Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới
Người lao động

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Hồng Ngọc
Tác giả: Hồng Ngọc
"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Hiện nay, hình ảnh những cánh tay robot thay thế dần công việc thủ công trên dây chuyền sản xuất không còn là viễn cảnh xa vời. Hàng loạt công nhân đang đứng trước “ngã ba đường”: phải chuyển đổi, chấp nhận vị trí thấp hơn, hoặc đối mặt nguy cơ mất việc. Đây là bức tranh chung của thị trường lao động đang biến động mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ và hội nhập.

Trong bối cảnh đó, tư tưởng học tập suốt đời được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trở nên đặc biệt quan trọng, là “phương thức hữu hiệu để mỗi người lao động thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thực tiễn, không bị gạt ra bên lề cuộc sống”.

Đối với mỗi người công nhân, câu hỏi cấp thiết lúc này không phải là “có nên học hay không?”, mà là “học cái gì, học như thế nào?” để giữ vững việc làm và tìm kiếm cơ hội phát triển. Nếu không chủ động thay đổi tư duy, không tích cực nắm bắt các cơ hội học tập mới, nguy cơ bị đào thải, mất phương hướng và tụt hậu về năng lực cạnh tranh là hiện hữu.

Chuyển dịch lao động - "cơn sóng lớn" đòi hỏi công nhân phải biết bơi

Chúng ta đang chứng kiến một cuộc dịch chuyển lao động mạnh mẽ, một xu hướng không thể đảo ngược. Lao động giản đơn, dựa nhiều vào sức lực và sự lặp lại đang dần bị thu hẹp. Thay vào đó là nhu cầu ngày càng tăng đối với lao động có kỹ năng, có khả năng vận hành công nghệ, xử lý thông tin và giải quyết vấn đề.

Khái niệm “bền vững một nghề” cho cả đời làm việc đang dần trở nên lỗi thời. Thị trường giờ đây ưu tiên những người lao động linh hoạt, có khả năng học nhanh - thích nghi nhanh.

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới
Đối mặt với tự động hóa, học tập kỹ năng mới liên tục là chìa khóa giúp người lao động làm chủ công nghệ, vững vàng trong công việc.

Vậy thị trường đang đòi hỏi cụ thể những gì ở người công nhân hôm nay và ngày mai? Không chỉ là kỹ năng cứng - thao tác máy móc, tuân thủ quy trình sản xuất - mà còn là kỹ năng số (sử dụng máy tính cơ bản, phần mềm quản lý, ứng dụng công việc), kỹ năng mềm (giao tiếp hiệu quả trong tổ đội, làm việc nhóm, giải quyết xung đột), và quan trọng hơn cả là tư duy đổi mới, sẵn sàng học hỏi.

Đây là những năng lực không thể chỉ học một lần là đủ, mà cần được bồi đắp, cập nhật liên tục trong suốt quá trình làm việc. Hiểu rõ yêu cầu này chính là bước đầu tiên để người lao động chủ động trang bị cho mình “chiếc phao cứu sinh” trong cơn sóng chuyển dịch.

Mở lối cho cơ hội học tập mới

Không thể phủ nhận tư tưởng học tập suốt đời rất phù hợp với thời đại, nhưng làm thế nào để biến nó thành hành động thiết thực, đặc biệt với người công nhân vốn eo hẹp về thời gian và nguồn lực?

May mắn thay, kỷ nguyên số cũng đồng thời mở ra những cánh cửa học tập mới mẻ, linh hoạt và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Đây chính là lúc cần tập trung khai thác, biến tiềm năng thành lợi thế cạnh tranh cho người lao động.

Trong bối cảnh mới, kỷ nguyên số đã mở ra nhiều giải pháp học tập linh hoạt, giúp người lao động khắc phục hiệu quả những rào cản về thời gian và không gian. Dưới đây là những cơ hội nổi bật:

Nền tảng học trực tuyến (E-learning)

E-learning mang đến kho tri thức không giới hạn, cho phép học mọi lúc mọi nơi. Hình thức học này giải quyết triệt để khó khăn về thời gian và địa điểm cho người học.

Người lao động có thể chủ động học tập tại nhà sau giờ làm, tận dụng giờ nghỉ trưa, hay thậm chí học trên điện thoại thông minh trong quá trình di chuyển.

Việc học không yêu cầu đến lớp, không bị ràng buộc bởi lịch trình cố định và cho phép người lao động học đi học lại theo tốc độ tiếp thu riêng, điều này đặc biệt phù hợp với những người làm việc theo ca kíp.

Hiện nay, nhiều nền tảng trong nước như TopCV Learn, Kyna, Edumall, Unica... đang ngày càng chú trọng phát triển các khóa học kỹ năng mềm cơ bản, tin học văn phòng, an toàn lao động và kỹ năng số hóa sơ cấp, phù hợp với lao động phổ thông.

Bên cạnh đó, các nền tảng quốc tế uy tín như Coursera, Udemy, edX,... với nhiều khóa học miễn phí hoặc chi phí thấp và có phụ đề tiếng Việt, cũng là nguồn tài nguyên quý giá giúp người lao động tiếp cận kiến thức cập nhật toàn cầu về kỹ năng số, quản lý cơ bản và ngoại ngữ.

Tổ chức Công đoàn có thể đóng vai trò đồng hành quan trọng bằng cách tổ chức các buổi giới thiệu, hướng dẫn người lao động cách đăng ký tài khoản và tìm kiếm khóa học phù hợp.

Công đoàn cũng có thể xây dựng “Thư viện khóa học trực tuyến” bằng cách tổng hợp, chọn lọc các khóa học hữu ích, phù hợp với trình độ và nhu cầu thực tế của công nhân.

Đồng thời, Công đoàn cần phối hợp với doanh nghiệp hoặc đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp để có các gói học phí ưu đãi hoặc tài khoản miễn phí cho đoàn viên.

Phương pháp học tập vi mô (Micro-learning)

Micro-learning cung cấp “viên thuốc kiến thức” nhỏ gọn, mang lại hiệu quả tức thì. Thay vì các khóa học kéo dài, Micro-learning chia nhỏ kiến thức thành những đơn vị cực ngắn (thường chỉ 5-10 phút) dưới dạng video, infographic, câu đố nhanh...

Phương pháp này cho phép người học tiếp thu nhanh chóng một kỹ năng hay thông tin quan trọng ngay trên điện thoại, rất phù hợp để tận dụng thời gian nghỉ giữa ca hoặc thời gian di chuyển.

Hiệu quả của micro-learning đã được chứng minh tính ứng cao tại nhiều tập đoàn lớn như Samsung, Nestlé, Unilever thông qua các hệ thống đào tạo nội bộ, giúp nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn lao động.

Ví dụ, một video ngắn có thể hướng dẫn xử lý sự cố máy móc, một infographic tóm tắt quy trình giao tiếp, hay một bài hỏi đố nhanh củng cố kiến thức về 5S.

Với phương pháp này, tổ chức Công đoàn cần nắm bắt nhu cầu thực tế của công nhân để phối hợp với bộ phận đào tạo của doanh nghiệp hoặc các startup công nghệ giáo dục, xây dựng các nội dung Micro-learning “đo ni đóng giày”.

Các bài học này sau đó có thể tích hợp vào môi trường làm việc thông qua ứng dụng nội bộ, nhóm Zalo công việc, hoặc trình chiếu tại khu vực nghỉ ngơi, biến việc học thành một phần tự nhiên của công việc hàng ngày.

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới
Tận dụng các phương pháp học trực tuyến, người công nhân có thể chủ động nâng cao tay nghề, sẵn sàng cho những yêu cầu mới của thị trường lao động.

Cơ chế Công nhận năng lực thực tế (Recognition of Prior Learning - RPL)

Một thực tế hiện nay là nhiều công nhân dù không qua đào tạo bài bản nhưng lại sở hữu kinh nghiệm và tay nghề quý báu. Tuy nhiên, họ thường gặp rào cản trong thăng tiến hoặc chuyển đổi công việc do thiếu bằng cấp, chứng chỉ chính thức.

Để giải quyết vấn đề này, cần thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng và áp dụng cơ chế Công nhận năng lực thực tế (Recognition of Prior Learning - RPL). Cơ chế này sẽ đánh giá và công nhận kỹ năng, kinh nghiệm thực tế của người lao động, quy đổi thành các chứng chỉ hoặc bậc kỹ năng tương đương, tạo động lực học tập nâng cao.

Song song, cần phát triển các chương trình đào tạo ngắn hạn, linh hoạt, tập trung vào việc nâng bậc tay nghề, bổ sung kỹ năng vận hành thiết bị mới, hoặc kỹ năng quản lý tổ/nhóm cơ bản, đáp ứng nhu cầu thực tế.

Đối với cơ chế này, Công đoàn và doanh nghiệp cần chủ động đóng vai trò cầu nối, phối hợp với các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trường Cao đẳng nghề địa phương để tổ chức các lớp học ngắn hạn ngay tại doanh nghiệp hoặc vào thời gian phù hợp, tạo điều kiện đi làm vẫn học được.

Đặc biệt, Công đoàn cấp trên cần tích cực tham gia vận động, đề xuất xây dựng và hoàn thiện chính sách về RPL, nhằm đảm bảo quyền lợi và ghi nhận xứng đáng cho những lao động giàu kinh nghiệm.

Chuyển dịch lao động là thách thức, nhưng cũng chính là cơ hội để người lao động Việt Nam vươn lên, khẳng định giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nắm bắt cơ hội học tập mới, chủ động nâng cao kỹ năng và thay đổi tư duy chính là con đường duy nhất để mỗi người công nhân không bị bỏ lại phía sau, tự tin làm chủ tương lai của mình.

Học để đổi đời – Công nhân với tinh thần học tập suốt đời Học để đổi đời – Công nhân với tinh thần học tập suốt đời

Trong những ngày đầu năm mới, khi đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên số, bài viết “Học tập suốt đời” ...

Tinh thần học tập suốt đời: Chìa khóa thành công cho lao động Việt Nam trong kỷ nguyên số Tinh thần học tập suốt đời: Chìa khóa thành công cho lao động Việt Nam trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh thế giới không ngừng biến động, học tập suốt đời không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu tất ...

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh “Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được ...

Tin mới hơn

Những người thắp lửa niềm tin từ đôi tay lao động và trái tim nhân ái

Những người thắp lửa niềm tin từ đôi tay lao động và trái tim nhân ái

Trên vùng đất nắng gió Quảng Bình – nơi rừng nối biển, người dân gắn bó từng tấc đất, từng nhịp sống – có những con người lặng thầm gieo mầm hy vọng, nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo và nhân văn trong lao động và đời sống.
Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.

Tin tức khác

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm