Điều sẽ đến ở "chốt thép" Long Quang
Kinh tế - Xã hội - 31/05/2022 08:40 PHẠM XUÂN DŨNG
Anh Phan Đẳng (bên trái) trò chuyện với tác giả. Ảnh: XUÂN DŨNG |
Hồi ức...
Cách đây tròn nửa thế kỷ, vào "mùa hè đỏ lửa" ở Thành Cổ Quảng Trị 1972, "chốt thép" Long Quang cách Quảng Trị hơn mười cây số, là một trong những chiến địa ác liệt nhất. Vì vậy di tích chốt Long Quang là một trong 7 di tích thành phần thuộc tổng thể di tích "Thành Cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2013.
Chúng tôi tìm về gia đình ông Phan Độ. Được biết ông đã vào miền Nam thăm con và chữa bệnh. Còn vợ ông, bà Trần Thị Nga mới qua đời năm ngoái. Đón chúng tôi là anh Phan Đẳng, con trai của ông, năm nay tròn 60 tuổi dương, cũng đã bắt đầu lên lão. Câu chuyện quá khứ của gia đình nhưng cũng tiêu biểu cho cả một vùng đất cứ trải lòng ra trong buổi trưa hè như thiêu như đốt.
Vừa rót nước mời khách, anh Phan Đẳng từ tốn kể chuyện: "Như nhiều bà con khác ở đây, cha mẹ tôi tham gia kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược. Mẹ tôi là cán bộ phụ nữ hoạt động bí mật từ lâu trước năm 1972. Cấp trên phân công gì thì mình cứ cố gắng làm cho tốt. Năm 1968, trong một lần mẹ tôi cùng với một bà nữa trong thôn bí mật đi tiếp tế, bới cơm cho bộ đội, không may vấp phải mìn, vậy là bị thương cả hai người, máu me lênh láng, may mà còn sống, mảnh đạn găm nhiều nơi trên cơ thể, nặng nhất ở cánh tay..."
Những trường hợp tiếp tế tương tự thế này trong kháng chiến phải được người trong cuộc báo cáo cụ thể, chính xác và cấp có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận mới làm được chế độ chính sách. Như hiểu được ý người đối thoại, anh Đẳng nói thêm: "Thực ra, vì thời gian mẹ tôi hoạt động và bị thương có ông Bằng (Lê Vũ Bằng, nguyên Giám đốc sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị) là người biết rõ nên sau ngày đất nước thống nhất, khi làm chế độ thương binh, ông Bằng đã tận tình hướng dẫn và xác nhận, nhờ vậy nên không phải chờ đợi lâu vì thủ tục.
Mấy ông vẫn nhớ đến các cơ sở cách mạng mà quan tâm giải quyết chế độ chính sách cho bà con. Sau 1975, mẹ tôi vẫn còn tham gia công tác phụ nữ ở địa phương rồi nghỉ do thương tật. Còn cha tôi thì vào du kích từ 1972 đến 1975, được tặng thưởng Huy chương kháng chiến hạng Nhì".
Chuyện ngôi nhà...
Sau năm 1975, hầu như gia đình nào cũng vất vả trăm đường, nhất là với một vùng quê chịu nhiều thương tích chiến tranh như Quảng Trị. Sau bao nhiêu lần làm nhà tạm bợ, đến năm 1990, ông Phan Độ mới quyết tâm làm một ngôi nhà xây cấp bốn...bao che bằng nỗ lực của cả gia đình bảy miệng ăn.
Anh Phan Đẳng kể: "Nhà cửa xập xệ, con cái thì đông, ngày càng lớn nên ba mẹ tôi quyết tâm xây nhà vì đất mình thì thường xuyên bão lụt, ai cũng mong có ngôi nhà cứng cáp để an cư lạc nghiệp. Nói là quyết tâm chứ trong tay gia đình nông dân nghèo thì tài sản chắt chiu, bòn tro đãi sạn cũng có được mấy. Rồi ngôi nhà được gọi là nhà xây như ai nhưng sắt thép không có mấy, không đáng kể, vì sắt thép hồi đó cũng hiếm mà căn bản là mình cũng không có tiền. Cha con tôi phải vào biển Mỹ Thủy (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) kiếm sắt phế liệu chiến tranh về làm nhà, vừa có chút ít sắt xây nhà cho thêm phần yên tâm, vừa đỡ chi phí. Ngôi nhà có hơn 30 mét vuông mà có đến 7 con người ăn ở, cha mẹ và bầy con năm anh chị em".
Tôi lại hỏi: "Nhưng bây giờ ngôi nhà ở đâu?". Anh Đẳng đáp: "Anh đang ngồi đây là nhà vợ chồng tôi. Sau khi tôi đi bộ đội về cưới vợ rồi ở riêng. Còn nhà ba mẹ tôi sau hơn 30 năm tồn tại thì đã xuống cấp quá mức, không thể ở được nữa nên ba tôi phải cho phá dỡ. Thành ra, nói cho đúng, xin lỗi anh, hiện tại thì chính thức là ông không có nhà để ở, đương nhiên là sống với con cái, còn bàn thờ mẹ tôi cũng đưa về nhà tôi hương khói". Nói rồi, anh dừng lại, giọng trầm hẳn, những giọt mồ hôi lăn dài trên trán.
