Bằng cấp không còn là tiêu chí “bắt buộc” khi tuyển dụng?
Kinh tế - Xã hội

Bằng cấp không còn là tiêu chí “bắt buộc” khi tuyển dụng?

An Nhiên (T/H)
Tác giả: An Nhiên (T/H)
Hiện nay, việc tuyển dụng lao động ngày càng thoáng hơn. Các nhà tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp đều có những bài kiểm tra rất bài bản, xác định năng lực chuyên môn từng người cùng những tố chất phát triển.
Bằng cấp không còn là tiêu chí “bắt buộc” khi tuyển dụng?
Bằng cấp không còn là tiêu chí “bắt buộc” khi tuyển dụng? (Ảnh minh họa).

Với khối doanh nghiệp tư nhân đã xuất hiện xu hướng tuyển dụng không đặt nặng ứng viên có bằng cấp và bằng cấp không còn là tiêu chí “bắt buộc”.

Trước tình trạng tỷ lệ thất nghiệp, hoặc ra trường phải làm trái ngành nghề được đào tạo ngày càng tăng cao, thì việc nên học đại học hay học nghề vẫn đang là câu hỏi lớn của nhiều gia đình, nhất là các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và con cái chỉ có lực học trung bình.

Thực tế hiện nay, người lao động trong các doanh nghiệp chia thành hai nhóm: Lao động có chuyên môn (có bằng trung cấp trở lên, được đào tạo bài bản về một chuyên môn, nghiệp vụ) và lao động phổ thông (không có tay nghề, được doanh nghiệp đào tạo sau khi tuyển dụng).

Đối với lao động phổ thông, yêu cầu về kỹ năng nghề là quan trọng nhất. Ngoài ra, lao động phổ thông còn cần có một số kỹ năng như kỹ năng xử lý, giải quyết vấn đề. Nhưng thực tế hiện nay, phần lớn lao động phổ thông có một số kỹ năng nhưng ở mức thấp, còn một bộ phận trong số đó không có khả năng dung nạp kỹ năng mới.

Ở góc độ nhà tuyển dụng, ông Nguyễn Thành Chương, Giám đốc phụ trách hành chính, nhân sự một công ty Nhật Bản chia sẻ, việc tuyển dụng lao động ngày càng thoáng hơn. Các nhà tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp đều có những bài kiểm tra rất bài bản, xác định năng lực chuyên môn từng người cùng những tố chất phát triển.

“Vấn đề chính là nhân sự có đáp ứng đủ những yêu cầu mà công việc đòi hỏi hay không. Công ty chúng tôi thuộc vốn đầu tư nước ngoài, mỗi năm đều phải lựa chọn những ứng viên đi tu nghiệp tại Nhật. Họ có thể tốt nghiệp đại học, cao đẳng hay THPT, cơ hội bình đẳng cho mọi người”, ông Chương cho biết.

Có thể thấy, hiện nay, con đường học nghề, không phải là lựa chọn dễ dàng với những người trẻ vừa bước qua bậc học THPT, nhưng chắc chắn cơ hội việc làm sẽ rộng mở đối với những học sinh luôn nỗ lực và khẳng định được bản thân với nghề nghiệp mà mình đã chọn. Vì vậy, phụ huynh và học sinh cần có định hướng, xác định rõ ràng trong việc lựa chọn nghề nghiệp, để các bạn trẻ có quyết định đúng đắn trước ngưỡng cửa cuộc đời.

Tin mới hơn

VietinBank xuất sắc giành 5 Giải thưởng Sao Khuê 2025

VietinBank xuất sắc giành 5 Giải thưởng Sao Khuê 2025

Ngày 19/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA). Tại buổi Lễ, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được vinh danh với 5 sản phẩm ngân hàng số tiêu biểu gồm: VietinBank iPay Mobile, Giải ngân online, digiGOLD, VietinBank eFAST XMATE và VietinBank Genie.
Nuôi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao - Samsung cùng Việt Nam vươn mình

Nuôi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao - Samsung cùng Việt Nam vươn mình

Bằng các chương trình đào tạo đa dạng dành cho thế hệ trẻ và người lao động, Samsung đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng hội nhập quốc tế, góp phần hiện thực hóa chủ trương của Việt Nam xây dựng nguồn nhân lực tự tin làm chủ khoa học công nghệ, sẵn sàng vươn mình ra thế giới.