Tác động của thực hiện các cam kết về lao động trong EVFTA và CPTPP đến Công đoàn
Hoạt động Công đoàn - 14/03/2023 06:35 TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA, Ủy ban Xã hội của Quốc hội
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và ký kết ngày 30/6/2019. Hiệp định EVFTA có 17 chương, trong đó, các cam kết về lao động được quy định tại Chương 13 về Thương mại và Phát triển bền vững.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Hình minh họa (Nguồn: hoinhapkinhte.gov.vn). |
Việc Mỹ rút lui khỏi TPP dẫn đến Hiệp định này không thể triển khai trên thực tiễn. Các thành viên còn lại của TPP tiến hành đàm phán và ký CPTPP vào ngày 9/3/2018. CPTPP chỉ có 7 điều, theo đó, CPTPP vẫn giữ nguyên nội dung so với phiên bản gốc của TPP với 30 chương và chỉ tạm hoãn thực thi 22 điều khoản chủ yếu liên quan tới sở hữu trí tuệ. Cam kết về lao động trong CPTPP Chương 19 giữ nguyên quy định tại Chương 19 của Hiệp định TPP về lao động.
Những tác động trong việc thực hiện các cam kết
Để thực thi đầy đủ các cam kết trong EVFTA và CPTPP, Việt Nam phải thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản trong 8 Công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong đó có Công ước số 87 mà Việt Nam chưa phê chuẩn
Quyền tổ chức của người lao động (NLĐ) cũng luôn là tâm điểm được bảo vệ bởi ILO. Công ước số 87 của ILO quy định NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền thành lập và tham gia những tổ chức đại diện do họ tự chọn mà không cần phải xin phép trước. Tổ chức của NLĐ và NSDLĐ phải được tự do về mặt tổ chức và không thể bị chính quyền giải tán hoặc đình chỉ hoạt động. Các tổ chức này có quyền thành lập và tham gia vào các liên hội hoặc các liên kết. Các liên hội hoặc các liên kết này có thể là hội viên của các tổ chức quốc tế của NLĐ và NSDLĐ. Điều 2, Công ước số 87 quy định: “Tất cả NLĐ và NSDLĐ đều có quyền thành lập và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của họ với điều kiện tuân thủ Điều lệ của các tổ chức đó”.
Như vậy, quyền tổ chức của NLĐ, theo ILO, cũng bao gồm quyền đựơc thành lập và gia nhập công đoàn theo sự lựa chọn của họ. Có nghĩa là, những NLĐ có thể thành lập nhiều tổ chức đại diện khác nhau trong một cơ sở lao động. Trên cơ sở đó, những NLĐ khác có quyền tự do lựa chọn tham gia vào công đoàn hay tổ chức đại diện khác để bảo vệ lợi ích của mình một cách tốt nhất.
Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế giai đoạn 2021-2030. Nguồn: trithucxanh.vn |
Ngoài các quyền của cá nhân NLĐ, Công ước số 87 còn cho phép các tổ chức của NLĐ và NSDLĐ có quyền lập ra điều lệ, những quy tắc quản lý, tự do bầu các đại diện, tổ chức việc điều hành hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình. Đồng thời nghiêm cấm các cơ quan có thẩm quyền can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó. Công ước số 87 cũng bảo vệ các tổ chức của NLĐ và NSDLĐ trước bất kỳ sự can thiệp nào của các cơ quan hành chính và quy định các tổ chức của NLĐ và NSDLĐ có quyền hợp thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn đó đều có quyền gia nhập, liên kết với các tổ chức quốc tế của NLĐ và NSDLĐ, đồng thời các cơ quan hành chính nhà nước cũng không được can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức liên kết này. Đối với lực lượng vũ trang và cảnh sát, Công ước cho phép pháp luật quốc gia đưa ra những quy định riêng về những bảo đảm quy định trong Công ước này.
Có thể nhận thấy, quan điểm cơ bản trong các quy định của ILO về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể nói chung và của Công ước số 87 nói riêng đó là, NLĐ, NSDLĐ và tổ chức của họ được tự do thành lập, tự do thương lượng về các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động; để đảm bảo quyền thành lập và thương lượng này, ILO quy định quyền tự do lựa chọn tổ chức cũng như quy định sự độc lập giữa tổ chức của NLĐ và NSDLĐ. Đây chính là hai trụ cột trong các quy định của ILO về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể.
Các yêu cầu nêu trên đòi hỏi pháp luật Việt Nam phải có sự phù hợp theo những yêu cầu như:
- Thứ nhất, bảo đảm quyền tự do quyết định thành lập và gia nhập công đoàn, tổ chức đại diện của NLĐ, quyền thành lập, gia nhập tổ chức của NSDLĐ. Phải chấp nhận có sự tự do lựa chọn tổ chức đại diện của NLĐ và NSDLĐ. Tổ chức đại diện này có quyền được liên kết ở nhiều cấp độ khác nhau. Đây là vấn đề mới đòi hỏi sự thay đổi trong hệ thống pháp luật và có giải pháp phù hợp về nhiều mặt.
Các điều kiện về lao động để hàng dệt - may có thể xuất khẩu vào thị trường Mỹ khi đi vào vận hành đã góp phần cải thiện điều kiện sống, làm việc của NLĐ, góp phần tăng năng suất, hiệu quả công việc. Ảnh: TTXVN |
- Thứ hai, cần có cơ chế để việc thành lập tổ chức Công đoàn theo nguyên tắc từ dưới lên để công đoàn thực sự là sự mong mỏi, là nơi gửi gắm, là người đại diện và người bảo vệ quyền lợi của NLĐ.
- Thứ ba, phải bảo đảm sự độc lập giữa tổ chức Công đoàn, tổ chức đại diện NLĐ và tổ chức của NSDLĐ. Độc lập về tổ chức, bộ máy để tổ chức này không thể can thiệp vào công việc của tổ chức kia. Độc lập về tài chính để tổ chức này không phụ thuộc vào tổ chức kia.
Tóm lại, EVFTA và CPTPP là những FTA đầu tiên mà Việt Nam tham gia có chứa các cam kết cụ thể về lao động. Việc thực hiện các cam kết này, bên cạnh một số yêu cầu thay đổi về pháp luật, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam cả về chính trị, ngoại giao cả về kinh tế. Bên cạnh việc đưa Việt Nam gắn kết hơn với thế giới, nâng cao vị thế và lòng tin vào Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, các FTA này còn là động lực thúc đẩy cải cách trong nước để Việt Nam có bước tiến vững chắc hơn trong tương lai. Đúng như nhận định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Việc thành lập tổ chức đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bên cạnh hệ thống của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có thể tạo ra một số thách thức đồng thời cũng là cơ hội, động lực cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động công đoàn trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu
Phân tích ở trên cho thấy, trước cơ hội và thách thức mà Hiệp định EVFTA và CPTPP mang lại, thiết nghĩ phải tiến hành đánh giá tác động của các cam kết về lao động trong EVFTA và CPTPP đối với Việt Nam một cách toàn diện và đầy đủ. Để làm được như vậy, cần:
Tiếp tục nghiên cứu và đánh giá các tác động và đề xuất giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật trong nước theo từng yêu cầu về lao động trong EVFTA và CPTPP theo 3 nhóm nội dung mà Việt Nam đã phê chuẩn các Công ước cơ bản: (i) xóa bỏ lao động cưỡng bức và bắt buộc; (ii) xóa bỏ lao động trẻ em và (iii) xóa bỏ phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Nghiên cứu đánh giá tác động toàn diện và cụ thể của việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế về quyền tổ chức và thương lượng tập thể trong Công ước số 87 của ILO.
Việc chuẩn bị và thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA và CPTPP là một bước quan trọng nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, bảo vệ quyền của NLĐ. Trong ảnh: Nuôi cá tầm trên hồ Đa Mi (Bình Thuận), xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á, Mỹ, Châu Âu... Ảnh: TTXVN. |
Nghiên cứu và đánh giá các tác động và đề xuất các biện pháp chuẩn bị trong trường hợp phải thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp về lao động trong EVFTA và CPTPP.
Nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật lao động và thực tiễn thực hiện ở các nước thành viên EVFTA và CPTPP làm cơ sở cho việc đánh giá quá trình thực hiện các cam kết lao động trong EVFTA và CPTPP của các quốc gia thành viên này.
Việc chuẩn bị và thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA và CPTPP là một bước quan trọng nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, bảo vệ quyền của NLĐ, nhất là quyền công đoàn. Hệ thống pháp luật về lao động tiến bộ, ổn định, thúc đẩy sáng tạo của NLĐ là tiền đề không thể thiếu cho phát triển nguồn nhân lực - tài sản quý giá của mỗi quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa.
Tài liệu tham khảo:
- Pham Trong Nghia (2017) “Trade and Labour Rights: The Case of the TPP”, Global Economic Governance Programme, Working Paper No. 2017/124 tại địa chỉ http://www.geg.ox.ac.uk/geg-wp-2017124-trade-and-labour-rights-case-tpp.
- Báo cáo số 349/BC-UBTVQH14 ngày 8/11/2019 của UBTVQH về việc Giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan.
Chú trọng phát triển thị trường lao động và bảo đảm an sinh xã hội Lao động - việc làm là một trong các cân đối lớn của nền kinh tế góp phần đảm bảo cuộc sống và phát triển ... |
Tập huấn về đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể LĐLĐ huyện Yên Dũng phối hợp với Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang tập huấn kỹ năng ... |
Kiều hối từ lao động xuất khẩu và câu chuyện về tiềm năng vốn con người Gần 19 tỷ USD là ước tính lượng kiều hối đổ về Việt Nam năm 2022, cao hơn 1 tỷ USD so với năm 2021. ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định