
Từ đôi bàn tay đau nhức đến một sáng kiến làm thay đổi cả công ty |
Trong hành trình ấy, bài viết "Học tập suốt đời" của Tổng Bí thư Tô Lâm như một lời hiệu triệu mạnh mẽ, lay động và thức tỉnh tinh thần học hỏi, vượt lên chính mình, sống có ích và phụng sự xã hội của mỗi người lao động.
![]() |
Người công nhân hôm nay cần được học không chỉ để làm công việc tốt hơn, mà còn để thích ứng với máy móc, quản lý công việc bằng công nghệ, giao tiếp trong môi trường số hóa. |
Đó cũng là lời nhắc nhở đầy ý nghĩa với tổ chức Công đoàn, người bạn đồng hành, chỗ dựa của công nhân trong việc kiến tạo một xã hội học tập thực chất, công bằng và khai phóng.
Trong bài viết đầy tâm huyết của mình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn lại nhiều câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc học và khẳng định: “Người cách mạng phải học suốt đời, học trong sách vở, học lẫn nhau và học từ nhân dân”.
Nhưng điểm chạm lớn nhất chính là khi ông nhấn mạnh, nhiều tấm gương tiêu biểu là nông dân, người lao động, cán bộ, giáo viên đã tự học, sáng tạo trong công việc và đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Chúng ta đều biết rằng, phần lớn người lao động, đặc biệt là công nhân đến với đời sống công nghiệp từ những xuất phát điểm khiêm tốn, như học vấn còn hạn chế, kỹ năng chưa đầy đủ, điều kiện học tập eo hẹp. Nhưng chính họ, bằng ý chí và khát vọng vượt lên đã mở ra một cánh cửa thứ hai cho chính mình: “Cánh cửa của tri thức”.
Bài viết của Tổng Bí thư không chỉ đề cao vai trò của tri thức mà còn tôn vinh những tấm gương sáng đã biết chuyển tri thức thành hành động, biến kiến thức thành kết quả trong sản xuất, đời sống.
![]() |
Học suốt đời không chỉ là lựa chọn, mà là điều kiện sống còn, là “chìa khóa sinh tồn” trong một xã hội hiện đại, cạnh tranh và nhiều biến động. |
Đó là những nông dân miền núi tự học trồng cây dược liệu, áp dụng kỹ thuật hữu cơ để bảo vệ sức khỏe và tăng thu nhập. Đó là những công nhân học kỹ năng số để không bị đào thải khi nhà máy thay thế bằng dây chuyền tự động. Đó là những người thợ học tiếng Anh, học quản lý chất lượng, học luật lao động... không vì thăng tiến mà vì một tương lai vững chắc và chủ động hơn.
Trong hoàn cảnh “cơm áo gạo tiền” còn đè nặng nhưng họ vẫn chọn học, học bằng đôi mắt thao thức đêm khuya, bằng giờ nghỉ trưa quý giá, bằng lòng quyết tâm không để mình tụt lại phía sau.
Tổng Bí thư viết rằng: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”. Với người lao động, học còn là cách để tự giải phóng mình khỏi nghèo đói, lạc hậu và lệ thuộc. Đó chính là cách phụng sự thiết thực nhất.
Bài viết “Học tập suốt đời” cũng đặt ra một yêu cầu cấp thiết với toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó có tổ chức Công đoàn – lực lượng gần gũi và hiểu người lao động nhất. Nếu công nhân là “chủ thể học suốt đời”, thì Công đoàn phải là “người dẫn đường, người đồng hành”.
Điều đó đòi hỏi Công đoàn các cấp cần đổi mới mạnh mẽ vai trò, không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ quyền lợi, mà còn chủ động tổ chức các lớp học nghề, học kỹ năng số, tin học, ngoại ngữ ngay tại nơi làm việc.
![]() |
Người công nhân hôm nay cần được học không chỉ để làm công việc tốt hơn, mà còn để thích ứng với máy móc, quản lý công việc bằng công nghệ, giao tiếp trong môi trường số hóa. |
Liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học mở để tạo cơ hội học tập linh hoạt cho công nhân. Xây dựng Quỹ khuyến học Công đoàn, khen thưởng những gương điển hình học tập tiêu biểu trong công nhân.
Phổ cập kiến thức pháp luật, an toàn lao động, chuyển đổi số thông qua tờ rơi, app học trực tuyến hoặc video ngắn. Công đoàn phải là nơi thắp lửa tri thức để mỗi người công nhân đều có thể tiếp cận học tập như một quyền chính đáng, như một hành trình đời sống đẹp đẽ.
Tổng Bí thư Tô Lâm cảnh báo: “Có đến 65% công việc hiện nay sẽ bị thay thế bởi công nghệ trong những năm tới”. Câu nói đó không chỉ là lời cảnh báo, mà là hồi chuông đánh động tới từng người công nhân, nếu không học bạn sẽ bị thay thế. Nếu không cập nhật kỹ năng, bạn sẽ trở nên lỗi thời.
Đây không còn là học để thăng tiến, mà là học để tồn tại, để giữ lấy công việc, giữ lấy giá trị của mình trong xã hội. Thế giới không dừng lại để chờ ai. Đặc biệt, khi doanh nghiệp chuyển đổi số, người công nhân sẽ cần biết cách sử dụng phần mềm, giao tiếp số, vận hành máy móc thông minh. Tri thức bây giờ là một phần của lao động, không còn là điều tùy chọn.
Muốn xây dựng xã hội học tập thật sự, cần sự kết nối ba trụ cột. Thứ nhất, người lao động có ý chí học tập, có khát vọng vươn lên. Thứ hai, Công đoàn có cơ chế hỗ trợ, có chương trình đào tạo, có hành động thực chất. Thứ ba, Nhà nước đầu tư hệ thống giáo dục mở, tài nguyên học tập miễn phí, chính sách khuyến học công bằng.
![]() |
Học tập suốt đời như Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, không chỉ giúp mỗi cá nhân phát triển, mà còn là con đường tất yếu để đất nước hùng cường, xã hội nhân văn, công dân trưởng thành. |
Khi ba trụ cột này gặp nhau, học tập suốt đời sẽ không còn là khẩu hiệu, mà là một dòng chảy sống động trong từng khu công nghiệp, từng xóm lao động, từng tổ máy. Trong bối cảnh công nghệ phát triển vũ bão, chuyển đổi số đang thay đổi toàn diện thế giới việc làm, người lao động nếu không học sẽ bị tụt lại, thậm chí mất chỗ đứng.
Do đó, học suốt đời chính là điều kiện để sống còn, để không bị đào thải, để tiếp tục có việc làm, có thu nhập và có phẩm giá. Bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm là lời hiệu triệu mạnh mẽ và đầy cảm xúc: “Hãy học, không chỉ để sống tốt hơn, mà còn để phụng sự cao hơn”.
Với công nhân, người lao động tri thức là hành trang không ai có thể tước đoạt. Với Công đoàn, đó là trách nhiệm phải chăm lo, phải đồng hành để không ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình hội nhập và phát triển. Chỉ khi có đội ngũ công nhân biết học, dám học, dám thay đổi thì Việt Nam mới vững bước vào tương lai thịnh vượng.
Mỗi tổ chức Công đoàn cần hành động mạnh mẽ hơn để người lao động không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà còn đủ học, đủ biết, đủ năng lực làm chủ tương lai. Và chính từ đó, đất nước sẽ có thêm những “mùa vàng” đổi mới, được “gặt hái” bằng trí tuệ, lòng kiên trì và niềm tin không bao giờ cạn vào giá trị của việc học suốt đời.
![]() Trong dòng chảy của nền kinh tế Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trụ cột ... |
![]() Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại ... |
![]() Kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng then chốt, nhưng phát triển chỉ thực sự bền vững khi an toàn, vệ sinh lao ... |
Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm
Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ
