
![]() |
7 công nhân bị bỏng trong quá trình vận hành sản xuất dầu DMC silicone tại Công ty TNHH Hóa Công nghiệp Triển Bằng, KCN Hải Yên, Móng Cái, Quảng Ninh. Ảnh: Minh Khôi. |
Giảm mức đóng Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN
Căn cứ vào khả năng đảm bảo cân đối Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, Chính phủ đã xem xét giảm mức đóng từ mức tối đa tương đương 1% quỹ tiền lương theo quy định tại Luật ATVSLĐ xuống còn 0,5% theo quy định tại Nghị định số 44/2017/NĐ-CP kể từ ngày 01/6/2017. Các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN có thể được xem xét giảm mức đóng xuống 0,3% kể từ ngày 15/7/2020 khi đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 58/2020/NĐ-CP. Việc áp dụng mức đóng bằng 0% vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong giai đoạn từ ngày 01/7/2021 đến hết 30/6/2022 là chính sách kịp thời, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Về tình hình tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN: Năm 2016, số người tham gia là 12.758.230 người. Đến năm 2020 là 14.946.965 người, tăng 17,2 % so với năm 2016, tương ứng tăng 2.188.735 người. Trong giai đoạn từ 2016 - 2019 tỉ lệ tăng bình quân là 5,76%. Giai đoạn 2020 - 2021, số người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN giảm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN sử dụng chi cho 9 nhóm chế độ (phí khám giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp một lần; trợ cấp hằng tháng; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; đóng BHYT cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm TNLĐ, BNN hằng tháng) và chi phí quản lý bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, đã có 14.255 trường hợp mới được giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng; 30.633 người (trong đó chết do TNLĐ, BNN là 3.517 người) được giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN một lần.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN đã chi trợ cấp một lần bình quân 220 tỉ đồng/năm, tăng gấp 1,75 lần so với số chi bình quân giai đoạn 2013 - 2015, tương ứng tăng 176 tỉ đồng/năm; khám giám định thương tật suy giảm khả năng lao động, chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình bình quân 7,2 tỉ đồng/năm; hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro, chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bình quân 2 tỉ đồng/năm…
![]() |
Hai nữ công nhân bị thương trong vụ sập giàn giáo tại công trình xây dựng nhà liền kề, Khu đô thị mới Cao Xanh, Hà Khánh B mở rộng (phường Cao Xanh, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Ảnh: Thanh Vân. |
Tạo cơ chế để các cơ sở kinh doanh tham gia
Trong các nội dung được Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả, số chi trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng chiếm tỉ trọng lớn nhất: Bình quân giai đoạn 2016 - 2020 số chi trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng chiếm 70,4% tổng số chi các chế độ từ nguồn Quỹ TNLĐ, BNN. Có thể thấy, chế độ bảo hiểm TNLĐ đã góp phần giải quyết khó khăn trong cuộc sống cho NLĐ, ổn định hoạt động của các doanh nghiệp, giảm bớt nguy cơ, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh. Nhiều NLĐ ở khu vực không có quan hệ lao động, chủ cơ sở kinh doanh, hộ kinh doanh có nhu cầu tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN theo hình thức tự nguyện.
Trong những năm gần đây, tình hình TNLĐ có xu hướng tăng do phạm vi đối tượng thống kê được mở rộng tới khu vực không có hợp đồng lao động; số lượng đơn vị được thống kê tăng hơn so với giai đoạn trước; điều kiện lao động mới xuất hiện; quy mô sản xuất phát triển (một số ngành nghề có nguy cơ, rủi ro cao có sự phát triển đáng kể). Bởi vậy, việc nghiên cứu cơ chế bảo hiểm tự nguyện phù hợp với quan hệ lao động, điều kiện lao động, khả năng tham gia đóng góp của NLĐ và chủ cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN cần được xem xét, thực hiện. Đồng thời, các chính sách cần thông thoáng để tăng khả năng và cơ hội tiếp cận của doanh nghiệp và NLĐ. Đặc biệt là những người tự chủ trong kinh doanh, thành viên trong các hộ gia đình, hợp tác xã...
![]() Các chính sách về bảo hiểm, lao động - tiền lương bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2022. |
![]() Bạn Nguyễn Chí Tâm (Hà Nội) hỏi: Khi bị tai nạn lao động (TNLĐ), NLĐ được Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) chi ... |
![]() Con số hơn 200.000 lao động chọn thôi việc, rút Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong ba tháng đầu năm 2022, theo thống ... |
Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm
Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ
