Công hội Đỏ: Tạp chí nghiên cứu lý luận đầu tiên trong dòng báo chí cách mạng Việt Nam

Tạp chí Công hội Đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn), "Cơ quan truyền bá lý luận của Công hội Đỏ trong giai cấp công nhân Việt Nam"; đến hôm nay, dựa trên các tài liệu công bố, đã có thể khẳng định là tờ tạp chí có tính nghiên cứu lý luận đầu tiên trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam.

Diện mạo báo chí cách mạng trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Đầu thập niên 20 của thế kỷ trước, chính sách mở rộng khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã khiến đội ngũ công nhân Việt Nam tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trong bối cảnh đó, các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng chủ trương thực hiện phong trào “Vô sản hoá”, phổ biến sách, báo cách mạng theo quan điểm mácxít - lêninnít cho đội ngũ công nhân tiên tiến, hướng đến những cuộc đấu tranh mang tính chất chính trị ngày càng rõ nét.

Nhìn chung, diện mạo báo chí cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, ra đời ở nước ngoài (Pháp, Nga, Trung Quốc, Thái Lan), thuộc các tổ chức cách mạng - hoạt động để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng và quá trình vận động thành lập Đảng.

Thứ hai, thời kỳ này khái niệm về báo chí cách mạng rất đơn giản, gần như chỉ một loại hình, nếu không kể truyền đơn. Từ khi Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên trở về hoạt động mạnh ở trong nước, báo chí cách mạng trong nước cũng phát triển và bắt đầu hình thành tính khu vực dưới sự lãnh đạo của 3 tổ chức Đảng, bên cạnh những nguồn báo ở nước ngoài.

Công hội Đỏ: Tạp chí nghiên cứu lý luận đầu tiên trong dòng báo chí cách mạng Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - Hội trưởng lâm thời Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, phụ trách Tạp chí Công hội Đỏ năm 1929 - Ảnh: Tư liệu

Thứ ba, các tờ báo ra đời trong hay ngoài nước thường gắn với vai trò cụ thể của những nhân vật quan trọng trong quá trình vận động thành lập Đảng. Các đồng chí lãnh đạo bên cạnh thành lập các tổ chức tiền thân, hướng tới cuộc cách mạng vô sản giải phóng dân tộc, xây dựng lực lượng chính trị, đi sâu vào phong trào “Vô sản hoá”… đã trực tiếp làm báo để tuyên truyền chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Mác - Lênin và giáo dục ý thức đấu tranh giai cấp.

Thứ tư, các tờ báo cách mạng không những là tiếng nói của các tổ chức Đảng từ Trung ương xuống các đại phương mà còn của các tổ chức quần chúng như tờ Công hội đỏ của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ.

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Tạp chí Công hội Đỏ

Trong quá trình vận động thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn Đức cảnh là nhân vật đặc biệt, có tri thức, tầm nhìn và uy tín rất lớn. Trước sự phát triển của phong trào yêu nước, phong trào công nhân, ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, phụ trách công tác công nhân vận động.

Trong bối cảnh giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, trưởng thành về ý thức hệ, đòi hỏi phải có tổ chức Công hội để lãnh đạo phong trào đấu tranh, ngày 28/7/1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chủ trì Đại hội đại biểu Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được bầu làm Hội trưởng lâm thời Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, phụ trách xuất bản Báo Lao động và Tạp chí Công hội Đỏ (tiền thân của Tạp chí Lao động và Công đoàn ngày nay).

Công hội Đỏ: Tạp chí nghiên cứu lý luận đầu tiên trong dòng báo chí cách mạng Việt Nam
Ngôi nhà số 15 Hàng Nón, Hà Nội, nơi thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ (28/8/1929) - Ảnh tư liệu: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

Có hai điểm đáng chú ý về sự ra đời của Tạp chí Công hội Đỏ:

Một là, sự kiện thể hiện quyết tâm chính trị và tuyên truyền rất lớn của Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ và của Đông Dương Cộng sản Đảng mà lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh là linh hồn.

Tuyên cáo đăng trên số đầu tiên - “số đặc biệt” ngày 01/10/1929 cho biết: “Ngày 28/7/1929, Đại hội đại biểu lần thứ Nhất của Tổng Công hội Bắc Kỳ nghị quyết xuất bản một quyển tạp chí để làm cơ quan huấn luyện cho hội viên. Vì tổ chức tòa soạn và chỗ in để xuất bản một quyển tạp chí bí mật cho đứng đắn trong hồi quân giặc đế quốc chủ nghĩa Pháp đương hết sức truy nã, đầy đọa những người cách mệnh này rất là khó khăn; cho nên đến hôm nay (mồng 1 tháng 10), bản chí mới ra đời được”. Mục đích ra đời của Tạp chí Công hội Đỏ được tóm gọn trong lời tuyên ngôn: “Vô sản giai cấp phải có báo chí của vô sản giai cấp”. Tôn chỉ mục đích của Tạp chí được xác định ngay từ đầu là “Cơ quan truyền bá lý luận của Công hội Đỏ trong giai cấp công nhân Việt Nam”.

Công hội Đỏ: Tạp chí nghiên cứu lý luận đầu tiên trong dòng báo chí cách mạng Việt Nam
Tuyên cáo đăng trên số đầu tiên - "số đặc biệt" Tạp chí Công hội Đỏ ngày 1/10/1929 - Ảnh: Tư liệu

Hai là, sự theo dõi gắt gao của thực dân Pháp đối với tờ Tạp chí. Chỉ một ngày sau khi Tạp chí Công hội Đỏ xuất bản số đầu tiên, điệp báo Pháp đã thu thập được tài liệu, đưa vào “tầm ngắm”. Trong bức điện mật (số 10966) ngày 03/10/1929 của Sở Liêm phóng Hà Nội gửi Liêm phóng Huế, Sài Gòn, Phnom Pênh, Viêng Chăn cho biết, điệp báo của họ ngày 2/10 đã nộp về 03 tài liệu mới của Đông Dương Cộng sản Đảng. Một trong 03 tài liệu quan trọng này được miêu tả chi tiết trong bức điện mật: “Số đầu tiên đề ngày 01/10/1929 của Tạp chí Công hội Đỏ, cơ quan ngôn luận của Tổng Công hội Bắc Kỳ. Trình bày dưới dạng cuốn sách có 118 trang in trên giấy bóng chất lượng xấu chỉ dùng được một mặt, cỡ 105x210, đóng gáy theo kiểu An Nam. In theo phương pháp thạch ấn, nhiều trang có hai màu, trong đó các tờ gác mang hình búa liềm (huy hiệu Cộng sản)”.

Sở dĩ thực dân Pháp theo dõi tờ Công hội Đỏ kỹ và sớm như vậy bởi chúng đã cảm thấy mối nguy hiểm tiềm tàng từ nội dung của Tạp chí - một tờ tạp chí có nền tảng cơ bản mang hơi hướng lý luận về phong trào công nhân và Công hội. Hơn thế, ẩn sâu dưới tầng cấp thứ hai, đó như là tiếng nói của tổ chức Mácxít đầu tiên.

Công hội Đỏ - tờ tạp chí nghiên cứu lý luận đầu tiên

Việc quyết định ra tờ Tạp chí Công hội Đỏ (mà cho đến nay dù chỉ còn lưu trữ được 02 số đầu tiên) đã phản ánh trình độ lý luận, báo chí của Đông Dương Cộng sản Đảng và Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, mà người đại diện là lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh. Có thể khẳng định ý hướng của Nguyễn Đức Cảnh và những người đồng chí của mình là xây dựng nên một tờ tạp chí cách mạng đầu tiên, cho dù mới chỉ nằm trong khu vực của tổ chức Công hội Đỏ.

Công hội Đỏ: Tạp chí nghiên cứu lý luận đầu tiên trong dòng báo chí cách mạng Việt Nam
Một trang của Tạp chí Công hội Đỏ, năm 1929 - Ảnh: Tư liệu

Về nội dung, Tạp chí Công hội Đỏ số đầu tiên (01/10/1929) có 4 chuyên mục gồm Luận thuyết; Kinh nghiệm phấn đấu; Thư từ đi lại; Tin tức; số thứ hai (01/11/1929) có 4 chuyên mục gồm Chính trị; Lý luận tranh đấu; Thư từ đi lại; Tin tức.

Hàm lượng lý luận, nghiên cứu của Tạp chí Công hội Đỏ thể hiện ở việc phân tích về chế độ thực dân Pháp và chính quyền thuộc địa với chính sách đàn áp, bóc lột giai cấp công nhân; từ đó rọi ra lý thuyết cách mạng vô sản của Quốc tế Cộng sản, Lênin, tính chất của Công hội… Trong các bài viết nhấn mạnh vai trò tiên phong của giai cấp công nhân: “Giai cấp vô sản thế giới liên hiệp lại”; thể hiện tính nghiên cứu, lý luận để củng cố, vận động phát triển tổ chức Công hội ở Đông Dương.

Trong bài “Tính chất Công hội Đông Dương”, mục A - “Tính chất cách mệnh của Công hội Đông Dương”, Tạp chí Công hội Đỏ (số 2, ngày 01/11/1929) có viết: “Mới nghe thấy 4 chữ Công hội cách mệnh nhiều người đã phản đối rồi. Những người ấy nghĩ rằng chỉ có Đảng cộng sản mới là đoàn thể cách mệnh của thợ thuyền, còn Công hội chỉ là một đoàn thể để tranh đấu riêng về kinh tế cho công nhân mà thôi. Nghĩ như thế là nhầm. Công hội trước hết chỉ tranh đấu kinh tế thật, nhưng khi công nhân tranh đấu với tư bản để đòi quyền lợi về kinh tế, tức là làm giai cấp tranh đấu…”.

Công hội Đỏ: Tạp chí nghiên cứu lý luận đầu tiên trong dòng báo chí cách mạng Việt Nam
Tạp chí Công hội Đỏ số 2, trang 120 vẽ hình Thống sứ Bắc Kỳ Robin - Ảnh: Tư liệu

Một bản tin có tiêu đề “Tin Sô - Nga”, viết: “Ban Lao động Sô - Nga định thi hành luật ngày làm bẩy giờ tại một vài hãng mới mở. Số thợ được làm theo luật ấy đã có tới 60 vạn người. Anh chị em vô sản Nga sung sướng như thế đấy. Anh chị em chúng ta nếu muốn được như anh chị em Sô - Nga thì phải đoàn kết nhau lại, cực lực phản đối, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa, cướp lấy chính quyền, vì nếu chính quyền còn ở tay tụi đế quốc tư bản ngày nào, anh chị em ta còn cực khổ chừng ấy”.

Các bài viết thể hiện những điểm then chốt nhất của lý luận cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa, đã được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chỉ rõ trong tác phẩm “Đường cách mệnh”: “Muốn sống thì phải cách mệnh”; giải phóng nhân dân phải gắn với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản.

Vị thế trong dòng chảy lịch sử báo chí cách mạng

Cho đến thời điểm hiện tại, dựa trên tài liệu công bố, có thể khẳng định Công hội Đỏ là tờ tạp chí có tính nghiên cứu lý luận đầu tiên trong lịch sử báo chí cách mạng. Việc Tạp chí Công hội Đỏ xuất bản 02 số đầu tiên (năm 1929) là dấu son của lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, hé ra chân trời, triển vọng của giai cấp vô sản và của cách mạng.

Xác định rõ vị thế của Tạp chí Công hội Đỏ trong dòng chảy lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, không thể không nhắc đến vai trò của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh. Ngay từ rất sớm, đồng chí đã có tư duy rất sâu sắc về công tác tuyên truyền. Nếu như ở bề rộng có Báo Lao Động với nhiệm vụ tuyên truyền trực tiếp để đưa quần chúng ra tranh đấu thì ở bề sâu, Tạp chí Công hội Đỏ có nhiệm vụ đào tạo cán bộ nâng cao trình độ lý luận, nhận thức.

Khi tìm hiểu, khẳng định Tạp chí Công hội đỏ “là tạp chí cách mạng có tính nghiên cứu đầu tiên”, dĩ nhiên chúng tôi hiểu rằng, những tờ tạp chí lý luận đầu tiên của Đảng như Tạp chí Đỏ, tiền thân của Tạp chí Cộng sản hiện nay thực sự có ý nghĩa lý luận cho thể loại tạp chí của dòng báo chí cách mạng. Nhưng dù sao nó cũng chỉ có thể xuất hiện khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).

Chúng tôi cũng muốn được nhấn mạnh thêm ý nghĩa của Tạp chí Công hội đỏ: Làm phong phú thêm hoạt động báo chí cách mạng, đặc biệt là trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, gắn với các tổ chức tiền thân và các tổ chức quần chúng đầu tiên; về phương diện lý luận, tuyên truyền và chính trị, mặc dù thời điểm Công hội đỏ xuất bản 2 số đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam chưa ra đời nhưng các bài viết đã nắm rất chắc những bản chất của chủ nghĩa Mác – Lênin, về vai trò của giai cấp công nhân, những điểm then chốt nhất của lý luận cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa mà Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra trong cuốn Đường Cách mệnh (1927)…; đây cũng là những thông tin tư liệu quý báu chứng minh thêm cho tầm vóc sự nghiệp cách mạng phong phú, to lớn, trong đó có sự nghiệp báo chí của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.

Ngày 28/10/2022, Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 93 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/10/1929 - 1/10/2022), trao giải cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn" lần thứ II.

Buổi Lễ được tổ chức tại Hội trường tầng 3, trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Số 65, phố Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

93 năm: Từ Tạp chí “Công hội đỏ” đến “Lao động và Công đoàn” 93 năm: Từ Tạp chí “Công hội đỏ” đến “Lao động và Công đoàn”

Cách đây 93 năm, ngày 1/10/1929, Tạp chí Công hội đỏ, tiền thân của Tạp chí Lao động và Công đoàn xuất bản số đầu ...

93 năm - một tờ Tạp chí, một tấm lòng son 93 năm - một tờ Tạp chí, một tấm lòng son

Ngày 3/10/1929, Mật thám Hà Nội gửi điện mật cho các cơ sở ở Huế, Sài Gòn, Phnom Pênh, Viêng Chăn, nói về việc các ...

Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II: 20 tác phẩm vào vòng Chung khảo Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II: 20 tác phẩm vào vòng Chung khảo

Lễ trao giải Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II, năm 2022 sẽ được Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức ...

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Công đoàn là người bạn đồng hành trên hành trình phát triển kinh tế tư nhân bền vững

Công đoàn là người bạn đồng hành trên hành trình phát triển kinh tế tư nhân bền vững

Trong dòng chảy của nền kinh tế Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trụ cột vững chắc, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của đất nước. Giữa bối cảnh ấy, tổ chức Công đoàn trở thành đối tác quan trọng, đồng hành cùng các doanh nghiệp tư nhân trên con đường phát triển bền vững, kiến tạo một môi trường lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Khai mở chương mới cho kinh tế Việt Nam

Khai mở chương mới cho kinh tế Việt Nam

Bằng việc xác lập vị thế trung tâm cho kinh tế tư nhân trong chiến lược phát triển quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã “thổi luồng sinh khí” mới vào công cuộc cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn lực nội sinh.
Cán bộ Công đoàn nên làm gì trong quá trình tinh giản biên chế: Vững vai - Sáng tâm - Đổi mới hành động

Cán bộ Công đoàn nên làm gì trong quá trình tinh giản biên chế: Vững vai - Sáng tâm - Đổi mới hành động

Trong kỷ nguyên chuyển mình mạnh mẽ của đất nước, yêu cầu đổi mới bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị được đặt ra cấp thiết. Tinh giản biên chế không chỉ là bài toán tổ chức bộ máy, mà còn là cơ hội để mỗi cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ công đoàn, nhìn lại mình, đổi mới mình, và vươn lên mạnh mẽ hơn.
Gánh vác tương lai đất nước, kiến tạo tương lai chính mình

Gánh vác tương lai đất nước, kiến tạo tương lai chính mình

“Tương lai đất nước nằm trong tay những con người đang làm việc hôm nay” - lời của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết chỉ đạo vừa qua không chỉ là sự nhắn nhủ đến lớp trẻ, mà còn là sự động viên đối với hàng chục triệu công nhân Việt Nam – lực lượng chủ lực trong công cuộc phát triển đất nước.
Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Mô hình “Điểm sinh hoạt văn hóa Công đoàn”: Nơi nuôi dưỡng tâm hồn người lao động

Mô hình “Điểm sinh hoạt văn hóa Công đoàn”: Nơi nuôi dưỡng tâm hồn người lao động

Giữa bộn bề áp lực công việc nơi nhà xưởng, khu công nghiệp, việc chăm lo và bồi đắp giá trị văn hóa, tinh thần cho người lao động không chỉ là trách nhiệm, mà còn là thước đo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn. Tại Đà Nẵng, một sáng kiến mang đậm tính nhân văn và thiết thực đang dần bén rễ, lan tỏa – đó là “Điểm sinh hoạt văn hóa Công đoàn”.