Thứ hai 05/06/2023 20:30
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Nhà nông học du nhập công nghệ IT cho Việt Nam

Tiêu điểm - GS. TS. VÕ TÒNG XUÂN

Lâu nay, nhiều người biết đến GS. TS. Võ Tòng Xuân - nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Cần Thơ, hiện là Hiệu trưởng danh dự Đại học Nam Cần Thơ - như nhà nông học lớn. Không chỉ có nhiều đóng góp vào việc khai mở nông nghiệp cho nhiều quốc gia trên thế giới, mà đặc biệt đóng góp quan trọng đưa Việt Nam từ chỗ thiếu ăn, vươn lên cường quốc thế giới về xuất khẩu gạo. Trong đó có nhiều hoạt động đã để lại dấu ấn trên phạm vi toàn cầu. Điển hình là chiến dịch “Đánh thắng giặc rầy nâu” (1977) khi mạnh dạn đề xuất Ban Giám hiệu Đại học Cần Thơ “đóng cửa trường” trong 2 tháng để đưa hơn 2.000 sinh viên xuống tận nơi phổ biến giống lúa mới IR36 kháng rầy. Nhưng ít người biết rằng, Giáo sư còn là người đặt viên gạch đầu tiên cho “tòa lâu đài” công nghệ cho Việt Nam. Xin giới thiệu bài viết do chính Giáo sư viết.

Du nhập Video

Để đẩy mạnh công tác khuyến nông trong bối cảnh “thiếu thầy lẫn thợ”, đầu năm 1978, tôi đã tìm đến Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Cần Thơ bàn thực hiện Chương trình Khoa học kỹ thuật nông nghiệp (sau này được nhiều người biết dưới tên gọi Khuyến nông). Mỗi tuần phát hình một lần với thời lượng 30 phút. Đây là hợp tác hoàn toàn tự nguyện. Trong đó Đài Truyền hình tự thấy bổn phận thông tin giúp người dân gieo trồng đúng, hiệu quả, bảo đảm được an toàn lương thực cả nước. Còn các nhà khoa học cũng tự thấy trách nhiệm phổ biến kỹ thuật cho nông dân và cán bộ lãnh đạo cũng thấy được trách nhiệm trong việc chỉ đạo nông nghiệp các tỉnh nắm bắt, chuyển giao đến tận đồng ruộng.

Nhà nông học du nhập công nghệ IT cho Việt Nam
GS. TS. Võ Tòng Xuân vẫn gắn bó với chiếc máy vi tính như hình với bóng ngay khi đã qua tuổi “xưa nay hiếm”. Ảnh: TGCC.

Chương trình được thực hiện dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hoàng Xuân Bình (Trưởng ban Khoa giáo Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh), anh Quản Hùng (đạo diễn), anh Nguyễn Quý Hoàng (quay phim)... Còn tôi, vừa viết kịch bản, vừa kiêm luôn diễn viên với các bạn đồng nghiệp tại Đại học Cần Thơ là Nguyễn Văn Huỳnh, Phạm Văn Kim… và một số nông dân tiên tiến.

Chương trình đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo bà con, được khán giả ưa thích không kém các chương trình hát cải lương lúc bấy giờ. Tuy nhiên, phương tiện quay hình lúc đó khá lạc hậu nên chương trình mắc nhiều lỗi không đáng có. Để hỗ trợ kỹ thuật khắc phục điều này, tôi tranh thủ sự ủng hộ của GS. Nguyễn Văn Hiệu, lúc bấy giờ là Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam - để nhờ Giáo sư Edward Cooperman (đã bị ám sát năm 1984 tại văn phòng của ông trong Đại học California at Fullerton, Hoa Kỳ), Chủ tịch Hội Các Nhà khoa học Mỹ hợp tác với Việt Nam - xin một số thiết bị tối cần thiết. Nhờ đó, vào năm 1981 chúng tôi có được máy thu phát video gồm: 04 đầu máy Betamax, 02 đầu máy Umatic và 02 máy camera quay video hiệu Sony. Có lẽ tôi là người tiếp nhận bộ máy video đầu tiên trong nước. Vì lúc đó chưa cơ quan nào trong nước biết dùng loại thiết bị hiện đại này. Khi nhập vào, Hải quan TP. Hồ Chí Minh không biết hướng xử lý còn đòi phải có giấy phép của Bộ Văn hóa - Thông tin. Đó là cả chặng đường gian nan. Tuy nhiên, ngay cả khi xin được giấy phép vẫn chưa hết chuyện. Phía hải quan bắt chúng tôi phải ghi rõ chi tiết từng số máy như cách ghi số khung, máy đối với xe gắn máy bây giờ. Chưa hết, về đến Cần Thơ, chúng tôi phải trình với Sở Văn hóa - Thông tin và một lần nữa phải ghi từng số máy, cam kết không sử dụng vào mục đích gì khác ngoài làm chương trình khuyến nông.

Mở màn du nhập máy vi tính

Lúc ấy, GS. Cooperman cũng đem sang Việt Nam hai máy vi tính hiệu Apple II mới nhất của Mỹ, một chiếc đặt tại Viện của GS. Nguyễn Văn Hiệu, một chiếc đặt tại Đại học Cần Thơ. Nên nhớ là máy PC lúc ấy chỉ có một đĩa cứng 64 Kilobytes mà thôi. Nhưng những thiết bị hiện đại này đã giúp chúng tôi thực hiện chương trình khuyến nông rất đắc lực.

Nhà nông học du nhập công nghệ IT cho Việt Nam
GS. TS. Võ Tòng Xuân trong lần hướng dẫn Thủ tướng Phan Văn Khải tham quan phòng vi tính tại Đại học An Giang, nơi ông có gần 10 năm giữ cương vị Hiệu trưởng. Ảnh: TGCC.

Hai năm sau khi sử dụng chiếc máy Apple II, tôi có chiếc máy tính xách tay (laptop) đầu tiên do Bác sĩ Judith Ladinsky - người thay thế GS. Cooperman hỗ trợ. Máy mang nhãn hiệu Bondwell model 2. Máy này chỉ có một ổ đĩa mềm, không đĩa cứng. Và cũng vì quá mới mẻ nên dù tôi nhiều lần giải thích, giải trình, nhưng Hải quan Việt Nam vẫn không dám cho mang ra khỏi cửa khẩu. Mãi đến khi tranh thủ mối quan hệ cùng là đại biểu Quốc hội, trình bày với đồng chí Trương Quang Được - lúc bấy giờ là Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan thì mới ổn. Sau khi nghe tôi trình bày về sự cần thiết của chiếc máy tính xách tay trong công việc thường ngày của xu thế thế giới, đồng chí đứng đầu ngành Hải quan đã cấp ngay cho tôi “Giấy phép” mang máy vi tính xách tay ra vào các cửa khẩu.

Sau đó, khi công nghệ máy tính tiến bộ hơn, máy trở nên rẻ hơn, nên tôi cũng đổi máy laptop từ máy Bondwell có 01 ổ đĩa mềm, sang máy Toshiba có 02 ổ đĩa mềm. Đến lúc này, cả Việt Nam cũng mới có 03 máy. 02 máy còn lại là của GS. Võ Quý và đồng chí Trương Quang Được. Sau đó, tôi lần lượt đổi sang máy laptop mới hơn, từ một máy Toshiba có ổ đĩa cứng 64K do Viện Phát triển Quốc tế Harvard cấp, máy AST với ổ đĩa cứng 250K và máy Dell với ổ đĩa cứng 500K rồi 1T... nhưng cảm xúc về chiếc laptop đầu tiên đầy sóng gió vẫn tràn đầy trong tôi... như hoài niệm đẹp.

Đưa e-mail vào Việt Nam

Các bạn trẻ hiện nay đang hưởng thú vui “a-còng” (@) nhưng chắc không nhiều người biết những gian nan lúc ban đầu mà chúng tôi đã gặp phải khi đưa kỹ thuật e-mail vào Việt Nam. Chuyện bắt đầu vào năm 1992, TS. Thomas R. Preston, (chuyên gia FAO - tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc) và TS. Andrew W. Speedy (Đại học Oxford, Vương quốc Anh) vào công tác ngắn hạn theo Chương trình Hệ thống canh tác của các trường nông nghiệp Việt Nam. TS. Speedy giới thiệu cho tôi hiểu thế nào là “e-mail” mà trường Đại học Oxford của ông đang sử dụng đã giúp các nhà khoa học thông tin với nhau rất nhanh chóng. Nghe thích quá, tôi chớp ngay cơ hội rồi vào cuộc.

Nhà nông học du nhập công nghệ IT cho Việt Nam
GS. TS. Võ Tòng Xuân quan tâm gieo mầm đam mê công nghệ máy tính cho sinh viên Đại học An Giang trong những ngày đầu thành lập. Ảnh: TGCC.

Nhưng khi bắt tay vào làm đã vướng cả rừng trở ngại. Đó không chỉ là những cảnh báo về vấn đề an ninh mà còn là sự bỡ ngỡ của thuở ban đầu. Với vấn đề an ninh, tôi có thể thuyết phục được bằng lập luận: Thế giới đang sử dụng e-mail mà mình sợ, không dám sử dụng thì làm sao theo kịp thế giới? Rồi cố tìm cách thuyết phục những người có trách nhiệm. Nhờ đó mà những lo ngại an ninh cũng qua. Nhưng chuyện kỹ thuật cụ thể thì quả là thách thức lớn. Hai ông Preston và Speedy cùng nhóm giảng viên Đại học Cần Thơ gồm tôi và anh Đặng Đức Trí, Đỗ Văn Xê chia làm 02 nhóm, mỗi nhóm làm với một modem gắn vào một laptop và một điện thoại, rồi phải mày mò sửa từng dòng lệnh trên modem script để cho hai cái modem nối nhau. Cứ thế, suốt 03 ngày làm việc liên tục mới hoàn chỉnh.

Sau đó, hai vị chuyên gia nước ngoài chuyển lên Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh để thử nối máy với Đại học Cần Thơ trước khi đến Đại học Nông nghiệp Huế và lên Trung tâm Nông nghiệp Ba Vì. Như thế, trong khi Bưu điện Việt Nam chưa áp dụng dịch vụ e-mail thì 4 trường/trung tâm nông nghiệp của chúng tôi đã liên lạc nhau bằng e-mail qua máy chủ đặt tại Đại học Nông nghiệp Huế (vì lúc đó đường điện thoại của Huế không bận như của TP. Hồ Chí Minh). Lúc đó, chúng tôi không chỉ trao đổi qua lại với nhau, mà còn trao đổi thư từ thông tin với các đồng nghiệp ở nước ngoài qua máy chủ đặt tại Khoa Khoa học cây trồng thuộc Đại học Oxford. Mỗi ngày 03 lần máy chủ ở Oxford nối kết vào máy chủ ở Đại học Nông nghiệp Huế, đổ thư ngoài vào và lấy thư trong đi. Địa chỉ e-mail của chúng tôi lúc ấy rất dài, tận cùng bằng chữ “oxford.ac.uk”. Sau đó một năm, TS. Trần Bá Thái của Viện Công nghệ thông tin ở Hà Nội mới bắt đầu hệ “netnam.org” cho Đại học Cần Thơ sử dụng với tên miền ctu.edu.vn.

Một số mốc thời gian đáng nhớ của tôi tại Đại học Cần Thơ

- Năm 1994 tôi chủ trì thử nghiệm hệ thống e-mail sử dụng phương thức UUCP với sự hỗ trợ của Dr. Preston, Dr. Speedy và sự giúp đỡ trực tiếp của một chuyên viên kỹ thuật người Colombia tại Trung tâm thông tin Khoa học - Công nghệ. Lúc đầu, mỗi ngày bên Oxford nối một lần đến Cần Thơ. Sau đó hệ thống của Sarec được thiết lập (chỗ Dr. Preston), node của Đại học Cần Thơ thông qua node của SAREC. Sau đây là một ví dụ về địa chỉ email sử dụnghệ thống này của SAREC: vtxuan%cantho%sarec%[email protected] hoặc ifs.plants!sarec!cantho!vtxuan@ ox.ac.ukthomas%preston%sarec%[email protected]

- Năm 1995, 1996 và nửa đầu 1997: Tiếp tục khai thác và mở rộng việc sử dụng hệ thống email này của Sarec.

- Tháng 7/1997: Đại học Cần Thơ chính thức đăng ký và được cấp tên miền “ctu.edu.vn”.

- Tháng 8/1997: Thực hiện kết nối với tên miền riêng của Đại học Cần Thơ là ctu.edu.vn qua cổng VARENET của Netnam tại TP. Hồ Chí Minh (vẫn bằng phương thức UUCP với sự giúp đỡ của anh Trần Bá Thái, Viện Công nghệ thông tin Hà Nội). Ví dụ một địa chỉ email: [email protected].

Xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tiếp phá vỡ các kỷ lục 30 năm qua Xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tiếp phá vỡ các kỷ lục 30 năm qua

Trong bảng xếp hạng của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có ...

Việt Nam chi 1,87 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam chi 1,87 tỷ USD nhập khẩu rau quả

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu rau quả 11 tháng năm 2022 ước đạt 1,87 tỷ USD, tăng gần 39% so ...

Ứng dụng công nghệ thông tin dự báo tình hình nông sản Ứng dụng công nghệ thông tin dự báo tình hình nông sản

Bình Phước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong việc thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình ...

Chia sẻ
In bài viết
Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi Tôi công nhân

3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi

Chương trình Tôi công nhân ngày hôm nay sẽ gợi ý 3 công việc phù hợp với người lao động (NLĐ) ở tuổi ngoài 40.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng về tình tiết mới vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong

Toàn cảnh -

Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng về tình tiết mới vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong

Tại văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến ký báo cáo Thủ tướng Chính phủ về quá trình giải quyết tình tiết mới, đại diện Bộ Y tế khẳng định việc Hội đồng xét xử chưa xem xét nghiêm túc tại phiên tòa các kiến nghị khoa học bằng các luận giải khoa học mà đã khẳng định các kiến nghị của Bộ Y tế "không có cơ sở khoa học" là không bảo đảm khoa học pháp lý, khoa học xét xử.

Xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tiêu huỷ hơn 10.000 con

Toàn cảnh -

Xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tiêu huỷ hơn 10.000 con

Ông Nguyễn Lương Trai, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, ngày 31/7 và 1/8 xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm type A chủng H5N6 trên đàn gà nuôi của 2 hộ dân tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, với tổng đàn 10.500 con.

Thanh Hóa: Tặng bằng khen cho nam thanh niên cứu người giữa dòng lũ dữ

Toàn cảnh -

Thanh Hóa: Tặng bằng khen cho nam thanh niên cứu người giữa dòng lũ dữ

Hành động dũng cảm cứu người giữa dòng lũ dữ của anh Phạm Bá Huy đã được Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa tặng bằng khen.    

Sau bão số 3 gần 100 điểm sạt lở tại Thanh Hóa, quốc lộ 15C, 16A vẫn ách tắc

Toàn cảnh -

Sau bão số 3 gần 100 điểm sạt lở tại Thanh Hóa, quốc lộ 15C, 16A vẫn ách tắc

Nhiều điểm sạt lở với khối lượng đất đá lớn, trên các tuyến Quốc lộ 15C, 16A, 217…của tỉnh Thanh Hóa gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

Sở Y tế Nghệ An công bố kết luận nguyên nhân sự cố chạy thận

Đời sống -

Sở Y tế Nghệ An công bố kết luận nguyên nhân sự cố chạy thận

Nhiều ngày sau sự cố chạy thận ở Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, Sở Y tế tỉnh này đã có kết luận nguyên nhân chính là do hệ thống dẫn nước RO đến các máy có những điểm nối và gấp khúc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.    

Sẽ quy hoạch Phú Quốc trở thành khu kinh tế thay vì đặc khu kinh tế

Đời sống -

Sẽ quy hoạch Phú Quốc trở thành khu kinh tế thay vì đặc khu kinh tế

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành về việc triển khai quy hoạch đảo Phú Quốc theo định hướng khu kinh tế, theo đề nghị của UBND tỉnh Kiên Giang.

Khẩn trương tìm kiếm người mất tích, tiếp cận, ứng cứu các vùng bị cô lập

Toàn cảnh -

Khẩn trương tìm kiếm người mất tích, tiếp cận, ứng cứu các vùng bị cô lập

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo cử thêm 1 đoàn công tác của Bộ NN&PTNT vào huyện Quan Sơn, Thanh Hóa để phối hợp hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ.

Thanh Hóa, bản nghèo Xa Ná tan hoang sau lũ quét kinh hoàng

Đời sống -

Thanh Hóa, bản nghèo Xa Ná tan hoang sau lũ quét kinh hoàng 1

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều huyện vùng cao của tỉnh Thanh Hóa có mưa lớn, gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản. Trong đó, bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa) là nơi chịu hậu quả nặng nề nhất.    

Cà Mau: Hàng trăm căn nhà bị sập, tốc mái do ảnh hưởng của bão số 3

Đời sống -

Cà Mau: Hàng trăm căn nhà bị sập, tốc mái do ảnh hưởng của bão số 3

UBND huyện U Minh (Cà Mau) cho biết địa phương này có tới hàng trăm căn nhà bị sập, tốc mái, ngập nước do ảnh hưởng của bão số 3, tổng thiệt hại hàng tỷ đồng.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai 8 nhiệm vụ cấp bách ứng phó thiên tai

Toàn cảnh -

Thủ tướng chỉ đạo triển khai 8 nhiệm vụ cấp bách ứng phó thiên tai

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả bão, mưa lũ, và triển khai 8 nhiệm vụ để ứng phó mưa lũ sau Bão số 3.