Ngôi nhà cũ của ông Phan Độ quá xuống cấp nên đã được tháo dỡ. Ảnh: XUÂN DŨNG |
Rồi anh đưa tôi sang bên kia đường xóm, chỉ tay vào nền đất cát trắng như thuở sơ khai, ngôi nhà chung, chất chứa biết mấy kỷ niệm vui buồn, bao năm nay chỉ còn trong ký ức.
Điều sẽ đến...
Khi biết tôi về đây, anh Nguyễn Tài Minh - Trưởng Ban Công tác cơ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị cứ nói đi nói lại: "Anh cứ về tìm hiểu thực tế để tác nghiệp báo chí theo nhiệm vụ của anh. Những đối tượng chính sách thuộc diện cần hỗ trợ nhà ở là do chính quyền huyện khảo sát và lập danh sách.
Phía Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị cũng đã cùng Sở LĐ-TB&XH về tận nơi, tìm hiểu gia cảnh cặn kẽ mới quyết định hỗ trợ đúng người, đúng đối tượng Nhà nước quy định, như thế công tác hỗ trợ mới phát huy tác dụng và có ý nghĩa rộng rãi, dài lâu. Anh cứ nói thêm với bà con yên tâm mà sử dụng kinh phí xây nhà đúng mục đích, tiền chắc chắn sẽ về. Nhà ông Phan Độ sẽ được hỗ trợ 80 triệu đồng. Cụ thể là phía tổ chức Công đoàn (thông qua Tạp chí Lao động và Công đoàn) hỗ trợ 75 triệu đồng, tỉnh hỗ trợ 5 triệu đồng cho mỗi căn nhà tình nghĩa".
Khi hay tin ba mẹ mình được tổ chức Công đoàn hỗ trợ kinh phí xây nhà cho đối tượng chính sách gặp nhiều khó khăn, gia đình anh Phan Đẳng mừng lắm. Anh xúc động tâm tình: "Nói thiệt, lúc mẹ tôi còn sống, thấy nhà ngày càng xuống cấp mà mưa bão thì nhiều, cứ trông đêm trông ngày, cầu mong có một ngôi nhà kiên cố nhưng cho đến khi nhắm mắt vẫn chưa toại nguyện, vì khó bó lấy khôn. Anh em tôi cũng định đóng góp cố gắng hết sức làm nhà lại cho cha mình nhưng đâu phải muốn là được. Dịch dã mới qua, mùa màng cũng khó vì giá cả vật tư tăng cao nên đang suy tính. Nay qua sông gặp đò thì còn gì bằng. Được tổ chức Công đoàn hỗ trợ cho 80 triệu đồng gia đình tôi thiệt sự quá mừng luôn, càng quyết tâm làm nhà. Tôi đã chọn ngày mở móng. Tôi biết Nhà nước cũng khó khăn nên thường hỗ trợ khoảng vài chục triệu để làm nhà cũng là quý lắm rồi, nay được 80 triệu là số tiền chúng tôi chưa dám nghĩ đến. Ba tôi yên lòng có nhà, mẹ tôi dù nhắm mắt chắc cũng biết mà yên lòng, mà con cháu cũng yên tâm, vui sướng..."
Vợ anh tiếp lời: "Anh biết đó, mỗi năm làm ruộng vất vả, chỉ dư vài tấn lúa bán ra được khoảng hơn chục triệu bạc là cùng. Mà 80 triệu đồng là bao nhiêu tấn lúa, làm mấy năm mới tích lũy được như vậy, đó là nói được mùa, còn mất mùa thì... Nên nghe tin Công đoàn hỗ trợ cho ba tôi như vậy thì cả nhà mừng không để đâu cho hết."
Vĩ thanh
Chia tay chúng tôi, vợ chồng anh Phan Đẳng quày quả ra ruộng cấy lúa cho kịp thời vụ, bóng họ đổ dài trong nắng lửa gió Lào. Tôi nhớ lại câu nói của anh Phan Đẳng cứ vọng lại trong đầu: "Mẹ tôi sau khi bị thương, có một mảnh đạn còn ở trong người, khi mất vẫn mang theo..." Chiến tranh ngày càng lùi xa tưởng chừng không có mặt, nhưng đâu đó dấu tích của nó vẫn còn hiện diện, thậm chí ngay trong cơ thể người đang sống và đồng hành theo nhau đến cõi vĩnh hằng. Quảng Trị là một nơi chốn như vậy của thời hậu chiến.
Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, ông Phan Độ sẽ có ngôi nhà mới để ở, nơi để thờ cúng người vợ của ông. Vui lắm, khi vùng cát trắng Long Quang sắp mọc lên một ngôi nhà của niềm tin và hy vọng vào cuộc đời này...
Hát tiếp bài ca quê hương Tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2022) do Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức vào tối ... |
Đào Tâm Thanh, dấn thân và tự hào với "Gạo quê thương nhớ" Trong 14 tác phẩm đạt Giải C, Cuộc thi sáng tác văn học - nghệ thuật với chủ đề Quảng Trị - 50 năm xây ... |
Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật Ngày 1/5/1972, Quảng Trị là tỉnh đầu tiên ở miền Nam Việt Nam được giải phóng. Đây là thắng lợi của lòng yêu nước nồng ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 08:00
Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất
Chính sách bán hàng còn “ghi điểm” khi đưa ra tiến độ thanh toán siêu giãn, giúp khách chỉ phải trả 1 - 1,5%/tháng, tương đương từ 39 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, với số tiền khoảng 3 tỷ đồng trong tay, khách hàng đã có thể sở hữu ngay một căn hộ hạng sang thuộc dự án Top 1 Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn.
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới