Kỳ 3: TS Đinh Thế Hiển: Doanh nghiệp cần phải tự cứu lấy mình!
Kinh tế - Xã hội - 25/10/2022 10:11 HẢI PHƯƠNG
PV: Rất nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp đang thiếu vốn, khát vốn, ông nhận định sao về vấn đề này?
TS Đinh Thế Hiển: Chúng ta nhìn tình hình chung và tình hình trong giai đoạn này, trong nhiều năm nay doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bản thân các doanh nghiệp này vừa thiếu phương án kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, tài sản thế chấp, … nhưng mà chúng ta chưa có phương thức hữu hiệu cho họ.
Cách đây hơn 10 năm, ở TP. HCM và Hà Nội có một giải pháp là thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, mô hình trung gian bảo lãnh cho doanh nghiệp vay ngân hàng. Quỹ này bắt chước ở Nhật Bản, kỳ vọng có thể hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhưng hoạt động 12 năm nay, lý ra thì mô hình này càng ngày càng mở rộng, tăng vốn, tăng quy mô, nhưng thực tế hoạt động lại ngày càng thu hẹp, không hỗ trợ được cho doanh nghiệp.
Về phía những doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tập trung vào ngành nghề kinh doanh của mình mà nhảy sang lĩnh vực bất động sản. Hầu như nhiều doanh nghiệp lớn đều dính bất động sản, mà dính tới bất động sản thì nguồn vốn trung và dài hạn thường lớn, thậm chí lấn át nghề chính, nên họ luôn thiếu vốn.
Thêm nữa, bản thân các doanh nghiệp không đi sâu vào quản trị mà thích mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên lúc nào cũng cần vốn.
TS Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế tài chính. Ảnh: NVCC |
2 năm vừa qua, dịch bệnh diễn ra, doanh nghiêp co lại, bán hàng không được, lãi ngân hàng không trả được. Đến năm 2022, doanh nghiệp vẫn treo các khoản nợ từ trước, nên họ không có vốn để tái khởi động đầu tư được.
Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng ngân hàng quá lớn, các ngân hàng hạn chế cho vay, nên việc vay vốn để sản xuất kinh doanh lại càng khó khăn với doanh nghiệp.
Việc thiếu vốn của doanh nghiệp đã diễn ra nhiều năm nay, cộng với 2 năm gần đây đối diện với dịch bệnh, kinh tế khó khăn khiến vấn đề thiếu vốn càng “nóng” hơn.
PV: Theo ông, việc thiếu vốn kéo dài sẽ dẫn đến hệ lụy nào?
TS Đinh Thế Hiển: Như chúng ta vẫn thường nói “trong cái khó, bó cái khôn”, “giật gấu vá vai”, là khi chúng ta không có tiền chúng ta sẽ không thực hiện được những kế hoạch tốt, mà sẽ phải ứng biến, thay đổi kế hoạch, làm tạm để có thể ứng biến với tình hình khó khăn.
Bản thân các doanh nghiệp cũng vậy, khi khó khăn về dòng vốn thì những kế hoạch sản xuất kinh doanh hay ho hay chiến lược mới mẻ cũng không thực hiện được. Họ chỉ nghĩ làm sao để lo được trả nợ, đối phó với việc thiếu hụt dòng tiền, nhân viên cũng không còn tinh thần làm việc, lương thưởng chậm trễ, các chiến lược phát triển thị trường chậm hơn. Nếu kéo dài sẽ làm giảm lượng cung và cầu.
Cung ở đây là năng lực sản xuất bị suy giảm, co lại. Còn cầu, thì bản thân doanh nghiệp cũng tạo ra cầu. Nghĩa là khi hoạt động tốt, doanh nghiệp trả lương cho công nhân, tuyển công nhân, công nhân lại chính là người tiêu dùng. Họ tiêu xài sẽ tạo ra thị trường, tạo ra nhu cầu.
Vậy nên 2 cái này mà co lại thì kinh tế sẽ ngày càng khó khăn, diễn tiến mà không vượt qua được thì kinh tế ngày càng suy thoái.
Việc thiếu vốn của doanh nghiệp đã diễn ra nhiều năm nay, cộng với 2 năm gần đây đối diện với dịch bệnh, kinh tế khó khăn khiến vấn đề thiếu vốn càng “nóng” hơn. (Ảnh: minh họa) |
PV: Có ý kiến cho rằng, để khơi thông vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì bản thân các doanh nghiệp không nên trông chờ vào ngân hàng mà cần đa dạng các hình thức huy động vốn khác. Ông đánh giá về vấn đề này như thế nào?
