agribank-plus-4112024-522025

Thuyền trưởng phải là người nêu gương

"Thuyền trưởng luôn phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ anh em mới tâm phục, khẩu phục" - Thuyền trưởng Phan Văn Danh - Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship cho biết.
"Khi thuyền viên vào ca thì cũng giống như những chiến binh y tế bước vào bệnh viện" "Mái ấm Công đoàn" cho người lao động ở Cảng Nghệ Tĩnh “Cầu đường biển” hỗ trợ lao động hàng hải những ngày giãn cách xã hội
Thuyền trưởng phải là người nêu gương

Thuyền trưởng Phan Văn Danh - Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo nhưng giàu truyền thống hiếu học (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa), anh Phan Văn Danh đã sớm ước mơ được theo những con tàu to đẹp đi khắp nơi trên thế giới. Anh luôn xác định để biến ước mơ đó thành hiện thực phải có kết quả học tập thật tốt.

Sau 4 năm học tập, rèn luyện tại Trường Đại học Hàng hải, anh may mắn được vào làm việc tại Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship và gắn bó với doanh nghiệp từ ngày đó đến nay.

Trong công ty, anh Danh luôn chủ động trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ. Anh chia sẻ: "Tại Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship, tôi luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo công ty, sự hướng dẫn tận tình của các thế hệ đi trước, sự đồng hành của tổ chức Công đoàn".

Từ những ngày đầu tiên đi tàu với chức danh thủy thủ rồi lên Phó 3, Phó 2, Đại phó và gần đây nhất là đầu năm 2020, anh đã được tin tưởng giao đảm nhiệm chức danh Thuyền trưởng.

Anh Danh hiểu tâm lý của thuyền viên khi sinh ra ở các vùng quê nghèo. Họ có nhiều niềm vui, háo hức nhưng cũng không ít những nỗi buồn. Họ trăn trở như xa quê hương, gia đình. Sự khắc nghiệt của thời tiết, áp lực công việc, mối nguy hiểm của nghề, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khiến thuyền viên chưa yên tâm làm việc.

Hiểu được điều này, anh Danh nắm bắt tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, tâm tư của từng thuyền viên để bố trí công việc cho phù hợp. Anh cũng luôn cố gắng nắm bắt tiến độ thực hiện để kịp thời động viên, khen thưởng mỗi khi thuyền viên nỗ lực hoàn thành tốt công việc của mình. Khi có công việc đột xuất, tàu gặp sự cố, thuyền viên phải tăng cường ca kíp xử lý cho xong để kịp lịch tàu, anh luôn động viên, giúp đỡ để tháo gỡ khó khăn.

Đối với những thuyền viên không tuân thủ nội quy, quy định, anh Danh chủ động nhắc nhở để rút kinh nghiệm, nếu tái phạm thì sẽ có hình thức xử lý.

Là Thuyền trưởng, anh Danh chủ động phối hợp với các phòng, ban của công ty, nhất là bộ phận Tổ chức nhân sự, Thuyền viên, Kỹ thuật vật tư, Công đoàn để thông tin đầy đủ về chính sách của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, chế độ chính sách, quyền lợi, phúc lợi của Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship dành cho thuyền viên. Từ đó giúp thuyền viên hiểu, tin tưởng, đồng hành với công ty.

Trong công việc, anh luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp tối ưu để hoàn thành các chuyến hàng nhanh một cách an toàn, hiệu quả nhất, theo đúng kế hoạch công ty đề ra. Anh luôn theo dõi thông tin về thời tiết trước mỗi chuyến đi. Đồng thời luôn cẩn trọng bố trí công việc bảo quản, bảo dưỡng nhằm đảm bảo an toàn cho thuyền viên, tàu, hàng hóa và điều kiện sinh hoạt, an toàn vệ sinh thực phẩm cho thuyền viên.

9 năm làm việc tại Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship, anh chưa một lần đón Tết ở nhà với gia đình. Hai lần vợ sinh con, anh Danh đều phải đi tàu. Khi con đã hơn 7 tháng tuổi, anh mới được bế con lần đầu. Năm nay, sau hơn 14 tháng làm việc trên tàu suốt mùa Covid-19, anh Danh vừa được công ty thu xếp cho thay để về nghỉ. Anh dự kiến sẽ ở nhà giúp gia đình sửa sang lại căn bếp đã bị xuống cấp, chăm lo ruộng vườn, cùng vợ chăm sóc 2 đứa con. Đặc biệt, Tết năm nay với anh thực sự là Tết Sum vầy!

Với tinh thần gương mẫu đi đầu và những nỗ lực vượt khó để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, Thuyền trưởng Phan Van Danh đã được nhận nhiều bằng khen của Công ty Vinaship, Công đoàn. Năm 2021, tại Lễ kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (25/11/1996 - 25/11/2021), anh Danh đã vinh dự được Công đoàn Tổng công ty khen thưởng vì có nhiều thành tích đóng góp cho phong trào công nhân, viên chức, lao động, hoạt động công đoàn.

Vụ công ty XKLĐ Nhật Bản quỵt tiền: Cục Quản lý Lao động ngoài nước khuyến cáo Vụ công ty XKLĐ Nhật Bản quỵt tiền: Cục Quản lý Lao động ngoài nước khuyến cáo

Liên quan đến sự việc công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) không đưa được người lao động đi làm việc tại Nhật Bản nhưng ...

Những thay đổi về tuổi nghỉ hưu, BHXH có hiệu lực từ 2022 mà người lao động cần biết Những thay đổi về tuổi nghỉ hưu, BHXH có hiệu lực từ 2022 mà người lao động cần biết

Tăng tuổi nghỉ hưu, tăng mức đóng (Bảo hiểm xã hội) BHXH tự nguyện, lao động nước ngoài có thể rút BHXH một lần,... là ...

Khẳng định lập trường nhất quán trong việc củng cố quan hệ Công đoàn 2 nước Việt - Lào Khẳng định lập trường nhất quán trong việc củng cố quan hệ Công đoàn 2 nước Việt - Lào

Phát biểu tại Hội đàm cấp cao giữa tổ chức Công đoàn hai nước Việt Nam - Lào, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy ...

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.
Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.
Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.
Rời Sài Gòn vì ... COVID

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.
Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Trong lúc đang quét rác, dọn vệ sinh môi trường trên tuyến đường Lê Quý Đôn, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Trần Phương Lộc (công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế) đã nhặt được chiếc nhẫn kim cương. Sau đó anh đã trả lại cho người mất.
Lạc quan với mùa Xuân

Lạc quan với mùa Xuân

Năm Tân Sửu với dịch Covid-19 dữ dội đã qua. Năm Nhâm Dần chắc chắn vẫn còn dịch Covid đang đến. Câu chuyện an toàn, vệ sinh lao động nói đi nói lại lại quay về Covid.
“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Anh Viên Hữu Thái sinh năm 1980, tại xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Tổ trưởng tổ xeo giấy, Phân xưởng sản xuất là công nhân vinh dự được Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh tôn vinh danh hiệu “Công nhân giỏi Xứ Thanh” năm 2021.
Cù lao thương nhớ

Cù lao thương nhớ

Cù lao Bắc Phước (Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị) “bé bằng bàn tay”, cồn đất nằm ở giữa sông, với mấy “sải tay” là có thể ra biển Cửa Việt. Mảnh đất nhỏ bé này là nơi ấp ủ nhớ thương của những người con xa quê và nơi lưu luyến của lữ khách sau một lần ghé chân…
Tự tình với Tây Nguyên

Tự tình với Tây Nguyên

Nhiều năm gắn bó với Tây Nguyên, với tôi bến nước và thuyền độc mộc ở đây là hai hình ảnh rất gợi khi nhắc đến “phổ văn hóa” đậm chất rừng của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Vì thế, sự mất - còn của hai hình ảnh ấy có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống, sinh hoạt trong mỗi cộng đồng.
Dừng đến trường nhưng không dừng dạy và học

Dừng đến trường nhưng không dừng dạy và học

Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, việc dạy học trực tuyến không chỉ là phương án tình thế hay một sự lựa chọn mà là phương án bắt buộc tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế trong suốt hai năm đại dịch Covid-19 vừa qua, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của Việt Nam dần chuyển từ thích nghi tạm thời với dạy học trực tuyến sang thích ứng lâu dài với hình thức dạy học mới mẻ này.