho biết: “Chúng tôi đã trăn trở rất nhiều trước khi quyết định đầu tư sản xuất nông nghiệp. Và trong lĩnh vực ngành nghề của chúng tôi (với gần 4000 lao động cấp chuyên viên cán bộ có trình độ cao) hướng đi gần như ngược lại với các ngành nghề thâm dụng lao động giản đơn. Đây là lí do khiến chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng phát triển dài hạn, xây dựng thương hiệu, thêm giá trị gia tăng vào sản phẩm. Sau dịch covid-19, Tân Long vừa tiến hành tái cấu trúc vừa triển khai ứng dụng nền tảng số vào quản trị nhân lực. Trong 10 năm nữa, chúng tôi cũng sẽ vẫn luôn giữ vững tinh thần tiến về phía trước, tiếp tục khẳng định tên tuổi của thương hiệu mình xây dựng chứ không cho rằng mình đã hoàn thành kế hoạch”.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp - Doanh nhân - 25/03/2023 15:38
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng lãnh đạo 9 tỉnh thăm Khu công nghiệp VSIP 1 Bình Dương
Ngày 25/3, tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore I (VSIP I), tỉnh Bình Dương, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Công ty TNHH Liên doanh VSIP.

Doanh nghiệp - Doanh nhân - 22/03/2023 16:35
JICA trao tặng kỷ niệm chương cống hiến cho Vietcombank
Ngày 20/3, tại Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đã diễn ra buổi gặp gỡ, làm việc giữa Vietcombank với Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam do ông Shimizu Akira - Trưởng đại diện làm trưởng đoàn.

Doanh nghiệp - Doanh nhân - 20/03/2023 20:10
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn: Sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2022
Vừa qua, tại TP. HCM, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) đã phối hợp với Ban Tuyên giáo 3 tỉnh Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo (TTBĐ) năm 2022 và ký kết chương trình phối hợp năm 2023.

Doanh nghiệp - Doanh nhân - 08/03/2023 18:18
Khởi động giải M4DA Awards 2022 tôn vinh các chiến dịch marketing phát triển bền vững
Giải thưởng M4DA Awards là sân chơi thường niên vinh danh những ý tưởng, chiến dịch truyền thông, marketing mang thông điệp và giá trị thiết thực về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thúc đẩy bình đẳng giới đồng thời tạo ra nhiều giá trị nhân văn cho xã hội.

Doanh nghiệp - Doanh nhân - 07/03/2023 14:00
Lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tát tổ chức tại quần thể núi Bà Đen, Tây Ninh vào 19/2 âm lịch
Trong hai ngày 19 & 20/2 âm lịch (tức mùng 10-11/3/2023), tại quần thể tâm linh núi Bà Đen (Tây Ninh) sẽ tổ chức Lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh.

Doanh nghiệp - Doanh nhân - 02/03/2023 17:43
Phú Quốc – hạnh phúc thăng hoa tại điểm đến mới của thế giới
Đảo ngọc dần ghi danh trên bản đồ du lịch thế giới bằng hệ sinh thái đa trải nghiệm từ giải trí tới nghỉ dưỡng và trở thành điểm đến thu hút khách giàu có.
Tin nổi bật LAODONGCONGDOAN.VN
- Những điều cần biết về đại hội công đoàn các cấp
- Công ty con của EVNGENCO3 cung cấp dịch vụ bảo dưỡng cho Hiệp Phước 1 trong 12 năm
- Thị trường đối mặt với bài toán chốt lời
- Nhân sự Ban Chấp hành phải hiểu sâu về ngành nghề, lĩnh vực và được NLĐ tín nhiệm
- Hướng tới việc làm thoả đáng và bền vững cho mọi người