TS Đinh Thế Hiển: Điều này là đúng về ý nghĩa chiến lược, nhưng trong thực tế hiện nay thì chưa làm được. Vì trước giờ trong một thời gian dài, doanh nghiệp chỉ luôn dựa vào vốn ngân hàng. Giờ nói không vay ngân hàng mà tìm phương án phát hành trái phiếu cũng không phải dễ, bởi không phải doanh nghiệp nào cũng phát hành được trái phiếu. Chỉ những doanh nghiệp uy tín họ mới làm được. Mà kể cả vậy thì trong giai đoạn hiện nay cũng không phải dễ dàng.
Tăng vốn cổ phần, chỉ có doanh nghiệp trên sàn thì may ra nhanh chóng phát hành thêm cổ phần mới, còn doanh nghiệp dưới sàn muốn phát hành cổ phần thì cần thời gian dài để tổ chức dịch vụ tư vấn, tìm đối tác tham gia đầu tư … Những vấn đề tổ chức nguồn vốn đều cần thời gian rất dài chứ không phải ngày một ngày hai giải quyết được, trong khi doanh nghiệp lại đều ở trong tình trạng khát vốn.
Chính vì những khó khăn trước mắt, nhiều doanh nghiệp đã phải đi vay lãi suất cao để có thể duy trì hoạt động kinh doanh nên khó lại càng thêm khó.
Vậy nên các phương án đều đúng, nhưng không làm được trong ngắn hạn.
PV: Vậy theo ông giải pháp nào có thể giải quyết được vấn đề này?
TS Đinh Thế Hiển: Về phía doanh nghiệp có những hướng sau:
Nếu còn ổn định tài chính thì họ nên đề phòng, từng bước giữ gìn nguồn tiền để phòng sự khó khăn. Hiện nay sẽ có những khó khăn mà các doanh nghiệp cần lưu tâm.
Thị trường có thể suy giảm một thời gian. Thị trường là khách hàng mà chính họ cũng có thể đang gặp khó khăn về tài chính hiện nay. Khi mà chứng khoán thì thua lỗ, bất động sản mất thanh khoản thì không dễ gì bán được. Chính hoạt động công ăn việc làm bị giảm. Những khó khăn này sẽ khiến cho khách hàng giảm mua hàng.
Vậy nên, doanh nghiệp phải xác định kịch bản có thể bị suy giảm doanh thu một thời gian. Cân đối dòng tiền để trả nợ, tiền để hoạt động phải có để ứng phó trong giai đoạn khó khăn
Còn với doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính có thể đánh giá ở mức độ như chậm trả nợ 1 đến 2 tháng… cho đến nếu không có nguồn tiền mới thì không có khả năng trả nợ. Tùy vào mức độ của mỗi doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp căn cứ vào tình hình cụ thể của công ty mình mà đưa ra phương án hợp lý.
Nếu giai đoạn nhẹ, thì cần tái cấu trúc tài chính, tìm giải pháp tài chính. Còn nếu ở giai đoạn nặng, thì cần phải giải cứu doanh nghiệp, thực hiện một số biện pháp khắc nghiệt để doanh nghiệp có thể sống sót, không bị phá sản.
Mỗi doanh nghiệp tự đánh giá tình trạng của mình, quyết định phương pháp thực hiện để vượt qua, theo các mức nói trên một cách phù hợp. Còn nếu cứ không chịu tập trung, nhìn nhận vào thực trạng để có biện pháp thích hợp, đến lúc nào đó không thể giải cứu được thì đã quá muộn. Không nên trông chờ vào môi trường kinh tế thay đổi để mình thoát ra được, mà mình phải chủ động.
Trước đây, các doanh nghiệp luôn được nhắc nhở, phải quản trị doanh nghiệp tốt, phải kiểm soát rủi ro tài chính …từ giai đoạn khó khăn cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, cho đến 2021, 2012 là nợ xấu… Tất cả những giai đoạn như để nhắc nhở doanh nghiệp phải quản trị tốt. Bản thân doanh nghiệp làm kinh doanh không tập trung vào sản xuất mà cứ mải mê chạy theo các ngành nghề khác, dùng phương án kinh doanh để vay vốn xong lại đầu tư sang bất động sản … thì phải chịu rủi ro. Còn doanh nghiệp nào tập trung vào sản xuất chính thì họ sẽ ngày càng phát triển.
