e magazine
23/10/2020 18:08
Nhà văn hóa lao động - địa chỉ gần gũi với người lao động

23/10/2020 18:08

Bên cạnh những cơ chế, chính sách đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên địa bàn, thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) cũng quan tâm đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, phúc lợi như nhà văn hóa, giúp người lao động giải trí, vui chơi, lưu giữ những khoảnh khắc của họ.
Nhà văn hóa lao động - địa chỉ gần gũi với người lao động

Bên cạnh những cơ chế, chính sách đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên địa bàn, TP. HCM cũng quan tâm đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, phúc lợi như nhà văn hóa, giúp người lao động giải trí, vui chơi, lưu giữ những khoảnh khắc của họ.

***

Là một thành phố phát triển kinh tế đứng đầu cả nước, TP. HCM thu hút nhiều nguồn đầu tư trong nước và quốc tế. Điển hình là các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thu hút đông đảo công nhân lao động đến làm việc. Trước khi có dịch bệnh, nhìn chung đời sống vật chất của công nhân lao động đã được cải thiện hơn. Về đời sống văn hóa, tinh thần, địa điểm vui chơi giải trí ở địa bàn lưu trú, làm việc, mặc dù thành phố đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn thiếu thốn.

Theo tìm hiểu của phóng viên Cuộc sống an toàn, phần lớn công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất thuê ở trọ. Họ đều từ nơi khác đến làm ăn, sau giờ làm việc chưa có nhiều loại hình vui chơi giải trí, đời sống tinh thần còn nghèo nàn, đồng lương chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống. Thời điểm dịch bệnh như thời gian qua, họ lại càng chật vật, khó khăn muôn phần.

Nhà văn hóa lao động - địa chỉ gần gũi với người lao động

Người lao động đưa con đến chơi tại Cung Văn hóa TP. HCM. Ảnh N.N

Trước thực trạng trên, nhằm chia sẻ khó khăn của người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần, LĐLĐ TP. HCM nói chung, LĐLĐ các quận, huyện trên địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nói riêng đã từng bước chăm lo, quan tâm đến đời sống văn hóa của người lao động. Hiện ở mỗi quận, huyện đã có nhà văn hóa lao động riêng, LĐLĐ thành phố và LĐLĐ các quận huyện chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt văn hóa định kỳ cho công nhân, lao động đang sống và làm việc trên địa bàn.

Cụ thể, mỗi dịp tết đến, xuân về, dịp Tháng Công nhân, LĐLĐ TP. HCM đã phối hợp với các LĐLĐ quận, huyện tổ chức các hoạt động ý nghĩa như “Tết Sum vầy”; “Tấm vé nghĩa tình”; “Phiên chợ nghĩa tình”; "Phiên chợ công đoàn”; tặng quà cho người lao động khó khăn. Bên cạnh đó, thường xuyên tạo sân chơi cho trẻ em là con công nhân lao động… Những hoạt động được kể trên hầu hết tổ chức ở Cung Văn hóa lao động của thành phố, Nhà Văn hóa lao động tại các quận, huyện…

Nhà văn hóa lao động - địa chỉ gần gũi với người lao động

Chị Nguyễn Thanh (đang làm việc tại Công Ty TNHH Sản xuất Upgain Việt Nam Manufacturing, thuộc Khu chế xuất Linh Trung 1, quận Thủ Đức) chia sẻ, chị biết đến Nhà Văn hóa lao động của quận nhờ vào chương trình “Tấm vé nghĩa tình” vào dịp Tết. "Năm vừa rồi chị được LĐLĐ TP. HCM cùng công đoàn cơ sở tặng cho tấm vé về quê ăn Tết. Thỉnh thoảng chị cũng được anh chị em cùng xóm trọ rủ sang Nhà Văn hóa công nhân chơi dịp cuối tuần, dù trước đây chị ngại không đi", chị Thanh nói.

Một số Nhà Văn hóa lao động đã chú trọng tổ chức các lớp dạy cầu lông, bóng bàn; các cuộc thi nhảy bao bố, các lớp học trang bị kiến thức nữ công, gia chánh, làm đẹp. Dịp hè, các lớp học vẽ, học bơi, học võ, học làm MC được mở cho con công nhân lao động. Các hoạt động này rất được công nhân hưởng ứng.

Anh Dương Linh, công nhân Công ty TNHH Điện tử Samsung Việt Nam thì "khai thác" một nét thú vị ở căng tin Nhà Văn hóa lao động Khu công nghệ cao (quận 9, TP. HCM). Theo anh, nơi đây là địa điểm lý tưởng để anh chị em công nhân “hẹn hò” lúc tan ca. Thỉnh thoảng dậy muộn không kịp ăn sáng tại phòng trọ, anh lại ghé vào đây để làm tô hủ tiếu. Với anh, đó không đơn thuần là bữa ăn, mà còn là lúc thư giãn, gặp gỡ bạn bè.

Nhà văn hóa lao động - địa chỉ gần gũi với người lao động
Nhà văn hóa lao động - địa chỉ gần gũi với người lao động
Nhà Văn hóa lao động Khu công nghê cao, quận 9, TP. HCM Ảnh: L.T

“Tôi thấy căng tin Nhà Văn hóa lao động Khu công nghệ cao rất tiện cho anh chị em công nhân chúng tôi. Ở đây thứ gì cũng có, giá cả lại “rất công nhân” nên việc mua nước uống, đồ ăn vặt của chúng tôi diễn ra rất thường xuyên”, anh Linh nói.

Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, các thiết chế văn hóa đang dần được hoàn thiện tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi sinh sống của người lao động. Tuy vẫn còn thiếu nhiều công trình, hạng mục đáp ứng nhu cầu đời sống hằng ngày của công nhân, nhưng vấn đề này đang được các ban, ngành chú trọng và ngày càng hoàn thiện.

Một cán bộ LĐLĐ TP. HCM cho biết, sẽ rà soát lại hoạt động của Nhà Văn hóa các quận, huyện để sử dụng đúng mục đích, phục vụ người lao động. Bên cạnh đó cũng chú trọng tu bổ, sửa chữa, nâng cấp những Nhà Văn hóa lao động đang xuống cấp.

Hoài Thương

Giữa tâm lũ miền Trung: Sáng ngời những hành động đẹp Giữa tâm lũ miền Trung: Sáng ngời những hành động đẹp

Bắt đầu một ngày mới, nhóm của anh Trịnh Văn Sừng (SN 1989) lại tất bật chuẩn bị cho những chuyến xe đi khắp tỉnh ...

Kêu gọi từ thiện và sự trở ngại từ một nghị định Kêu gọi từ thiện và sự trở ngại từ một nghị định

Hơn một tuần qua, có không ít cá nhân, tổ chức đứng lên kêu gọi sự đóng góp tiền, hiện vật để giúp đỡ người ...

Ca sĩ Thủy Tiên và từ thiện hợp pháp Ca sĩ Thủy Tiên và từ thiện hợp pháp

Bằng việc tự mình đứng ra kêu gọi quyên góp được từ các cá nhân và tổ chức hơn 105 tỷ đồng để ủng hộ ...

Xem phiên bản di động