Kinh tế đêm: Làm gì để “khơi mỏ vàng” bị bỏ quên?

Bài 2: Dịch vụ kinh tế đêm tại TP.HCM còn nghèo nàn và chưa có bản sắc

Kinh tế - Xã hội - NGUYỄN NAM

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và cả du lịch, buổi tối là lúc du khách dành nhiều thời gian cho bản thân để khám phá dịch vụ tại điểm đến. Vì thế, muốn phát triển dịch vụ kinh tế đêm, các hoạt động kinh doanh dịch vụ từ lúc thành phố bắt đầu lên đèn, từ khoảng 18 giờ đến 6 sáng hôm sau, bao gồm ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, cho tới các điểm du lịch vẫn phải mở cửa, …
Bài 1: Kinh tế đêm - “Cửa sáng” cho ngành dịch vụ ở nước ta

TP. HCM được xem là đầu tàu kinh tế, hội tụ nhiều nền văn hóa, ẩm thực và là điểm đến luôn thu hút du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp lữ hành khẳng định, sản phẩm kinh tế đêm của thành phố còn nghèo nàn, không có bản sắc.

Du lịch trong nước đã được đánh giá là khôi phục hoàn toàn, lượng du khách nội địa vượt kế hoạch; nhưng rõ ràng, để phát triển du lịch và hoạt động kinh tế du lịch trở lại mạnh mẽ, không thể bỏ qua hoạt động outbound và inbound (đưa khách đi du lịch nước ngoài và đón khách nước ngoài vào). Chỉ khi nào hoạt động outbound và inbound diễn ra bình thường, khi đó du lịch mới thực sự khôi phục.

Nói như thế để thấy rằng, dù du lịch nội địa đã khôi phục nhưng hoạt động dịch vụ kinh tế đêm tại TP.HCM sau đại dịch Covid-19 vẫn còn nhiều khó khăn do lượng khách giảm mạnh, thậm chí đã có cơ sở kinh doanh rời bỏ thị trường được xem là đầy tiềm năng để tìm kiếm cơ hội khác.

“Ngủ sớm” vì vắng khách

Mặc dù TP.HCM là một thành phố lớn nhưng hoạt động kinh tế đêm đang gặp nhiều hạn chế. Các khu chợ đêm, dịch vụ kinh tế ban đêm đa số vẫn còn dừng ở quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu do các hộ tiểu thương tự phát, mặc dù được cho phép kinh doanh từ 18 giờ tối đến tận 6 giờ sáng nhưng các khu chợ đêm vẫn thường kết thúc trước 23 giờ.

Phát triển dịch vụ kinh tế đêm tại TP.HCM để “khơi mỏ vàng” bị bỏ quên
Phố đi bộ Bùi Viện (còn gọi là phố Tây Bùi Viện) được xem là một trong những điểm hấp dẫn du khách quốc tế mỗi khi tới TP.HCM nhưng con đường này cũng không có nhiều dịch vụ giải trí cho khách, chủ yếu là các quán ăn. Ảnh: NGUYỄN NAM

Ghi nhận tại một số chợ ẩm thực đêm trên địa bàn TP.HCM, chúng tôi thấy rằng, dù là khu ẩm thực có tiếng và quy mô lớn nhưng vẫn đóng cửa khá sớm. Ví dụ như phố ẩm thực Vĩnh Khánh hay chợ xóm Chiếu (Q. 4, TP.HCM), hàng quán cũng chỉ buôn bán đến khoảng 22 giờ đêm đã bắt đầu dọn dẹp đóng cửa. Các khu ẩm thực hiện nay cũng chủ yếu phục vụ cho khách nội địa, sau “dư chấn” từ đại dịch, lượng khách nước ngoài vẫn thưa thớt, chưa được phục hồi.

Chị Nguyễn Thị Lan, một tiểu thương kinh doanh tại khu vực này cho hay: “Trước dịch Covid-19, quán tôi mỗi đêm có hàng chục lượt khách nước ngoài nhưng từ sau dịch thì rất ít, có những đêm không thấy ai cả. Không chỉ tôi mà các quán kinh doanh trên đoạn đường này cũng ít thấy khách nước ngoài”.

Cùng tình trạng đó, tại phố Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM) vốn là nơi thu hút hầu hết khách nước ngoài khi đến TP HCM. Từ sau khi đi vào hoạt động tháng 8/2017, mỗi ngày ở khu vực này thu hút hàng nghìn lượt du khách quốc tế; tuy nhiên, sau đại dịch Covid-19, mặc dù các cửa hàng dịch vụ vẫn hoạt động nhưng lượng khách đã giảm đi rất nhiều, đăc biệt là khách nước ngoài.

Nằm ngay tại tầng hầm Công viên 29/3 (Q.1, TP.HCM), Trung tâm Thương mại Central Market, hay còn gọi là “chợ ngầm” dưới lòng đất cũng phải chịu chung tình trạng thưa khách. Theo đó, lượng khách đến đây đã giảm đi rõ rệt so với thời điểm trước đại dịch Covid 19. Hàng chục ki-ốt phải đóng cửa, những cửa hàng, dịch vụ ăn uống bị bỏ trống, cơ sở vật chất bị hư hại sau thời gian hai năm không hoạt động kể từ khi dịch Covid bùng phát đến thời điểm hiện tại. Những cửa hàng còn lại buôn bán lẻ tẻ, thưa khách. Nhiều tiểu thương tại khu vực này đã phải rời bỏ hoặc tạm dừng hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận quá thấp, không thể duy trì cửa hàng.

Phát triển dịch vụ kinh tế đêm tại TP.HCM để “khơi mỏ vàng” bị bỏ quên
Khung cảnh ế ẩm ở những gian hàng ở khu chợ nằm dưới lòng đất. Ảnh: IT

Chưa kể, hàng loạt vụ móc túi, cướp giật được du khách trình báo với lực lượng chức năng hoặc nạn chèo kéo khách, … đã làm xấu đi hình ảnh của một thành phố năng động, nghĩa tình, vốn được xem là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tại TP.HCM.

Dịch vụ đêm còn nghèo nàn

Các chuyên gia cho rằng, TP.HCM đang lãng quên “mỏ vàng” khi không có nhiều sản phẩm về đêm để “rút hầu bao” của du khách. Trong khi thế giới coi nền kinh tế đêm là cách “hái ra tiền” thì ở TP.HCM, nhiều năm qua, khi du khách tới không có nhiều dịch vụ giải trí về đêm, khách không có chỗ chơi, không biết tiêu tiền thế nào, chúng ta “bắt” khách đi ngủ sớm!

Chuyên gia du lịch Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Công ty Lửa Việt cho rằng, ban ngày khách chủ yếu đi theo chương trình, chỉ buổi tối mới dành thời gian để khám phá văn hóa, ẩm thực và các hoạt động khác. “Trong chương trình tour, quỹ thời gian buổi tối để khách tự do khám phá, trải nghiệm rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta không có nhiều sản phẩm ban đêm để khách trải nghiệm nên đa phần khách thường… rủ nhau đi nhậu!”, ông Mỹ nói và cho biết, Đài Loan (Trung Quốc) có khoảng hơn 30 triệu dân nhưng có hàng trăm chợ đêm. Khách đi du lịch Đài Loan 4 ngày thì thường được tổ chức khám phá 4 chợ đêm vì các chợ đêm ở đây được xây dựng không giống nhau, đa dạng về các dịch vụ.

Phát triển dịch vụ kinh tế đêm tại TP.HCM để “khơi mỏ vàng” bị bỏ quên
Một góc chợ đêm ở Đài Loan được bố trí rất bắt mắt. Ảnh: IT

“Mỗi khu chợ đêm ở Đài Loan mang một phong cách riêng, không cái nào giống cái nào nên chợ đêm nào ở đây cũng có điểm nhấn để thu hút khách du lịch. Trong khi đó, Sài Gòn cũng là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế nhưng lại không có một khu chợ đêm đúng nghĩa, có chăng chỉ vài ba khu phố ẩm thực để thu hút thực khách mà thôi”, ông Mỹ nói và cho biết thêm, không gia đình nào dám đưa con đến khu phố Tây Bùi Viện vì ở đây chẳng có dịch vụ gì dành cho trẻ nhỏ.

Cũng theo ông Mỹ, các chợ đêm ở nước ngoài được bố trí một cách khoa học và bài bản nên dù rất nhiều chợ đêm nhưng sản phẩm bán ra không giống nhau. Vì thế khu chợ nào cũng tấp nập khách du lịch. “Điều này khác với TP.HCM, chợ đêm của chúng ta chủ yếu thấy bán quần áo. Khu ẩm thực ở các quận dù tạo nên nét riêng cho địa phương nhưng vẫn chưa tạo được nét riêng cho du khách vì còn khá xô bồ, chưa kể vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng nên được lưu ý”, ông Mỹ nói thêm.

Trong khi đó, tiến sĩ Trương Hoàng Phương, thành viên Ban nghiên cứu sản phẩm du lịch, Hiệp hội Du lịch TP.HCM cho rằng, khi khách du lịch đến một địa điểm nào đó thì ngoài thời gian tham quan ban ngày, quỹ thời gian họ còn lại ban đêm rất lớn. “Do đó chúng ta, đặc biệt TP.HCM phải suy nghĩ cần làm gì để tạo sản phẩm cho du khách”, ông Phương nói và cho biết du lịch hồi phục cũng là lúc chúng ta phải định hình lại sản phẩm, mở rộng và xây dựng thêm những dịch vụ mới lạ, hấp dẫn để khách tới và nâng cao giá trị chi tiêu của khách.

Phát triển dịch vụ kinh tế đêm tại TP.HCM để “khơi mỏ vàng” bị bỏ quên
Trải nghiệm ẩm thực trên sông Sài Gòn về đêm được xem là một trong những dịch vụ hút khách du lịch trước dịch Covid-19 khi du khách đến TP.HCM tham quan. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp cho rằng, chỉ đang duy trì hoạt động và cố gắng xây dựng thêm nhiều dịch vụ để khai thác được cả ban ngày. Ảnh: IT

Theo ông Phương, câu chuyện “cần làm gì để tạo sản phẩm cho du khách về đêm” đã được các đơn vị lữ hành tại TP.HCM đặt ra từ rất lâu nhưng tới giờ, gần như không có nhiều thay đổi. Nhu cầu về ăn uống, ông Phương cho rằng, hiện nay chúng ta cũng có một số hoạt động nhưng những hoạt động này gần như chưa trở thành một nhu cầu để tạo sự khác biệt giữa ăn uống ban ngày và ăn uống ban đêm.

Ông dẫn chứng rằng, chẳng hạn như một không gian lung linh ánh đèn, một không gian tấp nập buổi tối rồi những món ăn mà chỉ xuất hiện vào buổi chiều tối để tạo ra cảm giác chờ đợi cho thực khách, khách du lịch… thì “những khu ăn mà tập trung quy mô lớn như thế thực sự TP.HCM chúng ta chưa có”, ông Phương nói và khẳng định, khách ăn buổi tối, đáng lẽ phải ngồi lâu hơn, có cơ hội sử dụng tiền nhiều hơn thì hiện nay chúng ta chỉ có thể đưa họ vào những nhà hàng, hàng ăn bình thường. Đó là một sự lãng phí.

Về hoạt động vui chơi, theo ông Phương, TP.HCM cũng thiếu dịch vụ này. “Những điểm để họ (khách du lịch - PV) có thể chơi thâu đêm suốt sáng hiện nay tại TP.HCM có không hay đến 10 giờ đêm là đóng cửa?”, ông Phương băn khoăn và cho rằng, TP.HCM nên quy hoạch để có những dịch vụ vui chơi đi kèm và dĩ nhiên là phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam. “Tất cả các dịch vụ như bar, vũ trường, thậm chí cả casino cho người nước ngoài xuyên đêm … đến nay TP.HCM vẫn chưa có ”, ông Phương nói.

Phát triển dịch vụ kinh tế đêm tại TP.HCM để “khơi mỏ vàng” bị bỏ quên
Theo các chuyên gia du lịch, những show biểu diễn nghệ thuật hiện nay tại TP.HCM cũng không có nhiều. Ảnh: IT

Cũng theo ông Phương, hoạt động giải trí về đêm, những show biểu diễn hiện nay tại TP.HCM cũng không có nhiều, ngoại trừ chương trình nghệ thuật À Ố Show. Tuy nhiên, “nó (À Ố Show - PV) vẫn chưa là một điểm đến vào ban đêm mà khách phải nhất định trải nghiệm như khi chúng ta qua Thái Lan hay một số quốc gia khác là phải đi đâu đó, bắt buộc phải trải nghiệm dịch vụ đó”, ông Phương nói và cho rằng, dù chương trình À Ố Show được biểu diễn ở Nhà hát Thành phố, gần phố đi bộ nhưng hiện nay phố đi bộ Nguyễn Huệ chưa phải là phố đi bộ “sống”.

“Có nghĩa là chúng ta chưa có nhiều hoạt động theo đúng nhu cầu. Đây chỉ mới là nơi khách tập hợp. Vấn đề khách tiêu tiền thế nào khi tới phố đi bộ Nguyễn Huệ thì dường như TP.HCM chưa nghĩ đến”, ông Phương phân tích và cho rằng, vị trí để trình diễn chương trình nghệ thuật À Ố Show khá tốt nhưng phố đi bộ chưa khai thác hết để “biến nó thành mỏ vàng”.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel, trong Hội thảo “Đột phá kinh tế từ du lịch” diễn ra hồi trước dịch Covid-19 cũng khẳng định, nhu cầu chi tiêu của du khách vào ban đêm mới đáng kể, chiếm khoảng 70% mức chi tiêu trong đường tour của khách. Tuy nhiên, hiện TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác có ngành Du lịch được xem là kinh tế mũi nhọn, hoạt động dịch vụ giải trí về đêm để thu hút khách, tăng khả năng chi tiêu của khách du lịch… lại chưa được coi trọng đầu tư.

5 định hướng phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam 5 định hướng phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, khu công nghiệp tiếp tục được xác định là một mô hình hiệu quả, đặc biệt ...

Làm gì để phát triển kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp? Làm gì để phát triển kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp?

Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết thì ...

Liên kết vùng là Liên kết vùng là "chìa khóa" để mô hình doanh nghiệp - hợp tác xã phát triển bền vững

Các hợp tác xã cần tăng cường liên kết từ nội bộ vùng; hình thành và nâng cấp hệ thống cụm liên kết các ngành ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Lợi nhuận Quý II năm 2024 của Masan vượt cả năm 2023

Kinh tế - Xã hội -

Lợi nhuận Quý II năm 2024 của Masan vượt cả năm 2023

“Masan Consumer tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng hai con số cho cả doanh thu và lợi nhuận, đồng thời các nền tảng tiêu dùng khác của chúng tôi cũng đạt mức sinh lời bền vững – WinCommerce đã mang về lợi nhuận trong tháng 6 và Masan MEATLife ghi nhận lợi nhuận hoạt động (“EBIT”) dương quý thứ hai liên tiếp. Chúng tôi tự tin sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2024, tăng trưởng trong cả ngắn hạn và trung hạn để tạo ra giá trị vượt trội cho cổ đông của công ty.” - Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan chia sẻ.

Nạp đầy dưỡng chất cho gia đình với nấm hữu cơ WinEco

Kinh tế - Xã hội -

Nạp đầy dưỡng chất cho gia đình với nấm hữu cơ WinEco

Với quy trình quy trình trồng tuân theo tiêu chí hữu cơ, an toàn cho sức khỏe, nông trường công nghệ cao WinEco Tam Đảo hiện đang là nông trường có quy mô sản xuất nấm hàng đầu tại Việt Nam, cung ứng ra thị trường khoảng 3 tấn nấm đùi gà hữu cơ sạch, ngon, và chất lượng mỗi ngày.

Bắt gặp Rolls-Royce Wraith 'độc nhất thế giới' tại Việt Nam

Kinh tế - Xã hội -

Bắt gặp Rolls-Royce Wraith 'độc nhất thế giới' tại Việt Nam

Rolls-Royce Wraith Black Badge ADM Sportive chỉ có đúng một xe trên toàn thế giới và vừa được mang về Việt Nam.

Masan MEATLife: Đảm bảo nguồn cung thịt lợn sạch, an toàn

Kinh tế - Xã hội -

Masan MEATLife: Đảm bảo nguồn cung thịt lợn sạch, an toàn

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi và chế biến thịt, đã và đang triển khai nhiều biện pháp nghiêm ngặt để đảm bảo nguồn cung thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát và lan rộng tại nhiều địa phương.

Tập huấn công tác quản lý và tổ chức thi đấu ô tô thể thao Việt Nam

Kinh tế - Xã hội -

Tập huấn công tác quản lý và tổ chức thi đấu ô tô thể thao Việt Nam

Sáng nay (24/7), tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia II (thành phố Thủ Đức – TP.HCM), diễn ra lễ khai mạc khóa tập huấn về quản lý và tổ chức các hoạt động ô tô thể thao.

Mua lốp ô tô cũ, cần chú ý điều gì?

Kinh tế - Xã hội -

Mua lốp ô tô cũ, cần chú ý điều gì?

Để mua lốp ô tô cũ sử dụng sao cho an toàn, tiết kiệm chi phí, người mua cần chú ý kiểm tra kỹ lốp, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

CNLĐ Công ty TNHH may Phú Anh  - huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hoá tưởng niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lao động & Công đoàn media

CNLĐ Công ty TNHH may Phú Anh - huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hoá tưởng niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

CNLĐ Công ty TNHH may Phú Anh - huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hoá tưởng niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì? Tôi công nhân

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì?

Trường hợp bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật không đúng quy định nêu trên, người lao động có thể tự đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình bằng việc khiếu nại, hòa giải, khởi kiện tòa án, thậm chí có thể tố giác tới cơ quan công an.

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó?

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Bá Mạnh - cán bộ Ban Tuyên giáo - Nữ công, LĐLĐ tỉnh Thái Bình.

