Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động
Hoạt động Công đoàn - 10/03/2023 21:32 HỒNG NHUNG
Những vấn đề cốt lõi khi xây dựng Đề án vị trí việc làm của các Nhà Văn hóa Lao động |
Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Trọng Thừa - Thứ trưởng Bộ Nội vụ; đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Tham dự Hội nghị còn có đại diện Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban Tổ chức Trung ương cùng đại diện 20 LĐLĐ các tỉnh, thành phố.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: PV |
Những khó khăn, vướng mắc hiện tại
Báo cáo về thực trạng hoạt động của NVHLĐ, đồng chí Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Hiện nay, hệ thống công đoàn có 51 thiết chế văn hóa, thể thao, trong đó có 30 cung văn hóa lao động, NVHLĐ cấp tỉnh; 04 trung tâm văn hóa lao động, nhà văn hóa công nhân khu công nghiệp; 17 NVHLĐ quận, huyện, khu công nghệ cao trực thuộc LĐLĐ TP. HCM.
Nhìn chung, nhiều NVHLĐ, do thành lập và hoạt động mấy chục năm, đã xuống cấp, trang thiết bị hoạt động thiếu, hoặc cũ, ít nhiều ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động. Về quy mô cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động không đồng đều: Một số đơn vị có hội trường lớn từ 600 – trên 1000 chỗ ngồi để tổ chức sinh hoạt chính trị, văn hóa, văn nghệ, nhưng không có sân tập thể thao; Một số đơn vị có hội trường nhỏ, nhưng không có sân tập thể thao; Một số đơn vị có hội trường nhỏ, có sân tập thể thao ngoài trời hoặc có nhà đa năng...
Đồng chí Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức, sắp xếp lại NVHLĐ. Ảnh: Q.H |
Ngoài ra, nhiều NVHLĐ có vị trí thuận lợi ở trung tâm thành phố nhưng cũng có nhiều đơn vị có vị trí không thuận lợi, xa trung tâm hoặc dân cư thưa thớt; do vị trí sát biển nên mùa mưa thường xuyên ẩm ướt, sàn nhà thi đấu trơn trượt, khó tổ chức hoạt động...
Các NVHLĐ hoạt động còn nhiều khó khăn, nội dung hoạt động còn nghèo nàn, hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được nhiều CNVCLĐ đến sinh hoạt. Nguyên nhân do cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị thiếu, lạc hậu; địa điểm của NVHLĐ xa khu công nhân, công nhân phải làm việc theo ca, ít có thời gian tham gia hoạt động tại NVHLĐ; biên chế quá ít, thiếu nhân lực; khó khăn trong thực hiện tự chủ tài chính do hoạt động văn hóa là hoạt động mang tính phục vụ là chính, khó có nguồn thu...
Thực hiện chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về tổ chức, sắp xếp lại NVHLĐ, Ban Chỉ đạo tổ chức, sắp xếp lại NVHLĐ của tổ chức Công đoàn đã chỉ đạo các NVHLĐ báo cáo tổng hợp thực trạng hoạt động, xây dựng đề án vị trí việc làm, phương án tự chủ tài chính làm cơ sở tổ chức, sắp xếp lại NVHLĐ. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều đơn vị gặp khó khăn về: Thẩm quyền phê duyệt vị trí việc làm; về quy định số lượng người làm việc tại NVHLĐ khi xây dựng đề án vị trí việc làm; về xác định danh mục dịch vụ công giao trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và đơn giá để thực hiện giao nhiệm vụ, giao kinh phí cho NVHLĐ…
Cùng bàn giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy hiệu quả hoạt động NVHLĐ
Đồng chí Đinh Thanh Hà – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: PV |
Tại Hội nghị, đồng chí Đinh Thanh Hà – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng cho biết: NVHLĐ Đà Nẵng đã thành lập từ rất lâu, hiện nay đã được kế thừa và xây dựng cơ ngơi mới. Đến năm 2019, NVHLĐ Đà Nẵng tiến hành sắp xếp lại cơ cấu nhân sự, không được giao biên chế viên chức, mà chỉ được giao biên chế công chức, mà biên chế công chức chỉ có số lượng hạn chế nên việc thiếu nguồn lực đã ảnh hưởng đến đề án vị trí việc làm đối với NVHLĐ. Hiện tại, NVHLĐ TP. Đà Nẵng đang kí hợp đồng lao động với 57 người, tuy nhiên, đơn vị này đang gặp khó trong việc trả lương cho các lao động này như thế nào.
Đồng chí Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng cũng đề xuất để các NVHLĐ vừa thực hiện được nhiệm vụ chính trị nhưng vẫn đảm bảo có nguồn thu để tự chủ tài chính nên giao toàn quyền quyết định cho mỗi NVHLĐ trong việc tổ chức nhân sự, cơ chế hoạt động... và cần có lộ trình nhất định tiến tới tự chủ, tùy theo đặc thù từng NVHLĐ ở các địa phương.
Đồng chí Trần Thị Diệu Thúy – Chủ tịch LĐLĐ TP. HCM đóng góp ý kiến tại Hội nghị. Ảnh: CĐVN |
Nhất trí với đề xuất cần có lộ trình cụ thể để các NVHLĐ tiến tới tự chủ, đồng chí Trần Thị Diệu Thúy – Chủ tịch LĐLĐ TP. HCM cho biết, hiện tại TP.HCM có 17 NVHLĐ và 1 Cung VHLĐ Thành phố, trong đó, Cung VHLĐ có 80 nhân sự và đã tự chủ hoàn toàn.
Từ kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của Cung VHLĐ cho thấy, các tỉnh thành cũng nên làm đề án sử dụng tài sản công để Tổng LĐLĐ Việt Nam phê duyệt, tạo cơ sở pháp lý để khai thác tối đa những lợi thế về vị trí địa lý, tài sản công... góp phần thúc đẩy hoạt động của NVHLĐ hiệu quả hơn.
Ngoài ra, đại diện LĐLĐ một số tỉnh, thành phố khác như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Đắk Lắk... đã nêu những vướng mắc, khó khăn tại địa phương mình; đồng thời đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam cần phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ vướng mắc, xem xét lộ trình cho việc thành lập, sắp xếp lại các đơn vị.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Nguyễn Trọng Thừa và đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam điều hành Hội nghị. Ảnh: PV |
Trao đổi về các vướng mắc được đưa ra, Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Nguyễn Trọng Thừa cho rằng, phải xác định NVHLĐ trước hết là để phục vụ đoàn viên, người lao động, sau đó mới mở rộng ra phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, cần có sự linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động; xây dựng nhanh đề cương và có thực hiện khảo sát để nắm tình hình thực tế.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá, lực lượng công nhân rất đông đảo, trong những năm qua có đóng góp rất quan trọng vào những thành tựu của đất nước và là lực lượng tiên phong trong hiện thực hóa các quan điểm, chỉ đạo của Đảng. Tuy nhiên, trên thực tế, công nhân chưa được hưởng thành quả xứng đáng với đóng góp của mình, đời sống vật chất và tinh thần của họ và con cái họ còn nghèo nàn, thiếu thốn, với những cán bộ công đoàn thì đây là điều luôn trăn trở, day dứt.
Đồng chí Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, khi tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ ở nơi có công nhân thì rất đông người đến, nhu cầu thưởng thức văn hóa văn nghệ của họ rất lớn. Nhưng nhiều NVHLĐ hiện đang hoạt động thiếu hiệu quả, thậm chí để không, đó là do thiếu cơ chế, không được giao nhiệm vụ...
"Do vậy, để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân thì một trong những yếu tố quan trọng là làm sao để tổ chức thiết kế, vận hành hệ thống NVHLĐ tinh gọn, hiệu quả. Đồng thời, cần có sự phối hợp giải quyết các vấn đề trong thiết kế chính sách, sửa đổi chính sách đặc thù đối với các thiết chế văn hóa của tổ chức Công đoàn", đồng chí Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam kết luận.
Nhà văn hóa lao động - địa chỉ gần gũi với người lao động Bên cạnh những cơ chế, chính sách đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên ... |
Nhà Văn hóa Lao động TP Đà Nẵng: Nhiều hoạt động lan tỏa yêu thương Ngày 16/1, Nhà Văn hóa Lao động TP. Đà Nẵng đã tổ chức lễ tổng kết các hoạt động trong năm 2020. Năm qua với ... |
Nhà văn hóa lao động phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị lãnh đạo LĐLĐ các tỉnh, thành ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng