Giữ lại BHXH, giữ "tấm vé an sinh": Công nhân đổi thay nhờ công đoàn đồng hành
Công đoàn

Giữ lại BHXH, giữ "tấm vé an sinh": Công nhân đổi thay nhờ công đoàn đồng hành

TRẦN LƯU
Tác giả: TRẦN LƯU
Từng nghĩ đến việc rút BHXH một lần để “có một khoản tiền lo trước mắt”, chị Trần Thị Kim Ngân – công nhân thủy sản tại Đồng Tháp – nay đã thay đổi quyết định sau khi tham gia buổi đối thoại do công đoàn tổ chức. “Tôi hiểu ra nếu giữ lại, sau này sẽ có lương hưu, có bảo hiểm y tế khi về già. Còn rút ra rồi là hết”, chị nói.
Luật BHXH năm 2024: Người lao động không phải "bán tương lai" để “cứu hôm nay"

Khi công nhân đứng giữa ngã ba quyết định

Chiều muộn tại phòng họp Công ty CP Chế biến & Xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex II (KCN TP Sa Đéc, Đồng Tháp), chị Ngân chăm chú lắng nghe cán bộ công đoàn tư vấn chế độ BHXH. Câu hỏi băn khoăn nhiều tuần qua – “Có nên rút BHXH một lần không?” – cuối cùng cũng tìm được lời giải.

Trước đó, khi vừa chấm dứt hợp đồng do công ty thu hẹp sản xuất, chị Ngân đã tính đến việc rút gần 80 triệu đồng BHXH một lần để trả nợ, gửi tiền về quê. “Tui tưởng giữ lại cũng đâu được gì. Không làm nữa thì lấy luôn cho xong”, chị kể.

“Em đừng vội quyết định. Nếu nhận BHXH 1 lần được coi là "lợi trước mắt, hại lâu dài". Bởi toàn bộ thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó của người lao động không được bảo lưu. Kéo theo các quyền lợi của em sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều so với tham gia cho đến khi đủ điều kiện để hưởng lương hưu. Và ngay cả khi qua đời, thân nhân của người lao động vẫn được hưởng chế độ tử tuất. Trong khi đó, người hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần chỉ được hưởng một số tiền cố định duy nhất, đánh mất cơ hội được hưởng an sinh xã hội dài hạn”, đồng chí Nguyễn Thanh Nhàn - Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp, khu kinh tế Đồng Tháp đã nói như thế với chị Ngân, bằng giọng nhẹ nhàng nhưng kiên trì.

Sau buổi tư vấn, chị Ngân đổi ý. “Nếu mình giữ lại BHXH, sau này còn có lương hưu, có bảo hiểm y tế. Tôi quyết định sẽ bảo lưu thời gian đóng và đóng tiếp khi có điều kiện.”

Câu chuyện của chị Ngân không phải cá biệt. Từ sau đại dịch COVID-19, tình trạng công nhân nghỉ việc và rút BHXH một lần tăng mạnh. Theo Bảo hiểm xã hội TP.HCM, năm 2023 có hơn 112.000 người rút BHXH một lần – một con số đáng lo ngại. Họ chọn “bán tương lai” để giải quyết khó khăn trước mắt, nhiều khi vì không hiểu rõ quyền lợi dài hạn, hoặc vì mất niềm tin vào khả năng ổn định việc làm.

Trước thực trạng đó, các cấp công đoàn ở nhiều địa phương phía Nam đã vào cuộc mạnh mẽ. Từ đầu năm 2023, các mô hình truyền thông, tư vấn chính sách BHXH đã được triển khai rộng khắp – không chỉ tại hội trường mà còn đến tận các khu nhà trọ, nơi công nhân sinh sống.

Giữ lại BHXH, giữ
Hội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH do Công đoàn các khu công nghiệp, khu kinh tế Đồng Tháp tổ chức. Ảnh: Thanh Nhàn

Tổ chức Công đoàn: Đồng hành bằng đối thoại, không giáo điều

Không chỉ dừng ở các buổi truyền thông tại hội trường, cán bộ công đoàn đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà trọ”, đến tận xóm trọ để lắng nghe công nhân chia sẻ.

Tại Đồng Nai, Luật sư Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn (LĐLĐ tỉnh Đồng Nai), cho biết, thời điểm dự thảo Luật BHXH sửa đổi lấy ý kiến (năm 2023) cũng là lúc trung tâm nhận nhiều cuộc gọi hỏi về rút một lần. Số lượng công nhân thắc mắc về BHXH một lần giai đoạn này chiếm hơn 50% tổng số cuộc gọi mà đơn vị nhận được.

“Thực trạng rút BHXH 1 lần có thể được nhìn nhận là hệ quả của các vấn đề như thu nhập thấp, không có khoản tiết kiệm, công việc bấp bênh, chưa có niềm tin dài hạn vào công việc đang làm, nhận thức chưa đúng đắn về lợi ích của BHXH”.

Luật sư Hà nói và cho biết thêm: “Chúng tôi không lên lớp, không phán xét, chỉ lắng nghe thật kỹ, rồi giải thích cho công nhân bằng những ví dụ cụ thể, dễ hiểu. Quan trọng nhất là sự thấu cảm. Chính từ những cuộc trò chuyện này, nhiều công nhân thay đổi quyết định. Họ giữ lại bảo hiểm, tức là giữ lại một tấm vé an sinh cho tương lai”.

Giữ lại BHXH, giữ
Người lao động ở Đồng Tháp lắng nghe các chính sách pháp luật về BHXH. Ảnh: Thanh Nhàn

Chủ tịch CĐCS một công ty may mặc ở TP. HCM (xin được giấu tên), chia sẻ: “Có trường hợp chị em nợ tiền nhà, lãi ngân hàng, muốn rút BHXH gấp. Chúng tôi vận động doanh nghiệp hỗ trợ tạm ứng lương, công đoàn thì kết nối quỹ tương trợ. Nhờ vậy, người lao động không cần vội rút BHXH một lần”.

Tương lai với lương hưu – điều không còn xa vời

Từ ngày 1/7/2024, Luật BHXH mới có nhiều thay đổi có lợi cho người lao động. Giờ đây, chỉ cần đóng BHXH 15 năm là có thể nhận lương hưu thay vì 20 năm như trước. Điều này đã giúp nhiều công nhân như anh Tuấn có thêm động lực tiếp tục tham gia BHXH thay vì rút một lần.

Luật mới cũng mở rộng phạm vi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, giúp những người có thu nhập thấp hoặc chưa đủ thời gian đóng BHXH có thể hưởng một khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

“Trước đây, tôi cứ nghĩ BHXH là tiền đóng rồi mất, nhưng giờ thấy rõ mình có quyền lợi, lại có thêm chế độ hỗ trợ khi về già. Thôi thì cố gắng đóng tiếp cho chắc”, ông Nguyễn Văn Thọ đang làm việc trong doanh nghiệp sản xuất hóa chất tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cho biết.

Không chỉ công nhân, nhiều doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh chính sách nhân sự để đáp ứng các quy định mới. Chị Trần Ngọc Phương Thảo - phụ trách tuyển dụng nhân sự, Công ty CP Thực phẩm Agrex Sài Gòn, cho biết: “Trước đây, nhiều lao động thời vụ dưới 3 tháng không phải đóng BHXH, nhưng giờ hợp đồng từ 1 tháng trở lên là phải đóng. Điều này khiến doanh nghiệp tăng chi phí, nhưng cũng giúp công nhân có quyền lợi tốt hơn”.

Nhiều công ty đã tìm cách điều chỉnh để cân bằng giữa quyền lợi người lao động và bài toán chi phí. Một số doanh nghiệp chủ động tư vấn cho công nhân giữ lại BHXH, thay vì rút một lần, nhằm giúp họ có kế hoạch tài chính tốt hơn trong dài hạn.

Giữ lại BHXH, giữ

Luật sư Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn (LĐLĐ tỉnh Đồng Nai) trong một lần tuyen truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho công nhân lao động. Ảnh: P.V

Không chỉ người lao động thay đổi suy nghĩ, các doanh nghiệp cũng chủ động hỗ trợ. Chị Lan, cán bộ công đoàn tại một công ty giày da, cho biết: “Trước đây, công nhân không hiểu hết quyền lợi, cứ nghĩ rút BHXH một lần là tốt. Nhưng nhờ công đoàn tuyên truyền, họ thấy giữ lại mới có lợi hơn. Nhiều người đã quay lại đóng tiếp”.

Ông Lò Quân Hiệp, Giám đốc BHXH TP HCM, cho biết: Năm 2024, TP có 99.922 người nhận trợ cấp một lần, trong khi con số này năm 2023 là 112.760, tức giảm 11,4%. Đây cũng là lần đầu tiên trong 5 năm liên tiếp, số người rút BHXH 1 lần ở thành phố dưới 100.000 người.

Bên cạnh đó, năm vừa qua, trên địa bàn thành phố có hơn 2,7 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng 1,62% so với cùng kỳ.

Đánh giá nguyên nhân, ông Hiệp cho rằng trước đó trong hơn một năm (từ năm 2022-2023) lấy ý kiến sửa Luật Bảo hiểm xã hội, khi các phương án về trợ cấp một lần chưa được chốt đã khiến người lao động hoang mang. Nhiều người đã chủ động nghỉ việc, rút "chạy luật" khiến hồ sơ tăng nhanh. Tuy nhiên, giữa năm ngoái, khi luật được thông qua, phương án được chốt thì người lao động đã an tâm. Nhiều người có ý định nghỉ việc để rút bảo hiểm có thể đã tìm việc mới.

Ngoài ra, theo lãnh đạo Bảo hiểm xã hội TP HCM, trong quá trình sửa luật, công tác truyền thông về chính sách được thực hiện mạnh mẽ giúp nhiều người hiểu rõ hơn về quyền lợi khi tham gia BHXH và quyết định tiếp tục tham gia.

Theo BHXH Việt Nam, năm 2024 cả nước có gần 1,1 triệu người lao động rút BHXH một lần, giảm 1,6% so với năm 2023. Đây là tín hiệu rất đáng mừng khi Luật BHXH số 41/2024/QH15 (Luật BHXH 2024) được thông qua với nhiều chính sách nổi trội.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền để người lao động ở lại với BHXH. Điều này không chỉ để lao động được đảm bảo các quyền lợi ngắn hạn như ốm đau, thai sản mà còn hưu trí khi về già", ông Hiệp nói.

Với nhiều quy định mới nổi trội, đặc biệt, Luật đã quy định rõ phương án hưởng BHXH một lần. Cụ thể, với những người tham gia BHXH trước ngày 1/7/2025 vẫn được rút BHXH một lần như trước đây. Do vậy, người lao động yên tâm về chính sách này là không bị giảm quyền lợi nên không còn tâm lý lo lắng không được rút BHXH một lần.

Giữ lại BHXH, giữ
Công nhân lao động ở TP. HCM trong một lần làm thủ tục rút BHXH một lần. Ảnh: P.V

Bên cạnh đó, Luật mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đã mở rộng nhiều quyền lợi như giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm; bổ sung chế độ trợ cấp hàng tháng nếu người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu mà không rút BHXH một lần.

Luật mới đã gia tăng bảo vệ quyền lợi của người lao động. Cơ quan BHXH có trách nhiệm hướng dẫn và đôn đốc việc tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi trốn đóng BHXH. Các cấp công đoàn cũng đã tổ chức nhiều hội thảo tuyên truyền giúp người lao động hiểu rõ hơn về chính sách mới.

Anh Phạm Văn Hùng, công nhân ngành gỗ ở Đồng Nai, chia sẻ: Bản thân từng có ý định rút BHXH một lần khi nghỉ việc giữa năm 2023. "Tôi cũng đã chuẩn bị hồ sơ, nhưng khi tìm hiểu kỹ, tôi mới thấy nếu rút, mình sẽ mất rất nhiều quyền lợi".

Nhờ tham gia các buổi tuyên truyền của công đoàn và đọc nhiều thông tin trên báo chí, anh Hùng hiểu rằng nếu để lại BHXH, sau này anh vẫn có thể tiếp tục đóng khi tìm được công việc mới, hoặc tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí. "Bây giờ tôi quyết định không rút mà để dành cho tương lai", anh chia sẻ.

Có thể thấy, vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc “níu giữ” quyền lợi lâu dài cho người lao động ngày càng rõ nét. Không chỉ tuyên truyền, tư vấn, nhiều nơi còn đứng ra liên hệ doanh nghiệp hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng, tạo điều kiện tiếp tục đóng BHXH, tránh tình trạng nghỉ ngang và mất kết nối hệ thống.

Tại nhiều khu công nghiệp, các tổ tư vấn công đoàn đã trở thành điểm tựa. "Mỗi người giữ lại BHXH là thêm một phần an toàn cho tương lai. Chúng tôi kiên nhẫn thuyết phục từng trường hợp một, có khi mất cả tuần để một công nhân thay đổi suy nghĩ, nhưng xứng đáng lắm”, đồng chí Nguyễn Thanh Nhàn - Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp, khu kinh tế Đồng Tháp – chia sẻ.

2 phương án hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 2 phương án hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bộ Nội vụ đề xuất 2 phương án về điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 1/7, khi Luật Bảo hiểm xã hội mới có ...

Hơn 1.000 cán bộ công đoàn Dầu khí được phổ biến các chính sách mới về công đoàn và bảo hiểm xã hội Hơn 1.000 cán bộ công đoàn Dầu khí được phổ biến các chính sách mới về công đoàn và bảo hiểm xã hội

Công đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức phổ biến nội dung mới của Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội năm ...

Những thay đổi quan trọng của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 bắt đầu từ 1/7/2025 Những thay đổi quan trọng của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 bắt đầu từ 1/7/2025

Luật BHXH 2024 thay thế Luật BHXH 2014 sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025 với nhiều thay đổi lớn liên quan ...

Tin mới hơn

Chung tay vì an toàn lao động: Những nỗi đau không được phép lặp lại

Chung tay vì an toàn lao động: Những nỗi đau không được phép lặp lại

"Giá như lúc đó mình cẩn thận hơn một chút…” – chị Lê Thị Thảo vẫn thường thốt lên như thế, mỗi khi nghĩ về tai nạn lao động đã cướp đi một phần cơ thể chị vào năm 2009.
Các hoạt động Tháng Công nhân của Công đoàn Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận

Các hoạt động Tháng Công nhân của Công đoàn Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận

Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức nhiều hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”.
Siêu thị mini Công đoàn giành cho công nhân Đồng Nai

Siêu thị mini Công đoàn giành cho công nhân Đồng Nai

Tại tỉnh Đồng Nai, các mô hình “Siêu thị mini Công đoàn” đã được triển khai rộng rãi, nhằm cung cấp các sản phẩm thiết yếu với giá ưu đãi cho công nhân. Các siêu thị này không chỉ phục vụ nhu cầu mua sắm mà còn là giải pháp giúp công nhân giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.

Tin tức khác

Siêu thị giảm giá cho người lao động Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam

Siêu thị giảm giá cho người lao động Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam

Ra đời từ năm 2010 tại Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam (Bình Dương), mô hình Siêu thị Công đoàn đã trở thành điểm tựa thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Sau nhiều năm hoạt động, mô hình này đã phát huy hiệu quả, thu hút đến 70% công nhân thường xuyên mua sắm.
Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Từ năm 2023 đến nay, chương trình “Phúc lợi đoàn viên” do LĐLĐ tỉnh Bình Dương được triển khai, trở thành điểm tựa vững chắc, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo sự gắn bó giữa người lao động và tổ chức Công đoàn.
Công đoàn Than - Khoáng sản hỗ trợ nữ công nhân phát triển kinh tế

Công đoàn Than - Khoáng sản hỗ trợ nữ công nhân phát triển kinh tế

Đề án hỗ trợ nữ công nhân lao động khó khăn phát triển kinh tế gia đình là bước đi thiết thực của Công đoàn TKV nhằm giúp đoàn viên vượt qua hoàn cảnh, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và gắn bó bền chặt hơn với tổ chức Công đoàn.
Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Giai đoạn 2025 - 2030, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cùng Sở Y tế tỉnh ký kết chương trình phối hợp chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Xem thêm