Lừa đảo xuất khẩu lao động: Chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi!"
Việc làm - tuyển dụng - 25/05/2020 15:09 Minh Hoàng
Người lao động tìm hiểu thông tin xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn bị lừa đảo mất tiền. Ảnh baodansinh.vn |
Xuất khẩu lao động đã và đang tích cực giải quyết bài toán việc làm cho nguồn nhân lực dồi dào của nước ta; mang lại nguồn thu ngoại tệ to lớn cho đất nước; đồng thời, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. Rất nhiều làng quê nghèo đã “đổi đời” nhờ xuất khẩu lao động. Nhiều người lao động sau khi đi xuất khẩu lao động đã có lưng vốn, kỹ năng để lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên, vấn nạn lừa đảo lao động cũng diễn ra với những thủ đoạn ngày càng tinh vi và dù đã được cảnh báo, nhiều người lao động nghèo vẫn “sập bẫy” với những hậu quả nặng nề. Vụ 39 người Việt tử vong trong xe container tại Anh cuối năm 2019 là sự việc tiêu biểu.
Từ kinh nghiệm làm xuất khẩu lao động của mình, trang xkld.thanhgiang.com.vn của Thanh Giang Conincon Group có trụ sở tại lô N7, X2A, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã tổng kết 4 nguyên nhân nổi bật và phổ biến khiến nhiều người lao động bị mắc lừa, như sau:
1. Nguyên nhân từ bản thân người lao động: Rất nhiều người lao động kỳ vọng quá mức, không tính đến điểm xuất phát của mình về trình độ, năng lực, tay nghề, ngoại ngữ… mà chỉ chú ý đến những khía cạnh như thu nhập, mức lương, dẫn đến dễ bị những thông tin sai lạc mê hoặc. Do sự hạn chế về kiến thức, thông tin, nhiều người lao động, nhất là lao động ở nông thôn, miền núi, vùng cao không tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật về xuất khẩu lao động; cả tin, đơn giản trong thủ tục ký hợp đồng, giao nhận tiền.
Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa thi hành lệnh bắt và khám xét đối tượng lừa đảo tổ chức đưa nhiều người đi xuất khẩu lao động trái phép tại Nhật Bản. Ảnh nhandan.com.vn |
2. Nguyên nhân từ truyền thông và những tin đồn: Đối tượng chính vẫn là những người lao động; họ không có đủ thông tin chính thống, do việc tuyên truyền về công tác này chưa đầy đủ, đồng bộ, rộng khắp như tầm quan trọng của nó. Người lao động cũng hời hợt trước một việc làm có tính bước ngặt của bản thân nhưng không đầu tư đúng mức thời gian, công sức để tìm hiểu đến đầu đến đũa từ đơn vị xuất khẩu lao động đến trình tự, thủ tục xuất khẩu lao động, quốc gia đi xuất khẩu lao động; lĩnh vực, ngành nghề mà mình sẽ làm việc ở nước ngoài. Trái lại, họ dễ dàng tin và nghe những thông tin trôi nổi trên mạng xã hội với những lời hứa hẹn hấp dẫn.
3. Nguyên nhân do sự lỏng lẻo, thiếu đồng bộ trong quy định pháp luật về xuất khẩu lao động và sự quản lý nhà nước còn yếu kém ở lĩnh vực này. Có thể thấy, một mặt, nhiều quy định còn gây phiền hà cho doanh nghiệp và bản thân người lao động; trong khi lại có quy định còn chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở cho một số tổ chức, cá nhân làm xuất khẩu lao động “lách luật”.
4. Và cuối cùng, do thủ đoạn lừa đảo trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ngày càng tinh vi. Thông thường, một lao động đi xuất khẩu sẽ phải chi từ vài chục tới vài trăm triệu đồng; là số tiền chắt bóp cả đời hoặc vay mượn trong cả họ hàng, dòng tộc. Một kẻ lừa đảo chỉ lừa đảo trót lọt một số người đã có thể thu được khoản tiền lớn. Điều đó giải thích vì sao mặc dù chế tài pháp luật trong lĩnh vực này khá nghiêm khắc, song nhiều kẻ vẫn bất chấp để lừa người lao động.
Theo vtv.vn Chuyển động 24 giờ ngày 7/5/2020, tại Hà Nội, chỉ riêng địa bàn các quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, quận Nam và Bắc Từ Liêm, sơ bộ đã có hơn 100 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nhưng không có giấy phép. Các cơ quan chức năng cho biết những đơn vị này đang có dấu hiệu lừa đảo hàng nghìn người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động và cơ quan công an đang điều tra làm rõ. Để sự việc này không còn tiếp diễn, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng để trả lại quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
Một góc xã nghèo Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An "đổi đời" nhờ có đông đảo con em đi xuất khẩu lao động. Ảnh afamily.vn |
Hiện có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nhưng không phải tất cả đều đủ điều kiện, được cấp phép và làm ăn uy tín. Những trường hợp bị lừa chủ yếu là các công ty tạo nguồn, nghĩa là họ liên kết với các doanh nghiệp khác để tìm kiếm người có nhu cầu đi nước ngoài làm việc. Các doanh nghiệp này chỉ có chức năng tạo nguồn chứ không được trực tiếp đưa người lao động đi, khiến người lao động đóng tiền nhưng không đi được rất khó đòi lại số tiền đã đóng.
Báo Nhân dân điện tử ngày 7/5/2020 thì khuyến cáo, người dân khi có nhu cầu đi lao động tại nước ngoài cần tìm hiểu cụ thể thông tin liên quan, nhất là tư cách pháp nhân của các đơn vị nhận hồ sơ. Hiện, trên trang thông tin của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đăng tải đầy đủ tên của các đơn vị được cấp phép đưa người đi lao động tại nước ngoài cũng như các thông tin liên quan đến thủ tục cần thiết để đi lao động tại nước ngoài. Người dân cần lưu ý, tất cả công ty xuất khẩu lao động đều phải có chương trình đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động. Khi đến văn phòng tư vấn xuất khẩu lao động nào mà thấy có "liên kết" với công ty khác, người lao động cần liên hệ ngay công ty đó để xem họ có liên kết thật không, hoặc yêu cầu họ cung cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động hoặc kiểm tra tên công ty đó có trong danh sách được cấp phép xuất khẩu lao động hay không trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khi ký hợp đồng lao động, người lao động cần yêu cầu công ty xuất khẩu lao động ký trực tiếp với mình. Hợp đồng cần ghi rõ nơi làm việc (công ty, nhà máy, công trường… ở các nước). Nếu không nêu được cụ thể hay né tránh ghi điều này trong hợp đồng thì nhiều khả năng công ty đó đang lừa đảo.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 25/5 |
Nhận diện "kền kền" |
“Tình yêu nghề khiến tôi bền bỉ bám bản, bám trường” |
Tin cùng chuyên mục
Việc làm - tuyển dụng - 17/11/2024 12:17
Doanh nghiệp sản xuất gỗ ván ép ở Quảng Bình tuyển hàng trăm lao động phổ thông
Hoạt động trong lĩnh lực sản xuất gỗ ván ép công nghiệp, Công ty CP Gỗ Quảng Phát (Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đang có nhu cầu tuyển nhiều vị trí việc làm, với hơn 100 lao động.
Việc làm - tuyển dụng - 16/11/2024 16:36
Sơn Hà SSP Việt Nam tuyển nhiều công nhân và kỹ sư: thu nhập hấp dẫn, phúc lợi vượt trội
Để đáp ứng tiến độ sản xuất cuối năm và mở rộng quy mô hoạt động, Công ty TNHH MTV Sơn Hà SSP Việt Nam hiện đang tuyển dụng nhiều vị trí, bao gồm công nhân, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện và nhân viên kiểm tra chất lượng (QC).
Việc làm - tuyển dụng - 09/11/2024 07:00
1.337 vị trí việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Ngày 8/11/2024, tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội diễn ra Hội chợ việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan trở về từ Hàn Quốc và Nhật Bản, thu hút 45 doanh nghiệp với 1.337 vị trí việc làm.
Việc làm - tuyển dụng - 22/10/2024 16:49
Công ty CP Xi măng Sông Gianh tuyển 55 lao động có chuyên môn
Để mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất, Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh vừa có thông báo tuyển dụng 07 vị trí việc làm, với 55 lao động có chuyên môn.
Việc làm - tuyển dụng - 19/10/2024 17:53
Nhất Tín Logistics tuyển hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu/tháng
Nhất Tín Logistics, một trong những đơn vị vận chuyển uy tín hàng đầu tại Việt Nam, đang mở rộng quy mô tuyển dụng với nhu cầu hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu đồng/tháng.
Việc làm - tuyển dụng - 11/10/2024 18:27
Tuyển hơn 300 công nhân cao su tại Quảng Bình
Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại và Đoàn Kinh tế quốc phòng 79 vừa có thông báo tuyển dụng 330 công nhân cao su tại Quảng Bình.