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 Infographic

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-TLĐ ngày 22/02/2024 về việc tổ chức xét chọn Giải thưởng “Nguyễn Văn Linh” lần thứ IV, năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lựa chọn 10 cán bộ công đoàn tiêu biểu để trao giải thưởng danh giá này.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Video

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Ngày 19/7, Đoàn công tác do đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Nhà tưởng niệm đồng chí tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng.

Đọc thêm

Honda 67 - giấc mơ của thế hệ 6x-7x

Kinh tế - Xã hội -

Honda 67 - giấc mơ của thế hệ 6x-7x

Thanh niên thế hệ 6x, 7x gần như ai cũng mơ ước có một con Honda 67. Tôi cũng không ngoại lệ.

Có nên mua xe ô tô cũ không?

Kinh tế - Xã hội -

Có nên mua xe ô tô cũ không?

Có nên mua xe ô tô cũ không, khi xe cũ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi sử dụng về sau. Dưới đây là phân tích của Otofun News.

PVOIL VOC 2024 sẽ diễn ra vào ba ngày 1-3/11

Kinh tế - Xã hội -

PVOIL VOC 2024 sẽ diễn ra vào ba ngày 1-3/11

Ban Tổ chức Giải Đua xe Ô tô Địa hình Việt Nam PVOIL Cup 2024 (PVOIL VOC 2024) thông báo về thời gian diễn ra và quy mô của giải.

Masan MEATLife: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát

Kinh tế - Xã hội -

Masan MEATLife: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát

Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát và lan rộng tại nhiều địa phương, an toàn thực phẩm trở thành mối quan tâm hàng đầu. Masan MEATLife, một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành chăn nuôi và chế biến thịt đã và đang triển khai nhiều biện pháp nghiêm ngặt để đảm bảo nguồn cung thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

"Vua" triệu hồi xe tại Mỹ gọi tên Ford, trung bình 5 lần một tháng

Kinh tế - Xã hội -

"Vua" triệu hồi xe tại Mỹ gọi tên Ford, trung bình 5 lần một tháng

Nửa đầu năm 2024, Ford đã có tới 31 đợt triệu hồi xe tại Mỹ, ảnh hưởng tới gần 3,7 triệu phương tiện, số liệu này gấp nhiều lần Toyota, Honda, Hyundai, Tesla và các hãng khác.

Xe hybrid tại Việt Nam nửa đầu 2024: Suzuki Ertiga bán chạy nhất, Toyota áp đảo các thương hiệu

Kinh tế - Xã hội -

Xe hybrid tại Việt Nam nửa đầu 2024: Suzuki Ertiga bán chạy nhất, Toyota áp đảo các thương hiệu

Nửa đầu năm 2024, Suzuki Ertiga là mẫu xe hybrid tại Việt Nam bán chạy nhất, Toyota là thương hiệu có doanh số bán xe hybrid tốt nhất.

Hãng ô tô kết hợp chuỗi cafe phát triển mạng lưới trạm sạc xe điện

Kinh tế - Xã hội -

Hãng ô tô kết hợp chuỗi cafe phát triển mạng lưới trạm sạc xe điện

Mục tiêu của dự án là tạo ra mạng lưới sạc tiện lợi cho người dùng xe điện, đồng thời góp phần thúc đẩy việc sử dụng xe điện thân thiện với môi trường.

Masan: Chúng tôi tự tin sẽ lan tỏa ẩm thực Việt ra thế giới

Kinh tế - Xã hội -

Masan: Chúng tôi tự tin sẽ lan tỏa ẩm thực Việt ra thế giới

Đạt Top 1 trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Coupang (Hàn Quốc), Top 8 trên sàn TMĐT Amazon (Mỹ), CHIN-SU và nhiều thương hiệu khác của Masan đang tiến ra thế giới cùng chiến lược Go Global, hướng tới trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhờ mô hình FMCG mới.

Phạt nguội đi ngược chiều với ô tô, xe máy như thế nào?

Kinh tế - Xã hội -

Phạt nguội đi ngược chiều với ô tô, xe máy như thế nào?

Phạt nguội đi ngược chiều với ô tô, xe máy bao nhiêu tiền, ngoài phạt tiền còn áp dụng hình thức xử phạt nào nữa không, câu trả lời sẽ có trong phần dưới đây.

Phạt nguội đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc bao nhiêu tiền?

Kinh tế - Xã hội -

Phạt nguội đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc bao nhiêu tiền?

Nhiều độc giả thắc mắc có bị phạt nguội đi vào làn khẩn cấp trên cao tốc không, câu trả lời là có. Điều này được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và Khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.