Thứ ba 06/06/2023 19:29
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Sốt đất và sao nữa...

Văn hóa - Diễn đàn - PHẠM XUÂN DŨNG

Khoảng từ giữa năm 2021 đến nay, nhất là từ giai đoạn trước Tết Nguyên đán và ra Giêng năm 2022 thì sốt đất đã trở thành hiện tượng thời sự nóng hổi trong hoạt động tài chính, địa ốc ở Việt Nam.
Sốt đất và sao nữa...
Bán đảo Thủ Thiêm tháng 10/2021. Ảnh: QUỲNH TRẦN.

Nguyên nhân sốt đất

Sốt đất thể hiện trên ba phương diện. Một là lan rộng địa bàn: Không còn sốt đất riêng lẻ, cục bộ một vài địa phương mà đã nhanh chóng bùng phát cả ba miền: Bắc - Trung - Nam; hai là: Số lượng người tăng đột biến. Nếu trước đây chỉ có một số người kinh doanh đất, cò đất thì nay bỗng có hiện tượng nhà nhà buôn đất, người người cò đất, từ bác sĩ, kỹ sư, giáo viên đến dân buôn bán nhỏ, nông dân... đổ xô buôn đất; thứ ba là giá cao bất ngờ, đến mức nằm mơ cũng chưa chắc đã thấy, ví dụ một nền đất nông thôn trước đây chỉ vài chục triệu, cùng lắm trăm triệu bạc thì nay bạc tỷ, tăng vài chục lần là bình thường, khác xa trị giá thực của nó, kể cả đất một số nơi xa xôi, hẻo lánh. Nhiều lao động nghèo thành thị, nhiều nông dân chỉ sau một đêm bỗng trở thành tỷ phú nhờ bán đất, coi như mình trúng số độc đắc, khó có cơ hội lần hai.

Phải nhận diện ngay rằng đây là tình trạng bất thường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng lo hơn là đáng mừng, mặc dù trước mắt, có một số người thu nhập thấp, cả đời người nay mới có cơ hội cầm trong tay tiền tỷ, để trả nợ, để làm nhà, mua sắm.

Ba nguyên nhân chủ yếu

Một là: Do dịch dã Covid-19 kéo dài nên việc đầu tư vào thị trường địa ốc chịu nhiều ảnh hưởng, có khi “đóng băng”, nên khi có cơ hội thì nguồn tiền nhàn rỗi đổ xô vào mua đất, tạo nên cơn sốt. Chưa kể thị trường chứng khoán liên quan khá mật thiết với thị trường địa ốc, chứng khoán tăng trưởng thì địa ốc dễ tỷ lệ thuận. Và khi nhà đầu tư thấy cần chuyển dòng tiền từ chứng khoán sang bất động sản để ít rủi ro hơn thì thị trường này trở nên náo nhiệt. Các phân khúc đất đai cũng rầm rộ tăng giá.

Hai là: Kinh tế khó khăn, lạm phát tăng, giá vàng tăng, lãi suất ngân hàng vẫn thấp, nên nhiều người tìm cách “trú ẩn” trong đất, coi đó là cách đầu tư hiệu quả nhất, mặc dù thường thì lợi nhuận lớn đi kèm rủi ro cao. Hơn nữa nhiều vụ buôn đất lãi “khủng” trông thấy trước mắt nên càng kích thích người ta đầu tư vào mua bán đất.

Ba là: Do tình hình bất ổn xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt mới đây xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraina nên càng khiến nhiều người thấy kinh doanh đất là một lựa chọn tốt.

Sốt đất và sao nữa...
Cò đất, đầu nậu thổi giá gây sốt đất ở Hớn Quản (Bình Phước) hồi đầu năm 2021. Ảnh: ĐÌNH SƠN.

Có ý kiến cho rằng vì có thông tin các dự án nhà nước về giao thông, xây dựng nên đẩy giá đất cao lên. Nói vậy đúng mà chưa đủ. Nếu quan sát và đi vào thực tế sẽ thấy nhiều nơi không hề có dự án, không phải ở mặt tiền quốc lộ, tỉnh lộ... mà giá đất vẫn cao ngất ngưởng. Lại có thông tin cho rằng vì “hội” mua đất dàn dựng cảnh bán mua “thổi” giá, tạo nên giá ảo để lôi kéo người dân tham lợi mà tham gia và từ đó lái đất, cò đất trục lợi. Hiện tượng này là có nhưng cũng không thể là toàn bộ của căn nguyên. Thị trường vẫn có những quy luật khách quan, không dễ một nhóm người có thể thao túng toàn bộ.

Những hệ lụy từ sốt đất

Thứ nhất: Đằng sau sự rộn ràng, náo nhiệt của sốt đất là tâm lý hoang mang của nhiều người dân, kể cả người bán được đất bạc tỷ, họ cũng không hiểu điều gì đang xảy ra và cảm thấy lo lắng dù cầm được nhiều tiền, rồi rộ lên những tin đồn thất thiệt không được kiểm chứng. Nhiều nơi chạy theo mua bán đất, bỏ bê công việc hằng ngày. Một bộ phận người dân “trúng” đất, nhất là ở địa bàn không thuận lợi đã vung tay quá trán. Sợ rằng hết tiền thì cũng không còn đất để làm lụng sinh nhai.

Thứ hai: Sốt đất cũng là nguyên nhân trực tiếp đẩy mạnh tình trạng tranh chấp đất đai trong xóm làng, khu phố, kể cả họ tộc, gia đình, khiến tình cảm rạn nứt, bất hòa, ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm, tình thân và ổn định xã hội. Cũng do lợi nhuận từ đất mà hiện tượng bẻ “cọc”, một mảnh đất sang nhượng nhiều chủ... gây nên mâu thuẫn, xung đột lợi ích, thậm chí gây gổ, đánh nhau... và những rắc rối pháp lý phải giải quyết tại tòa, thêm việc cho chính quyền các địa phương.

Thứ ba: Nhiều ngân hàng làm việc hết công suất, cán bộ địa chính, tài nguyên môi trường cũng vậy, do mua bán đất nên việc làm giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân cũng bị ảnh hưởng. Nếu việc mua bán đất không thuận lợi thì hệ lụy nợ xấu, nợ không thể thu hồi... tất yếu xảy ra. An toàn tín dụng sẽ bị đe dọa.

Việc sốt đất gia tăng và lan rộng trong thời gian qua cũng cho thấy dường như có một nguồn tiền khổng lồ nào đó chưa được sự kiểm soát của hệ thống tín dụng chính thống nên tự tung tự tác.

Sốt đất và sao nữa...
Trong bối cảnh thị trường bất động sản hiện nay, các ngân hàng thương mại đang tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn khi cho vay khi cho vay đầu tư. Ảnh: SƠN CA.

Biện pháp hạ nhiệt sốt đất

Nhà nước cần có chính sách vĩ mô về đất đai dưới luật, nhằm điều chỉnh thị trường địa ốc, trả lại giá trị thực và hạn chế nạn đầu cơ, trục lợi bất chính từ đất đai.

Nhà nước cần kiểm tra và có chế tài với hệ thống tín dụng, đặc biệt là cho vay để kiểm soát nguồn tiền cho vay và sử dụng đúng mục đích, giảm thiểu tình trạng vay ngân hàng đầu cơ vào sốt đất, dễ nảy sinh những thiệt hại khó lường và ngăn ngừa bong bóng tín dụng vỡ theo bong bóng địa ốc khi rủi ro xảy ra.

Chính quyền các địa phương cần có những biện pháp không trái luật, hạn chế sốt đất, như việc ban hành các quy định về các hạn mức nhà đất, trong trường hợp cần thiết thì báo cáo, xin ý kiến Chính phủ để chỉ đạo kịp thời.

Người dân cần bình tĩnh hơn trong cơn sốt đất, cân nhắc việc mua bán đất và sử dụng tiền có được, đặc biệt chú ý các thủ tục mua bán, đừng để bị lừa và phát sinh các rắc rối pháp lý có thể xảy ra.

Hy vọng khi Nhà nước vào cuộc, hiện tượng sốt đất bất thường sẽ hạ nhiệt và cơ chế kinh tế thị trường sẽ ổn định, đi vào quỹ đạo hoạt động bình thường, phù hợp với quy luật khách quan.

Vì sao nhà đầu tư TP.HCM đổ xô về Đồng Nai “săn” đất nền? Vì sao nhà đầu tư TP.HCM đổ xô về Đồng Nai “săn” đất nền?

Loại hình BĐS được tìm kiếm nhiều nhất ở Đồng Nai là đất và đất nền dự án. Đối với đất nền dự án, phân ...

Quay cuồng trong cơn sốt đất Quay cuồng trong cơn sốt đất

Ngoài quán, lên cơ quan, vào công ty hay đến bất cứ đâu cũng có thể quanh đi quẩn lại là đất lên, đất sốt, ...

Khi người nông dân cũng hỏi “tiền nhiều để làm gì”! Khi người nông dân cũng hỏi “tiền nhiều để làm gì”!

Đó là nghịch cảnh có thật! Đất đang sốt ở khắp mọi miền, từ phố xuống thôn, từ đồng bằng tới tận rẻo cao. Nhiều ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

"Ngôi nhà đại học" của hai anh em xứ Hàn Quốc

Văn hóa - Diễn đàn -

"Ngôi nhà đại học" của hai anh em xứ Hàn Quốc

Hai anh em người Hàn Quốc cùng học chung một chuyên ngành Việt ngữ học tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh), với mong ước lớn nhất là học tiếng Việt thật giỏi và được ở lại làm việc tại Việt Nam.

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi Tôi công nhân

3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi

Chương trình Tôi công nhân ngày hôm nay sẽ gợi ý 3 công việc phù hợp với người lao động (NLĐ) ở tuổi ngoài 40.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: "Có thể xem xét xử lý hành chính hoặc hình sự"

Văn hóa - Diễn đàn -

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: "Có thể xem xét xử lý hành chính hoặc hình sự"

Vụ án đất đai liên quan trực tiếp đến gia đình ông Trần Văn Phước (khu phố 7, phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) tiếp tục được dư luận quan tâm, nhất là với tình tiết giả mạo chữ ký, chữ viết của ông tại Biên bản xác định ranh giới, mốc thửa đất năm 2002 vẫn chưa được xử lý.

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: Luật sư và cán bộ địa phương kiến nghị xử lý

Văn hóa - Diễn đàn -

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: Luật sư và cán bộ địa phương kiến nghị xử lý

Đây cũng là một kỳ án dân sự (và sau đó là vụ án hành chính) ở Quảng Trị mà bị đơn kêu oan suốt mấy năm nay, một "Vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất".

Bữa  ăn ca an toàn, đủ dinh dưỡng

Văn hóa - Diễn đàn -

Bữa ăn ca an toàn, đủ dinh dưỡng

Bữa ăn ca với công nhân lao động rất quan trọng bởi nó bổ sung dinh dưỡng, giúp phục hồi sức lao động. Biết được tầm quan trọng này, nhiều công đoàn cơ sở đã phối hợp với doanh nghiệp cải thiện chất lượng bữa ăn ca cho công nhân lao động.

Quảng Trị: Hoan nghênh xử lý xe quá tải

Văn hóa - Diễn đàn -

Quảng Trị: Hoan nghênh xử lý xe quá tải

Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được thì đã có những tín hiệu khả quan xử lý xe quá khổ, quá tải ở địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trước đó báo chí trong đó có tạp chí Lao động và Công đoàn đã phản ánh việc chậm xử lý xe quá khổ, quá tải ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh này khiến dư luận địa phương bức xúc.

Khép lại diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động”

Văn hóa - Diễn đàn -

Khép lại diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động”

Sau gần một tháng triển khai diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động”, Tạp chí Lao động và Công đoàn xin khép lại chủ đề này vào hôm nay.

Từ tin buồn "Ngày Cá tháng Tư"

Văn hóa - Diễn đàn -

Từ tin buồn "Ngày Cá tháng Tư"

Ngày “Cá tháng Tư” năm nay, ngay giữa Thủ đô Hà Nội, một tin buồn đau về một nam sinh trường chuyên trung học phổ thông trên địa bàn nhảy lầu tự tử khiến nhiều người choáng váng. Điều đáng nói, hiện tượng này không phải quá cá biệt.

Chồng tăng ca thì vợ nghỉ, vợ tăng ca thì chồng nghỉ!

Văn hóa - Diễn đàn -

Chồng tăng ca thì vợ nghỉ, vợ tăng ca thì chồng nghỉ!

Một đồng nghiệp trong tổ của tôi, cả hai vợ chồng đều là công nhân nên phải chia lịch tăng ca với nhau. Khi chồng chị này tham gia tăng ca ở công ty của anh ấy thì vợ phải tan ca đúng giờ để còn lo cho con cái và ngược lại.

Đại nạn lãng phí: Cần truy cứu trách nhiệm

Văn hóa - Diễn đàn -

Đại nạn lãng phí: Cần truy cứu trách nhiệm

Dư luận vừa kêu trời khi Thanh Hóa với Trung tâm hội nghị Hàm Rồng ở thành phố Thanh Hóa được đầu tư xây dựng cả 100 tỷ đồng với 5 biệt thự bỏ hoang, rồi Công viên trung tâm thành phố Vinh (Nghệ An) lớn nhất tỉnh này cũng gần như hoang phế...

Dự án điện gió, điện mặt trời: Cần "đại phẫu"

Văn hóa - Diễn đàn -

Dự án điện gió, điện mặt trời: Cần "đại phẫu"

Vào tháng 4/2022, Thanh tra Chính phủ vừa có công văn thanh tra toàn diện các dự án năng lượng tái tạo bao gồm các dự án điện gió, điện mặt trời đã chuyển nhượng hoặc thay đổi chủ đầu tư theo Quyết định 55/QĐ-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Thu nhập cải thiện khi giờ làm thêm và lương tối thiểu vùng cùng tăng

Văn hóa - Diễn đàn -

Thu nhập cải thiện khi giờ làm thêm và lương tối thiểu vùng cùng tăng

Khi biết nghị quyết tăng lương của người lao động được thông qua, tôi rất vui. Tôi còn vui hơn nữa khi giờ lương tối thiểu vùng cũng đang được đề xuất tăng.