Không để người lao động “lọt” lưới an sinh
Đời sống
Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam:

Không để người lao động “lọt” lưới an sinh

HOÀI NAM
Tác giả: HOÀI NAM
Chưa đánh giá được việc rút bảo hiểm xã hội một lần thế nào là hợp lý, song các chuyên gia cho rằng cần lựa chọn phương án tốt nhất cho người lao động, với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội một cách bền vững, lâu dài.
Giữ lại một phần bảo hiểm xã hội làm “của để dành” cho người lao động

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vẫn còn trên bàn nghị sự nhưng tác động không nhỏ đối với người lao động. Không ít trường hợp xin nghỉ việc để rút bảo hiểm xã hội một lần.

Tại tỉnh Quảng Nam, thống kê của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh cho biết trung bình mỗi tháng có hơn 1.600 người rời khỏi hệ thống và con số được dự báo sẽ tăng lên vào thời điểm cuối năm.

Hối tiếc cũng đã muộn

Cách đây 5 năm, bà Nguyễn Thị Tứ (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) quyết định nghỉ việc tại Công ty Giày Rieker Việt Nam (Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam) sau 10 năm gắn bó.

Biến cố cuộc sống, bệnh tật đeo bám khiến bà lựa chọn rút bảo hiểm xã hội một lần. Song, số tiền nhận về hơn 40 triệu đồng cho 9 năm, 9 tháng đóng bảo hiểm chỉ giúp bà Tứ giải quyết khó khăn trước mắt, trong thời gian ngắn.

Hiện giờ, bà vẫn phải lao động tự do để mưu sinh và luôn cảm thấy hối tiếc khi trước đây không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội.

Không để người lao động “lọt” lưới an sinh

Chị Phan Thị Thu Trang (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) - Ảnh: Hoài Nam

Trong khi đó, chị Phan Thị Thu Trang (thị xã Điện Bàn) sau khi nghỉ việc ở một công ty cũng đánh đổi 12 năm đóng bảo hiểm xã hội để lấy 49 triệu đồng làm vốn.

"Bây giờ em mới thấy hối hận vì sao mình không đóng tiếp để sau này hưởng lương hưu", chị Trang bộc bạch, đồng thời khuyên mọi người đừng lặp lại như mình.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam nêu thực trạng, không ít người lao động tỏ ra lo lắng với thông tin dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), phương án sau 12 tháng, người lao động không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm chưa đủ 20 năm mà có yêu cầu rút một lần thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Ông Hùng nói, mục đích của phương án này là để đảm bảo an sinh xã hội bởi người 60 tuổi trở lên nếu không có lương hưu thì rất khó khăn. Không ít người già, sức khoẻ suy giảm vẫn phải lao động vất vả.

"Cho nên chúng tôi tuyên truyền đến từng người lao động ở khu chợ, khối phố, những người buôn bán nhỏ, rằng người dân chỉ cần bán 1 bó rau muống, tham gia bảo hiểm 10 ngàn đồng mỗi ngày, mỗi tháng đóng 300 ngàn, sau 15 năm đủ điều kiện hưởng lương hưu”, ông Nguyễn Văn Hùng nói thêm.

Ông Nguyễn Văn Hùng, PGĐ BHXH Quảng Nam cho biết, NLĐ đang chạy việc và rút BHXH 1 lần
Ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam - Ảnh: Hoài Nam

Nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững

Đây là mục tiêu trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội mà dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang hướng tới.

Ông Dương Văn Phước - Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Quảng Nam cho rằng, do tình hình kinh tế suy giảm, hầu hết các doanh nghiệp thiếu đơn hàng, thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Do vậy bên cạnh việc hỗ trợ, “hà hơi tiếp sức” doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, Đảng, Nhà nước cần dành sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ người lao động bằng những cơ chế, chính sách phù hợp.

Ông Phước nhấn mạnh: "Việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội trong thời điểm này là cần thiết”.

Ông Dương Văn Phước cũng cho biết, yêu cầu đặt ra trong việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội lần này là bám sát Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội với mục tiêu: "để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững".

