Từ tin buồn "Ngày Cá tháng Tư"
Kinh tế - Xã hội - 16/04/2022 08:15 PHẠM XUÂN DŨNG
Rèn luyện và phát triển cho các em khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề cũng như các kỹ năng sống là những việc thiết yếu hơn áp đặt thành tích học tập. Trong ảnh: Học sinh Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Mai Thúy. |
Căn nguyên từ đâu?
Lúc đầu một số người nghe qua tin trên tưởng là tin trong ngày nói đùa (nói dối cho vui) 1/4, dù nếu nói đùa như thế cũng thật không nên. Nhưng thật bàng hoàng và xót xa khi đó hoàn toàn là sự thật, một sự thật hết sức bẽ bàng và cay đắng, để lại nhiều dư chấn bi ai trong cộng đồng.
Trước đó, ngày 21/2/2022 tại thành phố Hồ Chí Minh, một nữ sinh ở quận 4 cũng đã nhảy lầu tự tử. Theo thông tin báo chí, vì áp lực học hành sau khi dịch Covid-19 và sự kỳ vọng của gia đình nên nữ sinh này có biểu hiện trầm cảm, dù trước đó là học sinh giỏi, nên đã tìm đến một giải pháp quá tiêu cực, tự kết thúc cuộc đời mình. Những trường hợp như vậy hoặc tương tự tuy chưa nhiều, nhưng không phải là cá biệt và thật sự đáng lo ngại khi ngày càng có xu hướng gia tăng.
Một câu hỏi từ đây không thể không đặt ra là: Vì sao lại thế? Hay nói khác đi là căn nguyên từ đâu mà xảy ra nông nỗi như vậy?
Nếu bỏ thời gian tìm hiểu thì hầu như những trường hợp học sinh tự tử bởi áp lực học hành vì trầm cảm đều là những học sinh khá, giỏi. Có lẽ từ những kỳ vọng của gia đình, nhà trường... đã đưa lại gánh nặng tâm lý ngày càng chồng chất cho các em mà khó lòng chia sẻ, nên đã dẫn đến những bi kịch lẽ ra không đáng có, không nên có chút nào. Sự kỳ vọng của mọi người, nhất là của phụ huynh muốn con phải trở thành thế này, phải được thế kia, kiểu như nhiều người muốn con mình trở thành những người giỏi giang, nổi tiếng và thành đạt đã đẩy các em vào một con đường duy nhất thực hiện “nhiệm vụ bất khả thi”.
Chương trình học nặng nề, quá tải và không phù hợp với tất cả mọi đối tượng học sinh, lại thêm mong mỏi thái quá của gia đình đã khiến nhiều em không có tuổi thơ, không đủ thời giờ để nghỉ ngơi, để ngủ, phải liên tục chạy đua để khỏi tụt hậu, để trở thành nhân vật hàng đầu của lớp, của trường, để có điểm số đáng ngưỡng mộ, đạt giải cao trong các kỳ thi... đã hóa thành hòn đá đè nặng tâm lý khiến các em mụ mẫm vì thi đua không có điểm dừng, chạy đua mệt đến đứt hơi.
Thay vì để cho con em phát triển tự nhiên, hài hòa, trở thành một người bình thường, hữu ích thì lại căn bệnh hình thức, chạy theo thành tích của nhà trường, thích con mình phải là nhân tài của phụ huynh đã thui chột cuộc đời không ít những học sinh lẽ ra xứng đáng có một tương lai tốt đẹp, bình an chứ không phải là kết thúc bằng những cái chết lãng xẹt, những đám tang tận cùng đớn đau, mất mát, những tổn thất không thể vãn hồi...
Hãy để con em phát triển tự nhiên, hài hòa, trở thành một người bình thường, hữu ích, xứng đáng có một tương lai tốt đẹp, bình an. Trong ảnh: Học sinh Trường THCS Tân Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) cùng đọc sách ở sân trường trong giờ ra chơi (ảnh chụp trước ngày 27/4/2021). Ảnh: Minh Hiền. |
Những áp lực nguy hiểm, không đáng có
Nhưng một điều không thể không nói, dù rất thương tiếc những học sinh nói trên, song không phải các em hoàn toàn không có lỗi. Cho dù phải chịu áp lực học hành nặng nề thì cách chọn kết thúc mang tính bi kịch như vậy là một lựa chọn rất thiếu nhân văn, nếu không nói dù các em đã không còn nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy. Mong rằng các học sinh nên cân nhắc trước những quyết định dại dột, ảnh hưởng đến sinh mạng của chính mình và cuộc sống của người thân. Trong những trường hợp chịu nhiều áp lực, các em hãy đối thoại, để thể hiện quyền sống, quyền tự chủ cuộc đời của chính bản thân mình.
Nhân nói đến chuyện trường chuyên, lớp chọn thì cũng xin bàn luận đôi điều. Từ lâu, nhiều người trong chúng ta, kể từ những nhà quản trị xã hội, những nhà lãnh đạo giáo dục, nhiều giáo sư, tiến sĩ, các thầy, cô giáo và đương nhiên cả phụ huynh đều phấn khởi trước thành tích học tập, đặc biệt các kỳ thi học sinh giỏi trong nước và quốc tế, lấy đó làm niềm tự hào cho bản thân học sinh, gia đình, nhà trường và địa phương.
Một số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi được lấy làm tấm gương cho các thế hệ sau nhìn vào và noi theo, chẳng hạn như thủ khoa học sinh giỏi thi toán quốc tế, có lời giải sáng tạo như Lê Bá Khánh Trình. Phải nói rằng niềm tự hào này không có gì đáng phải phàn nàn. Con em học giỏi, đạt thành tích cao thì không vui mừng, hạnh phúc mới lạ! Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ khác.
Giáo sư, Tiến sĩ toán học Hoàng Xuân Sính, trả lời báo Tuổi Trẻ, đã nói đại ý: Khi nghe tin học sinh Việt Nam đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế, các nhà giáo dục Pháp rất ấn tượng, nhưng khi nghe cách luyện thi như “luyện gà nòi” của ta thì họ lắc đầu.
Người Mỹ cũng vậy, như người Pháp. Có nghĩa mục đích thì tốt nhưng cách làm của ta có nơi, có lúc không ổn, càng đi càng xa ý nghĩa ban đầu cần hướng tới. Cũng do cuộc đua thi học sinh giỏi ngày càng khốc liệt nên việc luyện thi, học lệch... càng có nhiều biến tướng và đã xuất hiện nhiều nguy cơ xa rời liêm chính học thuật, một điều đạo lý căn bản rất cần cho thầy và trò hiện nay khi tình hình giáo dục đã, đang xuất hiện những căn bệnh bị xã hội phê phán.
Đối thoại giữa lãnh đạo Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Lai Châu) với học sinh trong năm học 2021 -2022. Ảnh: Phương Thảo. |
Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục tâm huyết và tiến bộ cho rằng, hiện nay, một bộ phận học sinh học chủ yếu để có điểm số và phục vụ thi cử một cách thực dụng, chưa thật chú trọng tiếp nhận kiến thức cần thiết và học làm người; một bộ phận nhà giáo, phụ huynh không hướng tới đào tạo thường nhân có ích mà muốn có những “siêu nhân” học đường.
Bệnh hình thức, thành tích chưa có xu hướng giảm, thay đổi nhiều trong nhà trường và nhiều gia đình, tại nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là trong các kỳ thi học sinh giỏi và thi đại học. Từ đó tạo nên những áp lực rất nguy hiểm và thật không đáng có. Nếu những vấn nạn này không sớm khắc phục và điều chỉnh, bệnh sẽ trở nên nguy hiểm, gây ra lỗi hệ thống.
Nhà nước, ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và học sinh cần những chuyển biến tích cực và rõ nét, trước hết từ nhận thức rồi quyết tâm hành động, để đừng có những chuyện đau buồn, bi kịch học sinh, học đường tương tự tái diễn.
Chi tiền tỷ thuê GS, PGS về đào tạo “gà nòi” để làm gì? Bắc Ninh, Hòa Bình lần lượt đưa ra những con số tiền tỷ để đãi ngộ với Giáo sư, Phó Giáo Sư (GS, PGS) về ... |
Học sinh nhảy lầu hay tiếng chuông cảnh tỉnh Hôm qua một sự kiện rất đáng buồn xảy ra ngay ở Hà Nội gây chấn động dư luận: Một nam sinh học ở một ... |
Để cho mỗi ngày đến trường là một ngày vui Hôm qua, (ngày 6/4), hàng triệu học sinh tiểu học ở hơn 30 quận, huyện ở Hà Nội lại được cắp sách tới trường, kết ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 16:42
Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
Sự kiện “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai, năm 2024” (Techfest VinhPhuc 2024) diễn ra từ ngày 20 - 21/12, với sự tham gia của 80 gian hàng trưng bày sản phẩm từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực như công nghệ, nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục và sản phẩm OCOP.
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 16:17
Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
Là doanh nghiệp dẫn đầu Khối Doanh nghiệp Niêm yết, được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2024 do Nhịp cầu Đầu tư tổ chức, Masan Group đạt cả 3 hạng mục tiêu biểu ứng với 3 trụ cột ESG.
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 14:59
Vĩnh Phúc nằm trong top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ vượt kế hoạch thu hút vốn FDI mà còn lọt vào top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn. Thành tựu này tạo động lực mạnh mẽ để tỉnh tiếp tục cải thiện năng lực cạnh tranh, thu hút các nhà đầu tư có công nghệ cao và tiềm lực tài chính mạnh, thúc đẩy sự phát triển bền vững và sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 14:29
Vĩnh Phúc đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam SuperPort TM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu sang thị trường Châu Á. Quan hệ đối tác chiến lược này sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong khu vực, giúp SME dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế.
Kinh tế - Xã hội - 25/12/2024 17:09
XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn
Chương trình XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn cho cộng đồng trên trang www.xecuanam.vn từ 15h chiều ngày 25/12/2024 đến 23h59 ngày 3/1/2025 với các phần thưởng giá trị.
Kinh tế - Xã hội - 25/12/2024 17:00
Những khách hàng đầu tiên nói gì về Omoda C5?
Trong tháng 12/2024, Omoda & Jaecoo Việt Nam đã bắt đầu hành trình mang đến những chiếc xe Omoda C5 đầu tiên cho khách hàng ngay tại sự kiện khai trương nhà phân phối mới. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của khách hàng về mẫu xe này.
- Nhiệm vụ cấp bách của Công đoàn trong thực hiện tinh gọn bộ máy
- Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
- Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
- Đón xem lễ trao giải "Vòng tay Công đoàn" và sáng tạo phòng, chống ma túy
- Cô giáo khuyết tật, lấy tri thức làm… “đôi chân”