Thái Bình: Từ thực tiễn hoạt động hướng tới hoàn thiện Luật Công đoàn
Hoạt động Công đoàn - 31/05/2023 17:51 Minh Quang
Công đoàn Khu kinh tế và các KCN Thái Bình triển khai nhiều hoạt động chăm lo cho CNLĐ
|
LĐLĐ tỉnh Thái Bình phối hợp với Viện Công nhân và Công đoàn tổ chức tọa đàm. Ảnh: Bá Mạnh. |
Đồng chủ trì buổi tọa đàm là đồng chí Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, đồng chí Bùi Xuân Vinh - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình.
Tham dự buổi tọa đàm có đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy Thái Bình, lãnh đạo và các ban chuyên môn của Liên đoàn Lao động tỉnh, đại diện các Công đoàn ngành, huyện, thành phố và một số công đoàn cơ sở (CĐCS) trong tỉnh.
Thẳng thắn và cởi mở
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã trình bày tham luận, cùng nhau trao đổi, làm rõ một số vấn đề liên quan đến thực trạng hoạt động của tổ chức Công đoàn hiện nay ở Thái Bình; thảo luận, đánh giá các mặt thuận lợi, khó khăn, ưu nhược điểm của hoạt động công đoàn thời gian qua trên địa bàn tỉnh để học hỏi, rút kinh nghiệm cũng như đưa ra một số kiến nghị với cơ quan cấp trên trong việc hoàn thiện, sửa đổi một số nội dung của Luật Công đoàn 2012.
Đồng chí Phạm Đình Tuấn - Chủ tịch CĐCS Công ty CP Công nghiệp Ngũ Kim Fortress Việt Nam chia sẻ về hoạt động của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp. Ảnh: Nam Hồng. |
Các ý kiến trao đổi trao đổi, thảo luận bám sát thực tiễn của hoạt động công đoàn và công tác thi hành Luật Công đoàn năm 2012 trong thời gian qua; nêu ra những vướng mắc về cơ chế, chính sách, tính nghiêm minh trong thực thi pháp luật ở một số lĩnh vực như: Thời gian làm công tác công đoàn của cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp (DN) ngoài khu vực nhà nước; thương lượng tập thể và đối thoại trong DN; công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của công đoàn cấp trên đối với công đoàn cấp cơ sở, nhất là CĐCS trong DN.
Có một thực tế là cán bộ CĐCS trong các DN do chủ DN trả lương nên còn e dè trong việc đấu tranh, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động (NLĐ); khó khăn trong việc tham gia xây dựng, sửa đổi nội quy, quy chế, định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng..., đôi khi chưa được chủ sử dụng lao động tạo điều kiện tham gia. Đội ngũ cán bộ CĐCS ở DN hầu hết là hoạt động kiêm nhiệm, thời gian chủ yếu dành cho công việc chuyên môn nên hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Việc tổ chức và lãnh đạo đình công rất khó thực hiện đúng trình tự theo quy định hiện nay; còn khó khăn trong việc nhận ủy quyền của NLĐ để khởi kiện DN chậm/nợ lương, trốn đóng BHXH; ở một số CĐCS quyền đại diện của công đoàn trong đối thoại, thương lượng còn mang tính hình thức, hiệu quả hoạt động chưa cao.
Công tác phát triển tổ chức Công đoàn cũng còn một số băn khoăn như: Quy định về kết nạp đoàn viên công đoàn đối với lao động người nước ngoài, một số lao động đặc thù khác như nhân viên giao hàng, lái xe công nghệ…; công tác quản lý cán bộ công đoàn ở địa phương gắn với cấp ủy cùng cấp là phù hợp trong hệ thống chính trị, song cũng cần nghiên cứu đến tính độc lập tương đối để đảm bảo tính ổn định và chuyên môn sâu, chuyên nghiệp hóa nhằm phục vụ công tác công đoàn hiệu quả hơn; về số lượng biên chế cán bộ công đoàn chuyên trách cũng cần nghiên cứu bố trí phù hợp với sự phát triển đoàn viên, CĐCS trong thời gian tới và đảm bảo tính tương đồng với các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp.
Các ý kiến trao đổi cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế hiện nay. Cụ thể: Nhiều DN trên địa bàn kinh doanh không ổn định, nhân lực ít, là DN gia đình nên không đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn; nhận thức của NLĐ và chủ sử dụng lao động về pháp luật lao động, về công đoàn còn hạn chế hoặc chưa tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động. Ở một số DN có tổ chức Công đoàn lại chưa có chế tài đủ mạnh để bảo vệ cán bộ công đoàn khi đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho NLĐ, chưa có chế độ chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ công đoàn, các cơ quan chức năng chưa quan tâm đúng mức công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm về pháp luật lao động… Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền và các cơ quan chưa đạt hiệu quả cao; công tác thanh tra, xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật lao động, Luật Công đoàn còn hạn chế; một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chưa sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho CĐCS…
Kết quả thực hiện Luật Công đoàn 2012 trong giai đoạn 2018 – 2022 tại Thái Bình:
- Kết nạp mới 52.475 đoàn viên và thành lập 140 CĐCS.
- Hằng năm có 95,3% các đơn vị tổ chức Hội nghị CBCC; 100% DN nhà nước và 70% DN ngoài khu vực nhà nước tổ chức hội nghị người NLĐ; 100% DN nhà nước và 68,2% DN ngoài khu vực nhà nước tổ chức đối thoại ở nơi làm việc; 70,25% DN đã ký kết thoả ước lao động tập thể.
- Tư vấn cho 14.385 lượt CNLĐ.
- Tham gia giải quyết 41 vụ ngừng việc tập thể; hướng dẫn 1 CĐCS khởi kiện ra toà 1 DN nợ lượng, BHXH.
Ghi nhận từ cơ sở
Cán bộ CĐCS Công ty CP May Đại Dương chia sẻ về chăm lo, đảm bảo môi trường sản xuất an toàn cho NLĐ. Ảnh: D. Minh. |
Từ khối DN có vốn đầu tư nước ngoài, chị Đào Thị Yến - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Long Hành Thiên Hạ (huyện Kiến Xương), cho biết: “Công tác tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động công đoàn trong DN FDI chưa theo kịp với thay đổi của đất nước, của địa phương và của đoàn viên, NLĐ nên hoạt động hiệu quả còn chưa cao. Bản chất của DN nước ngoài khi sang Việt Nam là tìm kiếm lợi nhuận, họ không quan tâm tới tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương; cán bộ công đoàn hoạt động kiêm nhiệm, nhận lương của chủ nên e dè trong việc đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công nhân lao động, nhiều khi còn né tránh trong hoạt động. Điều kiện làm việc của công nhân, lao động tại DN còn nhiều khó khăn; tình trạng vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động ở các DN còn diễn ra khá phổ biến; công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm pháp luật của các cơ quan chức năng chưa được quan tâm thích đáng...”.
Còn anh Phạm Đình Tuấn - Chủ tịch CĐCS Công ty CP Công nghiệp Ngũ Kim Fortress Việt Nam (Khu công nghiệp Phúc Khánh, TP.Thái Bình), cho rằng: “Trong việc đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho công nhân nảy sinh những vấn đề liên quan đến lợi ích của chính cán bộ công đoàn dẫn đến việc không dám hay rụt rè trong việc đứng ra giải quyết vấn đề. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công đoàn còn hạn chế, nhiều khi hiểu chưa đúng, thậm chí hiểu sai văn bản chỉ đạo dẫn đến việc tuyên truyền, vận dụng không đúng về chế độ chính sách, quyền lợi của công nhân lao động, làm cho NLĐ không hiểu đúng, gây thiệt thòi cho đoàn viên, NLĐ. Công tác giao tiếp với đoàn viên, NLĐ chưa gần gũi thấu hiểu dẫn đến sự xa cách giữa công đoàn và NLĐ. Nhiều khi NLĐ có ý kiến phản ánh về chế độ, thời gian làm việc, an toàn lao động lên CĐCS nhưng cán bộ CĐCS sợ giới chủ nên "ỉm đi" không báo cáo với lãnh đạo DN và công đoàn cấp trên...
Chia sẻ tâm tư – Kiến nghị cụ thể
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, các đại biểu đã sôi nổi trao đổi, chia sẻ, chất vấn nhiều nội dung liên quan lĩnh vực hoạt động công đoàn. Nhiều ý kiến tâm tư, thắc mắc đã được lãnh đạo Viện Công nhân và Công đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình giải thích, trả lời, diễn giải tại chỗ; những ý kiến, vấn đề còn vướng mắc được tiếp thu, ghi nhận để báo cáo, trình cấp có thẩm quyền giải đáp, đưa ra giải pháp cụ thể sau.
Đồng chí Bùi Xuân Vinh - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình tiếp thu các ý kiến thảo luận, đưa ra chỉ đạo và một số đề xuất kiến nghị. Ảnh: Nam Hồng. |
Thay mặt cho tổ chức Công đoàn tỉnh Thái Bình, đồng chí Bùi Xuân Vinh - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh đã đưa ra ý kiến chỉ đạo và một số đề xuất kiến nghị:
- Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ CĐCS, tạo động lực khuyến khích để cán bộ CĐCS nhiệt tình hoạt động, nhất là trong việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên, NLĐ.
- Xây dựng quy định cụ thể trong việc tổ chức Công đoàn đại diện NLĐ khởi kiện chủ DN nợ lương, trốn đóng, nợ đọng BHXH.., theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, thể hiện rõ vai trò đại diện của tổ chức Công đoàn.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp công đoàn về tổ chức và tham gia kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên, NLĐ.
- Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét, kiến nghị tăng thêm biên chế cán bộ công đoàn chuyên trách cho các tỉnh dựa trên cơ sở số lượng CĐCS và số lượng đoàn viên để thực hiện tốt chức năng, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Thái Bình: Đổi mới theo mô hình 5S, chú trọng cải thiện điều kiện làm việc “Cứ về Thái Bình đi, Thái Bình 5S rồi, đổi mới lắm rồi, nhiều điều hay lắm đấy!”, đồng chí Phạm Thị Thắng - Phó ...
Tọa đàm về những vướng mắc trong hoạt động công đoàn và thi hành Luật Công đoàn năm 2012 Ngày 21/4, Viện Công nhân và Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức tọa đàm khoa học về những ...
Thái Bình: Chào đón Tháng Công nhân thiết thực với Ngày hội việc làm Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thái Bình phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ ...
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Hoạt động Công đoàn - 20/11/2024 08:30
Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh
Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 15:00
Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình
Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 10:06
Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động
Anh Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ Gò, Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật) là người đam mê và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, anh là Chủ tịch Công đoàn bộ phận năng nổ, luôn lắng nghe và chia sẻ cùng người lao động.
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?