Vị đại biểu Quốc hội cho rằng, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi lần này cần đổi mới căn bản để xử lý những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn, nhất là tình trạng trốn đóng, cố tình chây ì, lách luật của doanh nghiệp; đồng thời phân tích rõ tính ưu việt của các chính sách sửa đổi, bổ sung và tính đến những tình huống phản ứng chính sách của người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng chịu sự điều chỉnh của dự án Luật, các tác động đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, dư luận xã hội; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội một cách bền vững, lâu dài.

Đoàn công tác của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội làm việc với BHXH tỉnh Quảng Nam về các chính sách liên quan đến BHXH, bảo hiểm thất nghiệp

Đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc với Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam.

Ông Dương Văn Phước cho rằng, việc quy định cho hay không cho hưởng bảo hiểm xã hội một lần và rút bảo hiểm một lần như thế nào là hợp lý thì phải đợi 15 đến 20 năm nữa mới có câu trả lời chính xác nhất.

“Vấn đề quan trọng hiện nay là chúng ta cần đánh giá, lựa chọn phương án nào để bảo vệ người lao động tốt nhất sau khi hết tuổi lao động và hài hòa cho cuộc sống hiện tại", ông Phước nhấn mạnh, đồng thời nêu quan điểm đồng tình với phương án cho rút 50%, giữ lại 50% để sau này hưởng lương hưu đối với trường hợp rút bảo hiểm xã hội một lần.

Vị Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Quảng Nam dẫn quan điểm của Đảng, rằng làm sao để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, và “công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”.

Theo ông Phước, phương án trên sẽ giải quyết được nhiều vấn đề: đảm bảo an sinh xã hội lâu dài, bền vững; giảm thiểu số người lao động bị lọt lưới an sinh xã hội. Bên cạnh đó, việc cho rút 50% cũng giúp người lao động giải quyết một số tình huống cấp bách của cuộc sống. Chưa kể, nếu cho người lao động rút 100% sẽ đe dọa đến an toàn của quỹ bảo hiểm xã hội.

Video: Phỏng vấn bà Phan Thị Thu Trang - người rút bảo hiểm xã hội một lần và ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam.

Vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần được người lao động đặc biệt quan tâm Vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần được người lao động đặc biệt quan tâm

Theo Cổng thông tin Chính phủ về xây dựng chính sách, pháp luật, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, phát biểu trong ...

Đề xuất Công đoàn có thể khởi kiện doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội Đề xuất Công đoàn có thể khởi kiện doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tại phiên thảo luận về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) thuộc Kỳ họp thứ 6, nhiều đại biểu Quốc hội quan ...

Đảm bảo đời sống người lao động và làm tốt công tác an sinh xã hội Đảm bảo đời sống người lao động và làm tốt công tác an sinh xã hội

Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) là đơn vị sản xuất, kinh doanh, quản lý và khai thác gần 350.000m3/ngày đêm đáp ứng ...

Tin mới hơn

Người lao động sẵn sàng làm việc trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Người lao động sẵn sàng làm việc trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, mang đến cơ hội quý báu để người lao động (NLĐ) được nghỉ ngơi, đoàn tụ gia đình, và nạp lại năng lượng sau những ngày làm việc miệt mài. Khi những ngày nghỉ cuối cùng khép lại, NLĐ đã quay lại thành phố, chuẩn bị cho tuần làm việc hiệu quả.
Hiện thực những hạnh phúc giản đơn của người lao động

Hiện thực những hạnh phúc giản đơn của người lao động

Giữa xưởng may, phòng kỹ thuật hay dây chuyền sản xuất, không khó bắt gặp những nụ cười của công nhân đang cần mẫn với công việc. Họ tìm thấy hạnh phúc khi được sự công nhận của doanh nghiệp, được sự quan tâm và chăm lo của các cấp công đoàn. Đối với họ, được làm việc, được tin tưởng, được sẻ chia chính là hạnh phúc.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Xem thêm