Tâm sự của nữ Ofer trải qua hai lần thi trầy trật mới lấy được bằng lái B1
Kinh tế - Xã hội - 01/02/2022 07:15 PHƯƠNG HUYỀN
"Ai mà muốn bảo toàn hạnh phúc gia đình thì không bao giờ để chồng dạy lái nhé. Vì sao? Chồng không có kiến thức căn bản, kỹ năng sư phạm nên cách truyền đạt kém. Suy nghĩ của chồng là chồng đã biết đi thành thạo rồi nên nghĩ việc lái xe dễ như ăn kẹo, trong khi mình chưa biết gì, lên xe lái là toát mồ hôi hột, mở khoá còn không biết tra chỗ nào, nên ăn mắng là điều dễ hiểu". -----Chị Sally Huong---- Đọc bài chi tiết dưới đây: |
Nổi đình nổi đám trên group Otofun với câu chốt “Không bao giờ để chồng dạy lái xe” khi chia sẻ kinh nghiệm thi bằng hai lần mới đậu, chị Nguyễn Thị Lan Hương - nick OF Sally Huong (1988), trú tại Thanh Trì, Hà Nội ngoài đời có một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc cùng chồng và hai cô công chúa xinh đẹp.
Những ngày cuối cùng của năm Tân Sửu (2021), phóng viên Otofun News đã có dịp trò chuyện cùng chị Sally Huong, nghe chị chia sẻ sâu hơn về cuộc sống của bản thân, cũng như những trải nghiệm quý giá suốt quá trình học lái được chị tự đánh giá là khá gian nan, vất vả.
- Chào chị Sally Huong, lý do gì khiến chị quyết định đăng bài chia sẻ kinh nghiệm học và thi bằng lái xe lên mạng xã hội?
Mình trầy trật lắm mới có được bằng lái, may mà mình có hai lần thi thôi chứ có người thi 3-4-5 lần mới đậu, nghe mà hoảng. Mình thấy bạn bè xung quanh hay mọi người đều kể tình trạng y chang nên mình chia sẻ để mọi người tránh. Thi bằng này rất tốn, cả công lẫn của nên có bằng cái là mình review ngay. Khi bài post nhận được nhiều tương tác quá thì mình lại lo chồng bị chửi nhiều (cười).
- Cơ duyên nào khiến chị quyết định học lái xe?
Mình học lái chỉ để tiện chở con đi học. Mình không có sở thích hay am hiểu gì về ô tô cả. Hiện tại gia đình đang sở hữu một chiếc VinFast Fadil. Mua xe này vì xe nhỏ gọn, dễ đi trong đường phố chật hẹp. Mình bắt đầu học lái khoảng tháng 10/2021. Học tháng khoảng 2-3 lần ở đường nhựa mới làm gần nhà, vắng vẻ nên không lo va chạm. Tổng thời gian học mất khoảng 3 tháng, tính cả hai lần thi, thời gian gần thi thì học liên tục, chồng tranh thủ dạy liên tục cách ngày.
Tấm hình kỷ niệm thời gian học lái xe của chị Sally Huong. Ảnh nhân vật cung cấp |
- Theo chia sẻ, mọi quy trình học lái, thi bằng đều tham khảo từ chồng? Vậy tại sao chị lại cho rằng, kinh nghiệm học lái là "Không bao giờ để chồng dạy lái"?
Vì chủ quan, dựa dẫm vào chồng nên mình để chồng dạy ngay từ đầu và làm hồ sơ, nên không được như ý. Giá như mình tự tìm hiểu, tự nộp hồ sơ thì sẽ tìm hiểu, tham khảo để tìm được thầy có tâm, dạy ưng ý.
Trong quá trình học, cứ sau mỗi lần học lái thì lại cãi nhau. May mắn là hai vợ chồng cùng thẳng tính nên không giận nhau lâu, thường học xong tức chút rồi thôi, nhưng đúng là tình cảm có sứt mẻ một chút lúc đó. Mỗi lần tới buổi học lại cãi nhau tiếp, và mật độ thưa thớt dần với độ lên tay lái của mình. Sau khi học thầy về, mình có một số kỹ năng tốt hơn nên tự tin hơn, lúc này đã dám quát ngược lại chồng. Ngẫm lại thì mình vẫn cảm ơn chồng vì nhờ những lần mắng chửi mà tay lái mình lên rất nhanh. Tuy nhiên, nếu chọn lại thì mình vẫn cho thầy dạy căn bản để biết cách lái, rồi chồng bổ túc kinh nghiệm thêm lúc đi đường thì tốt hơn rất nhiều.
- Lần 1 thi trượt, cảm xúc của chị thế nào?
Thi thất bại một lần, cảm xúc đầu tiên là lo sợ và xấu hổ nghĩ cảnh chồng mắng. Vì tâm lý chồng lúc nào cũng bảo “thi bằng B1 là dễ nhất rồi mà rớt thì đến chịu”. Lần 1 thi trượt chồng mắng “dễ thế mà cũng trượt”, còn thầy thì bảo “thầy để cho em thi khi nào hết tiền thì thôi” nên mình luôn có tâm trạng lo sợ và áp lực, sợ thi trượt lần 2 nữa thì tiêu. Vì mỗi lần thi rất tốn kém lại mất công, đi lại vất vả.
- Kể một kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian học lái xe và thi bằng của chị?
Học thầy buổi đầu tiên mình không biết là xe nổ máy hay chưa, vì bình thường toàn chồng mở sẵn chỉ việc ngồi lái. Nên thầy mắng ngay “em không học thì đừng nghĩ tới việc thi nhé”. Rồi thầy hỏi “chân phanh chiếm bao nhiều phần trăm trong khi lái xe?”. Lúc đó bắt đầu thấy sợ, lo lắng và áp lực thi trượt đến từ đây. Đúng là những cái căn bản chồng không dạy cặn kẽ bằng thầy vì đối với chồng những cái đó nó bình thường và phổ thông như chuyện hằng ngày mình phải ăn cơm 3 bữa.
Lúc vào thi, thật sự mình rất lo sợ, chân tay run lẩy bẩy, bài vở tuy nhớ nhưng tay không điều khiển theo được. Mới vào bài đầu tiên “dừng xe cho người đi bộ” siêu dễ mà bị trừ mất 5 điểm. Nên tâm lý khi thi cực kỳ quan trọng, nó còn hơn cả thi đại học ấy.
- Tại lần học thứ hai, chị thấy có gì khác biệt so với lần học đầu?
Lần 1 thi trượt , lần 2 mình vẫn quyết định thuê thầy. Lần 2 mình nắm chắc 90% thi đỗ, vì mình học khá kỹ, đi chip mòn cả sân, bị trượt do tâm lý nên lần 2 mình may mắn gặp được thầy có tâm (mình tự tìm thầy) nên được củng cố tinh thần, khi vào thi tự tin hơn hẳn.
Lần 2 gặp được thầy có tâm, kỹ năng truyền đạt tốt, động viên tinh thần, hỗ trợ ổn định tâm lý khi lái nên cảm thấy tự tin hẳn. Nên đúng là cái gì cũng phải chủ động, tự tìm thầy phù hợp, không nên ỷ lại vào thầy hay chồng và quan trọng phải tự tin vào bản thân mình.
- Theo chị, học lái xe khó nhất là phần nào?
Học lái xe khó nhất là đi phần sa hình. Khi tập thì tâm lý thoải mái nên đi tốt nhưng khi thi áp lực sẽ ảnh hưởng đến kết quả thi rất nhiều. Lúc chưa học lý thuyết thì nghĩ lý thuyết khó, thực hành dễ, vì biết lái rồi nên nghĩ dễ. Ai dè, học lý thuyết xong thì lý thuyết dễ như ăn kẹo còn thực hành thì mới cam go.
Nụ cười rạng rỡ của chị Sally Huong khi tự mình cầm lái đi khắp nơi |
- Chị có chia sẻ gì với các chị em sắp học lái?
Nên tham khảo, tìm kiếm thầy có tâm học ngay từ đầu. Kết hợp lên mạng, youtube xem các clip hướng dẫn cho lái mới. Đừng để chồng dạy cơ bản (có nhiều anh chồng dạy lái rất tốt nhưng số đấy rất ít, các chị em cứ dựa vào tình hình học 1-2 buổi đầu không ổn thì chuyển qua thầy ngay, kẻo sứt mẻ tình cảm, sau tốn tiền học lại thầy mà còn bị ăn mắng hai lần). Khi thầy lái cơ bản ổn rồi thì chồng kèm thêm để bổ túc, chỉ dẫn cách xử lý những kinh nghiệm thực tế (cái này lúc dạy thầy không thể chỉ hết được vì không có trường hợp cụ thể) thì tay lái lên rất nhanh. Đừng có làm ngược lại như mình nhé.
Không nên phó mặc chủ quan để chồng làm hồ sơ lái cho, cứ tự mình tìm hiểu thầy và trung tâm mà đăng ký (chỉ tham khảo ý kiến chồng thôi còn mình nên là người chủ động). Vì suy nghĩ của các anh chồng là lái xe rất dễ, thi bằng cũng dễ nên cứ nộp rồi thi, không nghĩ đến vấn đề tay lái non và tâm lý yếu kém của các chị vợ.
- Hiện tại mức độ tự tin khi tự mình lái xe ra đường của chị là bao nhiêu?
Mức độ tự tin là 90%. Mình đã đi đường trường khoảng 100km, cái này mình nghĩ nhiều người sẽ phản đối vì chưa có bằng mà chạy xa thế, nhưng quan điểm của mình thì tấm bằng chỉ là phương tiện hợp pháp để lái xe trên đường thôi, còn thực tế và trên sân thi khác hẳn nhau, có bằng rồi cũng cần lái nhiều, trau dồi nhiều kinh nghiệm thực tế thì mới lái tốt được.
- Phái mạnh khi tham gia giao thông rất “sợ” khi chị em phụ nữ cầm lái. Mợ nghĩ sao về câu nói: Bán xăng cho phụ nữ là một tội ác?
Mình nghĩ cũng tùy phụ nữ thôi, vì rất nhiều người có bằng nhưng họ không dám lái xe ra đường vì sợ ảnh hưởng đến người khác như vậy là họ cũng ý thức được việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Phụ nữ nhìn chung là tâm lý yếu nên khi xảy ra tình huống bất ngờ sẽ không xử lý kịp thời dễ dẫn đến việc không mong muốn. Nên cái quan trọng khi lái là mình kiểm soát được tốc độ, kiểm soát được chân ga, chân phanh thì sẽ hạn chế được va chạm. Mình nghĩ nên thay bằng câu “bán xăng cho đàn ông say xỉn là một tội ác” thì phù hợp hơn.
- Xin cảm ơn chị, cuối cùng chúc chị có kì nghỉ Tết vui vẻ cùng gia đình và ra Tết lấy bằng xong được tự mình cầm lái đến những nơi mình muốn!
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng