BIDV tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022
Kinh tế - Xã hội - 29/04/2022 18:05 PV
Ông Phan Đức Tú- Chủ tịch HĐQT BIDV phát biểu tại Đại hội. |
Đại hội thông qua nhiều nội dung quan trọng như: Báo cáo tổng kết hoạt động của HĐQT giai đoạn 2017-2021, định hướng 2022-2027, trọng tâm 2022; Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021, kế hoạch 2022; Báo cáo kết quả hoạt động của Ban Kiểm soát năm 2021, trọng tâm 2022; Bầu thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát BIDV nhiệm kỳ 2022-2027…
Đại hội thống nhất báo cáo nhiệm kỳ 2017-2022 của HĐQT BIDV. Trong nhiệm kỳ, HĐQT BIDV đã chỉ đạo toàn hệ thống hoàn thành toàn diện, đồng bộ các mục tiêu kế hoạch kinh doanh hằng năm do ĐHĐCĐ giao và thực hiện thành công phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
Tổng tài sản BIDV tăng trưởng ổn định qua các năm, đến 31/12/2021 đạt 1.761.696 tỷ đồng, gấp 1,75 lần so với thời điểm 31/12/2016, tăng trưởng bình quân 11,85%/năm giai đoạn 2017-2021, là NHTMCP có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam.
Huy động vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống. Đến 31/12/2021, tổng nguồn vốn huy động đạt 1.641.777 tỷ đồng, gấp 1,75 lần so với thời điểm 31/12/2016; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.509.483 tỷ đồng, gấp 1,89 lần, tăng trưởng bình quân 13,61%/năm giai đoạn 2017-2021, chiếm bình quân trên 11% thị phần tiền gửi toàn ngành.
Dư nợ tín dụng tăng trưởng khá, tuân thủ giới hạn tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN và định hướng của BIDV. Đến 31/12/2021, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1.677.310 tỷ đồng, gấp 1,76 lần so với 31/12/2016; Trong đó dư nợ tín dụng tổ chức kinh tế và dân cư đạt 1.368.029 tỷ đồng, gấp 1,82 lần, tăng trưởng bình quân 12,73%/năm trong 5 năm, chiếm trên 13% thị phần tín dụng toàn ngành, đứng đầu thị trường về thị phần tín dụng.
Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ: Tỷ lệ nợ xấu thời điểm 31/12/2021 ở mức 0,82%, kiểm soát theo đúng mục tiêu NHNN và ĐHĐCĐ giao hằng năm; Trích lập dự phòng rủi ro hằng năm theo quy định, trong đó năm 2021, trích đủ 100% DPRR cho dư nợ cơ cấu theo các Thông tư 01/03/14 của NHNN, sớm hơn 2 năm so với yêu cầu của NHNN; Tỷ lệ bao phủ nợ xấu riêng khối Ngân hàng Thương mại (NHTM) thời điểm 31/12/2021 đạt 235%.
Chênh lệch thu chi hợp nhất giai đoạn 2017-2021 tăng trưởng bình quân 20,5%/năm, năm 2021 cán mốc 43.029 tỷ đồng, gấp 2,54 lần so với năm 2016. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng trưởng bình quân 11,9%/năm, năm 2021 đạt 13.548 tỷ đồng, tăng 50,1% so với năm 2020 và gấp 1,76 lần so với năm 2016; Tuân thủ đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, giai đoạn 2017-2021 nộp hơn 28 nghìn tỷ đồng (năm 2021 là 5.169 tỷ đồng). Vốn Nhà nước tại BIDV được bảo toàn và phát triển, đến 31/12/2021, đạt 69.918 tỷ đồng, tăng 66,4% so với 31/12/2016.
Từ năm 2017-2021, BIDV chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông với tổng giá trị hơn 11.200 tỷ đồng; Giá trị vốn hóa thị trường của BIDV năm 2021 đạt 187,2 nghìn tỷ đồng (8,14 tỷ USD), đứng thứ 6 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Toàn cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2022 của BIDV. |
Trong giai đoạn 2017-2021, HĐQT chỉ đạo sát sao triển khai các biện pháp tăng vốn với những kết quả quan trọng: Năm 2019, phát hành thành công cổ phần cho đối tác chiến lược Hana Bank, nâng vốn điều lệ BIDV từ 34.187 tỷ đồng lên 40.220 tỷ đồng; Năm 2021, tăng vốn thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu đưa vốn điều lệ BIDV lên 50.585 tỷ đồng.
Nhiệm kỳ 2017-2022 của HĐQT BIDV hoàn thành thực hiện và lãnh đạo toàn hệ thống triển khai nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, NHNN, tiếp tục góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung của đất nước.
Đại hội đã thống nhất cao bầu ra HĐQT BIDV nhiệm kỳ 2022-2027 gồm 10 thành viên: Ông Phan Đức Tú, ông Lê Ngọc Lâm, bà Nguyễn Thị Thu Hương, ông Trần Xuân Hoàng, bà Phan Thị Chinh, ông Ngô Văn Dũng, ông Phạm Quang Tùng, ông Lê Kim Hòa, ông Yoo Je Bong (đại diện Hana Bank), ông Nguyễn Văn Thạnh (thành viên HĐQT độc lập). Đại hội cũng đã thống nhất cao bầu ra Ban Kiểm soát gồm 03 thành viên: Bà Võ Bích Hà, ông Cao Cự Trí, bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Tại phiên họp HĐQT BIDV nhiệm kỳ 2022 - 2027 lần thứ nhất, HĐQT đã thống nhất bầu ông Phan Đức Tú giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT BIDV nhiệm kỳ 2022-2027 và quyết định bổ nhiệm ông Lê Ngọc Lâm - Thành viên HĐQT BIDV nhiệm kỳ 2022-2027 tiếp tục giữ chức vụ Tổng giám đốc BIDV.
Tại phiên họp Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2022-2027 lần thứ nhất, Ban Kiểm soát đã thống nhất bầu bà Võ Bích Hà giữ chức vụ Trưởng Ban Kiểm soát BIDV nhiệm kỳ 2022-2027.
Các thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát BIDV nhiệm kỳ 2022-2027 ra mắt Đại hội. |
Xác định phương châm hành động “Kỷ cương - Hiệu quả - Chuyển đổi số”, BIDV đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2022 với các chỉ tiêu chính như: Dư nợ tín dụng tăng trưởng tuân thủ giới hạn NHNN giao; Huy động vốn phù hợp với tăng trưởng tín dụng, đảm bảo LDR ≤85% theo quy định, dự kiến 10%; Lợi nhuận trước thuế riêng khối NHTM đạt 20.000 tỷ đồng, hợp nhất 20.600 tỷ đồng.
BIDV cũng xác định chỉ đạo toàn hệ thống nỗ lực và quyết tâm cao nhất hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 như: Lường đón diễn biến của dịch Covid-19 để có biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, an toàn, linh hoạt, sáng tạo; tiếp tục nâng cao năng lực tài chính; tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; đảm bảo hợp lý cơ cấu tài sản nợ - tài sản có; đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số toàn diện; tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng; cải thiện và thúc đẩy hoạt động của các công ty con, công ty liên kết; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kiểm toán nội bộ và công tác cảnh báo; triển khai kế hoạch thay đổi nhận diện thương hiệu BIDV theo đúng lộ trình, tiếp tục hoàn thiện và thực hành văn hóa doanh nghiệp...
Đến hết quý I/2022, kết quả kinh doanh của BIDV rất khả quan, bám sát kế hoạch đề ra: Tổng tài sản đạt trên 1,85 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 5% so với đầu năm; Dư nợ tín dụng đạt 1,43 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 4,7%; Huy động vốn đạt 1,53 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 1,3%; Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11 kiểm soát ở mức 0,8%; Tỷ lệ trang trải nợ xấu đạt trên 277%; Lợi nhuận trước thuế đạt 4.513 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ. |
Ngân hàng BIDV trồng 6.500 cây xanh tại Nghệ An Sáng 22/02, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp với Tỉnh Đoàn Nghệ An, UBND thị xã Hoàng Mai ... |
BIDV triển khai sản phẩm tiền gửi tích lũy mua nhà và du học Sản phẩm Tích lũy An Phú Gia của BIDV giúp khách hàng tích lũy mua nhà với hạn mức và lãi suất hấp dẫn, còn ... |
Chứng khoán BIDV kỳ vọng tối đa hóa giá trị từ hợp tác với Hana Financial Investment Với lợi thế về nền tảng công nghệ và kỹ thuật số hiện đại, Tập đoàn Tài chính Hana (Hana Financial Group - HFG) sẽ ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 08:00
Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất
Chính sách bán hàng còn “ghi điểm” khi đưa ra tiến độ thanh toán siêu giãn, giúp khách chỉ phải trả 1 - 1,5%/tháng, tương đương từ 39 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, với số tiền khoảng 3 tỷ đồng trong tay, khách hàng đã có thể sở hữu ngay một căn hộ hạng sang thuộc dự án Top 1 Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 08:00
Cơ hội cuối nhận ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho xe Toyota trong năm 2024
Nắm bắt nhu cầu mua xe tăng cao vào những tháng cuối năm và hiệu ứng tích cực từ chương trình ưu đãi của các tháng trước, tháng 11 này Toyota Việt Nam tiếp tục triển khai khuyến mại dành cho 5 mẫu xe “hot” giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe Toyota trước thềm năm mới.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?