Hiểu thêm về lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh trên cương vị nhà báo
Hoạt động Công đoàn - 01/10/2024 15:45 Phương Mai
Nguyễn Đức Cảnh - nhà báo cách mạng, nhà lý luận chính trị lỗi lạc |
Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và đông đảo các nhà khoa học, cán bộ công đoàn, sinh viên báo chí… đã tới tham dự tọa đàm.
Tượng bán thân lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh được Tạp chí Lao động và Công đoàn trao tặng, được trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam. |
Tọa đàm nhằm tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh với nền Báo chí Cách mạng Việt Nam; đồng thời cung cấp thêm nhiều thông tin, phát hiện mới về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đặc biệt là trên phương diện báo chí.
Các đại biểu tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm trong không gian trưng bày giai đoạn báo chí 1925-1945 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam, nơi bức tượng bán thân đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sẽ được trưng bày cố định. |
Người đặt nền móng cho báo chí Công đoàn
Phát biểu khai mạc tọa đàm, nhà báo Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam kỳ vọng, các nội dung của tọa đàm sẽ tiếp tục nêu bật những đóng góp của nhà báo Nguyễn Đức Cảnh đối với báo chí cách mạng Việt Nam, đối với công tác tuyên truyền vận động cách mạng trong các tầng lớp nhân dân, đấu tranh chống thực dân và các lực lượng phản cách mạng.
Nhà báo Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại tọa đàm. |
Tọa đàm sẽ góp phần tôn vinh nhà báo Nguyễn Đức Cảnh; làm rõ hơn giá trị to lớn của những di sản báo chí mà ông để lại, giúp các thế hệ nhà báo hôm nay và mai sau có ý thức hơn trong việc học tập, trưởng thành trong nghề nghiệp và phấn đấu, rèn giũa bản lĩnh, nhân cách người làm báo cách mạng.
Tại tọa đàm, nói về vai trò của nhà báo Nguyễn Đức Cảnh trong dòng chảy báo chí Cách mạng Việt Nam, nhà báo Trần Thị Kim Hoa, Phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết: “Những năm 2015-2019, quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đề cương trưng bày các không gian lịch sử nghề báo giai đoạn 1925-1945, bản thân tôi cũng loay hoay mãi để có thể tìm ra cách tôn vinh một hiện thực lịch sử độc đáo. Các lãnh tụ cách mạng giai đoạn này, điển hình là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, hầu hết đều tham gia trực tiếp vào hoạt động báo chí và báo chí cách mạng giai đoạn đầu gắn liền với vai trò, nhiệt tình cách mạng và tài năng tổ chức/điều hành/biên tập/in ấn và xuất bản báo chí.
Nhà báo Trần Thị Kim Hoa, Phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam phát biểu tại tọa đàm. |
Đó là lý do mà trưng bày của Bảo tàng khi ra mắt công chúng đã có một điểm nhấn nội dung về vũ khí báo chí đặc biệt trong đấu tranh giai cấp của các lãnh tụ cách mạng – nhà báo của ta. Một trong đó là Nguyễn Đức Cảnh - lãnh tụ Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, Bí thư đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng, người đã trực tiếp viết bài và phụ trách báo và tạp chí của Công hội – và là Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Lao Động và Tạp chí Công hội Đỏ. Thời điểm đó, ông mới chỉ 21-23 tuổi”.
Theo nhà báo Trần Thị Kim Hoa, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh khi ấy dù là thanh niên còn trẻ nhưng đã có cơ hội rèn giũa nhận thức chính trị cùng những kỹ năng thực tế cần thiết để khi cách mạng cần, có thể tự tin gánh trách nhiệm chỉ đạo ra báo chí, viết bài, tổ chức xuất bản báo chí… Có thể, dưới sự chỉ đạo của ông, dù khó khăn và sơ khai, nhưng Lao động hay Công hội Đỏ đều được chú trọng rất kỹ về nội dung, nhiều chuyên mục, có các bài viết trọng tâm…
Về hình thức, có lẽ do chịu ảnh hưởng của cách làm báo Thanh niên của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tạp chí của Nguyễn Đức Cảnh cũng có hình vẽ sinh động ở trang bìa, chứ không chỉ trình bày chữ hoàn toàn và nhiều trang còn in 2 màu…
Còn theo TS. Nhạc Phan Linh - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã thể hiện rõ vai trò của nhà báo cách mạng chuyên nghiệp, chủ bút trong sử dụng báo chí để tuyên truyền, vận động cách mạng.
Trong cuộc đời hoạt động của mình, Nguyễn Đức Cảnh luôn quan tâm tổ chức hoạt động báo chí và trực tiếp tham gia viết báo. Ngay từ những năm 1927-1928, Nguyễn Đức Cảnh đã tích cực viết nhiều bài cho các báo “Đồng lòng tranh đấu”, “Tin tức”, “Cờ đỏ”,... ở Bắc Kỳ để vừa tuyên truyền, vừa làm tài liệu nghiên cứu, học tập của anh chị em công nhân.