Về phía cơ quan nhà nước: Nhà nước không thể cứu từng doanh nghiệp, nếu cứu thế thì vô tình sẽ tổn hại môi trường kinh tế cạnh tranh, duy trì doanh nghiệp yếu kém tồn tại, và chính những doanh nghiệp này cản trở doanh nghiệp có năng lực để phát triển, cứu hết doanh nghiệp là phi kinh tế thị trường.
Mà dù Chính phủ có muốn cứu cũng không đủ lực.
Chính phủ cần phải giữ được sự ổn định môi trường tài chính vĩ mô. Thứ nhất là vấn đề lãi suất. Cố gắng không cho các ngân hàng chạy đua lãi suất ở mức quá bất hợp lý.
Thứ hai, kiểm soát hệ thống các ngân hàng thương mại để tránh có sự lũng đoạn ở hệ thống ngân hàng thương mại. Không để ông chủ ngân hàng chuyển dịch dòng vốn cho sân sau, thay đó là hoạt động ngân hàng lành mạnh. Đưa nguồn vốn đều các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, Chính phủ tiếp tục phát triển các mô hình doanh nghiệp ở mức diện rộng, những trục giao thông, vận tải kinh tế… ngày càng phải làm cho tốt lên, tạo môi trường kinh tế. Tất nhiên còn nguồn vốn nhưng mà không nhiều, tạo các doanh nghiệp có giá trị lan tỏa, những doanh nghiệp này từ nó tạo ra nhiều doanh nghiệp khác, kết nối. Và tạo việc làm cho công nhân.
Tuy vậy, trong giai đoạn khốn khó nó không chỉ có “cái khó mà còn ló ra cái khôn”. Chính giai đoạn này cũng là dịp làm lành mạnh, thanh lọc lại thị trường, giai đoạn doanh nghiệp yếu kếm thì phải phá sản, còn doanh nghiệp tốt có quản trị tốt họ phải phát triển lên.
CEO Meet More Coffee - Nguyễn Ngọc Luận: “Không phải đợi đến lúc thành công mới làm” Mới đây, Hội Nông dân TP. HCM đã trao danh hiệu “Sản phẩm Nông nghiệp tiêu biểu TP.HCM 2021” cho cà phê Meet More, thương ... |
Từ chuyện doanh nghiệp xăng dầu "ma" Vụ Thị trường trong nước thuộc Bộ Công thương vừa mới xác nhận với phóng viên báo Vietnamnet là không liên lạc được với chủ ... |
Kỳ 1: Khó khăn về dòng tiền, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản Thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng “cái khó bó cái khôn”, mọi kế hoạch hay đều phải gác lại thay vào đó ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 25/11/2024 13:31
Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm
Tỉnh Vĩnh Phúc đang nổi bật với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và thu hút thành công 15 dự án lớn, trọng điểm, tổng mức đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Kinh tế - Xã hội - 24/11/2024 15:03
Vụ xe 16 chỗ VTV vượt ẩu nhìn từ góc camera nhà dân tại địa điểm tai nạn
Clip từ camera an ninh đúng chỗ vụ tai nạn cho thấy nếu chiếc xe tải va phải xe 16 chỗ vượt ẩu, hậu quả có thể thảm khốc hơn nhiều.
Kinh tế - Xã hội - 24/11/2024 12:16
Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
Ban nhạc hàng đầu thế kỷ 21 Imagine Dragons vừa tạo nên một cơn “bão mạng” khi chính thức gọi tên 8WONDER trên trang Instagram chính chủ, một lần nữa xác nhận Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến trong lịch trình tour diễn LOOM đang làm mưa làm gió khắp toàn cầu.
Kinh tế - Xã hội - 24/11/2024 12:03
Xe tự chế Nhết TV mô phỏng siêu xe Koenigsegg Jesko chạy thử thành công
Chiếc xe tự chế của Nhết TV đã chạy thử sau 10 tháng, dự kiến sẽ được làm hoàn chỉnh trong hơn một tháng tới đây.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:08
Lô xe Omoda C5 đầu tiên cập bến Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã cập cảng để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:01
Range Rover Velar 2025 ra mắt Việt Nam với 7 phiên bản
Mẫu SUV hạng sang Range Rover Velar 2025 đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với nhiều nâng cấp đáng giá. Xe được cung cấp với ba phiên bản chính là S, Dynamic SE và Dynamic HSE, đi kèm hai tùy chọn động cơ xăng và một tùy chọn hệ truyền động plug-in hybrid.
- Những điểm trường bị bỏ hoang
- Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm
- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
- Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?
- Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở cùng công nhân, người lao động