
Bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, toàn diện, không để ai bị bỏ lại phía sau
Tiêu điểm - 29/01/2023 16:44 TS. LÊ VĂN THANH, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất có được mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin,... thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh của người dân và sự trợ giúp của Nhà nước. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, từng bước mở rộng diện bao phủ, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một cộng đồng và giữa các thế hệ đang là đích đến của các quốc gia trên thế giới.
![]() |
TS. Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. |
Tại Việt Nam, hệ thống chính sách an sinh xã hội gồm 4 nhóm cơ bản: (1) Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo: hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thị trường lao động để có được việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững; (2) Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội: hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già… thông qua tham gia bảo hiểm xã hội để chủ động bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro trên; (3) Nhóm chính sách trợ giúp xã hội, bao gồm chính sách trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất; (4) Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15- NQ/TW một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, công tác chăm lo chính sách xã hội ở nước ta đã có nhiều kết quả tích cực, đặc biệt trong giai đoạn diễn ra đại dịch Covid-19.
Về mặt thể chế, hệ thống chính sách pháp luật về an sinh xã hội cơ bản đồng bộ, toàn diện, bảo đảm quyền an sinh xã hội của người dân. Trong đó, trọng tâm là việc ban hành Bộ luật Lao động năm 2019, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; Nghị định của Chính phủ điều chỉnh nâng mức trợ cấp đối với đối tượng bảo trợ xã hội, người hưởng lương hưu thấp, người về hưu trước năm 1995; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025…
Đặc biệt, trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, với mục tiêu duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, thận trọng và trách nhiệm các chính sách, trong đó phải kể đến các chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân, người lao động và doanh nghiệp (Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết số 126/ NQ-CP, Nghị quyết số 116/NQ-CP…). Đây là những chính sách rất nhân văn, thể hiện sự chăm lo, hỗ trợ người dân, người lao động của Đảng và Nhà nước, chung sức, chung lòng cùng người dân vượt qua khó khăn, được dư luận xã hội, người lao động, chủ sử dụng lao động đồng tình cao.
![]() |
Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân không ngừng được cải thiện. Trong ảnh: Thăm khám cho người dân tại Trạm Y tế xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: H.H. |
Hiện nay, để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách an sinh xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tham mưu Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Về tổ chức thực hiện, bảo đảm an sinh xã hội đã gắn với tiến bộ và phát triển xã hội, với nhiều thành tựu phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế thị trường:
Thứ nhất, Việt Nam đã đạt và vượt thời gian hoàn thành nhiều mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, chỉ số phát triển con người (HDI) Việt Nam năm 2020 được cải thiện trong bảng xếp hạng của Liên Hợp Quốc (từ vị trí 128/187 năm 2011 lên vị trí 117 năm 2020); tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục trong giai đoạn 2016 - 2021.
Thứ hai, việc làm, thu nhập của người lao động được đảm bảo. Tính đến quý III năm 2022, cả nước có 50,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên có việc làm, tăng 3,5 triệu người so với cùng kỳ năm 2021; thu nhập bình quân của người lao động đạt 6,6 triệu đồng/tháng, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 78% so với năm 2012.
Thứ ba, các chính sách ưu đãi người có công, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo… được thực hiện kịp thời, đầy đủ, hiệu quả. Năm 2021, Chính phủ đã đồng thời tăng mức trợ cấp thường xuyên hàng tháng và mở rộng các nhóm đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng (người cao tuổi, trẻ em). Số người hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tăng lên hàng năm (người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, người nghèo…), đạt 3,042 triệu người (bao phủ hơn 3% dân số) năm 2020; đạt 3,509 triệu người (3,5% dân số) năm 2021.
Thứ tư, bảo hiểm xã hội ngày càng mở rộng và trở thành trụ cột quan trọng của an sinh xã hội. Tính đến hết tháng 9/2022, đã có trên 17,08 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng khoảng 6,6 triệu người so với năm 2012; có trên 14 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tăng khoảng 5,8 triệu người so với năm 2012. Lĩnh vực bảo hiểm xã hội cũng ghi nhận những thành công bước đầu trong quá trình chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm của hơn 98 triệu dân đã hình thành, được liên thông, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, nhất là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
![]() |
Chính sách về giáo dục - đào tạo là rất quan trọng để nâng cao dân trí và đời sống vật chất, tinh thần. Trong ảnh: Học sinh Trường Mầm non Kim Chung A, Đông Anh (TP. Hà Nội) tham gia các hoạt động học tập tại trường. Ảnh: Uyên Nhi. |
Thứ năm, hệ thống dịch vụ xã hội được cải thiện, cơ bản bảo đảm quyền học tập, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao phúc lợi xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Thứ sáu, các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được triển khai thực hiện trong năm 2020 và 2021 đã hỗ trợ kịp thời, hiệu quả với mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”. Từ năm 2021 đến nay, Trung ương và các địa phương đã dành tổng kinh phí gần 90 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho 56 triệu lượt người dân, người lao động và gần 01 triệu lượt người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Qua đại dịch Covid-19, chúng ta càng hiểu rõ hơn vai trò quan trọng của hệ thống an sinh xã hội là bảo đảm an toàn cho người dân trong điều kiện biến động về kinh tế - xã hội, chuẩn bị nguồn lực để bảo đảm một số dịch vụ xã hội cơ bản nhằm tránh rủi ro và tạo cơ hội công bằng cho toàn dân.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, song vẫn còn những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện các chính sách xã hội:
Một là, chất lượng lao động và việc làm còn thấp, thị trường lao động mặc dù đang phục hồi và phát triển nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập.
Hai là, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, chênh lệch giàu - nghèo còn lớn; đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai; khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền còn khá lớn.
Ba là, phạm vi bao phủ của bảo hiểm xã hội mặc dù có tăng lên nhưng vẫn còn thấp, đa số lao động phi chính thức chưa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp; hệ thống an sinh xã hội phát triển chưa bền vững, lưới an sinh xã hội chưa đủ sức đảm đương phòng ngừa, khắc phục và chống chịu rủi ro bền vững cho người lao động.
![]() |
Bảo hiểm xã hội ngày càng mở rộng và trở thành trụ cột quan trọng của an sinh xã hội. Trong ảnh: Nhóm tuyên truyền viên tư vấn, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình tại TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương). Ảnh: V. An. |
Bốn là, nhà ở cho người dân chưa được bảo đảm, đặc biệt là người di cư, người dân vùng chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, công nhân các khu công nghiệp, đô thị và người có thu nhập thấp.
Năm là, việc ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số còn chậm, chưa hiện đại; đầu tư cho an sinh xã hội vẫn còn thấp do lĩnh vực an sinh xã hội chưa thu hút mạnh mẽ từ nguồn lực xã hội, chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước với khả năng hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Trong giai đoạn phát triển mới, chúng ta có cả những cơ hội đan xen khó khăn, thách thức nhưng khó khăn thách thức nhiều hơn. Khi nền kinh tế đang đứng trước nhiều thử thách trong năm 2023, dự báo thị trường lao động chắc chắn sẽ chịu nhiều rủi ro và việc đảm bảo an sinh xã hội cũng gặp nhiều thách thức. Theo đó, chúng ta cần có những định hướng, giải pháp để khắc phục, giảm thiểu những bất lợi, biến thách thức thành cơ hội để phát triển, đảm bảo tốt an sinh xã hội cho người dân.
![]() Công việc đơn điệu nhưng yêu cầu chính xác, tỉ mỉ, mức độ tập trung cao, người lao động (NLĐ) làm việc trong các nhà ... |
![]() BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 3916/BHXH-VP gửi các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố ... |
![]() Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 22/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón tết Nguyên đán ... |
Tin cùng chuyên mục

Tiêu điểm - 06/06/2023 17:32
Sóc Trăng: Ăn sáng với doanh nghiệp - tạo cầu nối, thắp niềm tin
“Với cách làm này, những người dân như chúng tôi cảm thấy được gần gũi, như có sự đồng hành của lãnh đạo tỉnh trên con đường vượt khó, phát triển”...
Tin nổi bật LAODONGCONGDOAN.VN
- Vinh danh NLĐ gắn bó lâu dài với công ty và trao quà cho ĐV có hoàn cảnh khó khăn
- Sóc Trăng: Ăn sáng với doanh nghiệp - tạo cầu nối, thắp niềm tin
- Lắng nghe công nhân lao động để thấu hiểu và chia sẻ
- Giá trị của nhà văn không phải lượng like Facebook!
- Chi tiết cách tính lương hưu lao động khu vực nhà nước và tư nhân