TS. Nhạc Phan Linh - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam tham luận tại tọa đàm. |
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, một hệ thống báo chí cách mạng đã được xây dựng từ tứ xứ đến tỉnh rồi đến huyện. Công tác báo chí đã góp phần giác ngộ công nhân, củng cố niềm tin của họ vào cách mạng, đập tan những luận điệu xuyên tạc của báo chí phản cách mạng, góp phần giữ vững phong trào cách mạng trước sự khủng bố, đàn áp của kẻ thù.
Vai trò quan trọng của nhà báo cách mạng chuyên nghiệp Nguyễn Đức Cảnh còn thể hiện đậm nét thông qua việc trực tiếp làm chủ bút, chỉ đạo và tổ chức xuất bản Báo Lao động và Tạp chí Công hội Đỏ. Cả hai đã đánh dấu sự ra đời của hệ thống báo chí cách mạng Công đoàn Việt Nam, mở đầu cho một làn sóng báo chí của giai cấp công nhân, tạo thành vũ khí sắc bén trong phong trào cách mạng ngày đó và cho đến hiện nay.
Trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, dù dưới tên gọi “Công hội Đỏ”, “Công đoàn” hay “Lao động và Công đoàn”, các thế hệ cán bộ tiền bối của tổ chức Công đoàn, của tạp chí, tiêu biểu là lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh đã tạo dựng, vun đắp nên truyền thống vẻ vang của một từ tạp chí nghiên cứu lý luận, thực tiễn, trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ và tuyên truyền về giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Các đại biểu tham dự tọa đàm. |
Gìn giữ, kế thừa và phát huy di sản báo chí
Nói về quá trình tìm kiếm bản gốc tờ Tạp chí Công hội Đỏ, nhà báo Ngô Thị Mến - Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn khẳng định, đó là “niềm vui tìm được cội nguồn”.
Các thế hệ lãnh đạo, cán bộ phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn luôn đau đáu ước mong tìm được cội nguồn, đã dày công tìm kiếm những ấn phẩm đầu tiên minh chứng cho sự ra đời và tồn tại của Tạp chí nhưng chưa có kết quả, do điều kiện mấy chục năm kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ khiến công tác này gặp nhiều khó khăn.
Nhà báo Ngô Thị Mến - nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn tham luận về hành trình tìm lại bản gốc tờ Công hội Đỏ. |
"Năm 2009, nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2009), ước muốn một lần nữa lại thôi thúc chúng tôi quyết tâm đi tìm lại cội nguồn của mình. Được sự động viên của các thế hệ đi trước, tôi với cương vị là Tổng Biên tập khi ấy đã bàn với anh chị em trong tòa soạn thống nhất chủ trương và phân công nhau tiếp tục đi tìm”, nhà báo Ngô Thị Mến chia sẻ.
Cuộc tìm kiếm rất công phu kéo dài hơn 2 tháng. Đầu tiên từ Thư viện Quốc gia, đến Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và cuối cùng là tại Cục Lưu trữ - Văn phòng Trung ương Đảng. Tại đây, trong trang cuối cùng của quyển cuối cùng (trong số 17 quyển) được Cục Lưu trữ đưa ra, hai cán bộ Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhìn thấy cột tra cứu văn bản có tên Tạp chí Công hội Đỏ.
Tại ấn phẩm đầu tiên, trang bìa số 1 mang tên “Công hội Đỏ” với minh họa cờ đỏ búa liềm, ghi rõ “Số 1 - Số đặc biệt - Cơ quan Lý luận của Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ”.
Tại tọa đàm, ThS. Hồ Thị Phương - Giám đốc Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, kiêm Trưởng Ban quản lý Khu lưu niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh đã có tham luận về việc gìn giữ, chăm sóc và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của Khu lưu niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh tại tỉnh Thái Bình.
ThS. Hồ Thị Phương - Trưởng Ban quản lý Khu lưu niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh tại Thái Bình trình bày tham luận. |
Theo đó, Khu lưu niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh là di tích được xếp hạng có vị trí đặc biệt quan trọng về giá trị lịch sử văn hóa cách mạng, nơi lưu giữ, bảo tồn và phát huy các hiện vật, lưu niệm sự kiện lịch sử liên quan đến thân thế, sự nghiệp của đồng chí.
Trong suốt những năm qua Khu lưu niệm còn là địa điểm để tỉnh, huyện cũng như các bộ, ngành trung ương và các địa phương trong cả nước tổ chức các hoạt động báo công, hội thảo, sinh hoạt văn hóa - xã hội. Tên của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh cũng đã được đặt cho nhiều tên trường, tên đường, tên địa danh trong cả nước, để khẳng định và tôn vinh công lao to lớn của đồng chí. Qua đó, góp phần làm tốt công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, nhân dân trong giai đoạn hiện nay và mai sau.
Phát biểu tại tọa đàm, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá cao ý tưởng tổ chức tọa đàm của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Tọa đàm với nội dung sâu, có ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ, đánh thức trách nhiệm cho thế hệ sau trong việc tiếp tục phát huy truyền thống, học hỏi về một vị lãnh tụ tuy chỉ có thời gian làm báo ngắn ngủi, nhưng để lại được di sản đồ sộ với những người làm báo ngày nay.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại tọa đàm. |
95 năm qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tiếp tục nỗ lực, phát huy truyền thống, liên tục đổi mới và giành được nhiều kết quả đáng mừng. Đây là một tạp chí có tinh thần vượt khó và nhiều sáng tạo, khi luôn canh cánh về trách nhiệm để xứng đáng với những gì mà nhà báo Nguyễn Đức Cảnh đã cống hiến và hy sinh.
Qua tọa đàm, đồng chí Ngọ Duy Hiểu cũng đưa ra nhận định về 5 bài học mà Tổng LĐLĐ muốn nhấn mạnh trong công tác tuyên truyền.
ThS. Hồ Thị Phương trao tặng ảnh lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh cho Tạp chí Lao động và Công đoàn. |
Nhìn lại chặng đường 95 năm phát triển và trưởng thành, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình, đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn.
Trong thời gian tới, với sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, liên tục của Tổng LĐLĐ Việt Nam, sự đồng hành của đội ngũ cán bộ công đoàn, sự ủng hộ của người lao động, Tạp chí sẽ không ngừng đổi mới và phát triển toàn diện để tiếp tục là cánh tay đắc lực của Tổng LĐLĐ Việt Nam; đáp ứng xu thế báo chí đa phương tiện, hiện đại. Đồng thời, tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng từ hình thức đến nội dung để đến gần hơn với cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân lao động...
Trong khuôn khổ chương trình, Tạp chí Lao động và Công đoàn trao tặng tượng bán thân đồng chí Nguyễn Đức Cảnh cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam để bổ sung thêm hiện vật tại phòng trưng bày giai đoạn báo chí 1925-1945.
Các đại biểu tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm. |
Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang, những năm qua, những người làm Tạp chí Lao động và Công đoàn luôn không ngừng học tập, nghiên cứu, đổi mới toàn diện, theo tiêu chí: Trí tuệ - Chuyên nghiệp - Kịp thời. Cùng với hệ thống báo chí nói chung, báo chí công đoàn nói riêng, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn. Những đóng góp ấy đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý, như Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Lao động hạng Ba… Cùng với đó, nội dung tạp chí đã có những thay đổi, nhiều bài viết trên laodongcongdoan.vn đã được giải các cuộc thi ngành, địa phương. Loạt bài điều tra “Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên” được giải C giải Báo chí quốc gia năm 2023. Ngay trong buổi sáng 1/10/2024, Tạp chí Lao động và Công đoàn vinh dự nhận giải tại Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong Đảng bộ Khối Các cơ quan Trung ương năm 2024. |
Nguyễn Đức Cảnh - nhà báo cách mạng, nhà lý luận chính trị lỗi lạc Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh là người sáng lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ... |
95 năm Tạp chí Lao động và Công đoàn: Hành trình của sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng Kỷ niệm 95 năm Tạp chí Công hội Đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn) xuất bản số đầu tiên (1/10/1929 - ... |
Công hội Đỏ: Tạp chí nghiên cứu lý luận đầu tiên trong dòng báo chí cách mạng Việt Nam Tạp chí Công hội Đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn), "Cơ quan truyền bá lý luận của Công hội Đỏ trong ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Hoạt động Công đoàn - 20/11/2024 08:30
Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh
Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 15:00
Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình
Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 10:06
Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động
Anh Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ Gò, Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật) là người đam mê và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, anh là Chủ tịch Công đoàn bộ phận năng nổ, luôn lắng nghe và chia sẻ cùng người lao động.
Hoạt động Công đoàn - 18/11/2024 14:56
Nghị lực vượt khó, không ngừng phấn đấu để thay đổi cuộc đời
Sinh ra trong gia đình khó khăn, ba mất sớm, mẹ già làm việc kiệt sức để nuôi con cũng đổ bệnh nhưng em Lê Thị Ngọc Trang- Công đoàn viên Trường Mầm non Rạng Đông 7 (quận 6, TP. Hồ Chí Minh) vẫn không ngừng nỗ lực vươn lên, vững bước trong cuộc sống. Em là tấm gương sáng về sự chịu khó và vượt qua nghịch cảnh.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất