Lắng nghe công nhân lao động để thấu hiểu và chia sẻ |
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hải Nguyễn |
Ngày 18/6, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức phiên họp lần thứ 35. Tham dự phiên họp có đại diện các Ban xây dựng Đảng Trung ương, các đồng chí Ủy viên Đoàn Chủ tịch. Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì phiên họp. Tại phiên họp lần này, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tập trung thảo luận, cho ý kiến vào 15 nội dung theo 02 nhóm. Một là, các nội dung thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Hai là, các nội dung Đoàn Chủ tịch cho ý kiến để trình Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 14. Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các đồng chí Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tập trung cho ý kiến vào các nội dung: Về Báo cáo kết quả hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023: Năm 2023 là năm đầu tiên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành chương trình công tác công đoàn năm. Đây là cơ sở để các cấp công đoàn cụ thể hóa, thống nhất triển khai đồng bộ. Trên cơ sở chủ đề “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở”, cũng như tình hình thực tiễn tại các đơn vị, lĩnh vực, địa phương, các đại biểu nghiên cứu, phân tích, đánh giá, chỉ rõ kết quả nổi bật, những mặt còn hạn chế, đồng thời dự báo tình hình trong thời gian tới, qua đó đề xuất các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả phong trào công nhân, hoạt động công đoàn, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu năm 2023; tổ chức thành công đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. |
Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn |
Về 02 văn kiện chuẩn bị cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm (1) Báo cáo kiểm điểm của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và (2) Dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam sửa đổi, bổ sung: Về Báo cáo kiểm điểm của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII: Các đại biểu thảo luận, cho ý kiến, tập trung vào những kết quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; lề lối làm việc, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của BCH, Đoàn Chủ tịch; qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm, những biện pháp, giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm để tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ các mặt hoạt động công đoàn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đề ra. Về các báo cáo tổng kết chương trình hành động thực hiện 3 khâu đột phá Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam: Các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến vào kết quả đạt được của các chương trình, những hạn chế, bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện để xây dựng các chương trình triển khai Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. |
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên - Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Tây Ninh phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Hải Nguyễn |
Về 02 đề án nằm trong Chương trình hành động số 02 của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam gồm (1) Đề án “Công đoàn tham gia xây dựng và phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, giai đoạn 2023 - 2028” và (2) Đề án “Xây dựng đội ngũ cán bộ tư vấn pháp luật và cán bộ công đoàn có trình độ tương đương luật sư giai đoạn 2023 - 2028”: Để xây dựng dự thảo, Thường trực Đoàn Chủ tịch đã chỉ đạo bộ phận soạn thảo tổ chức 03 cuộc khảo sát thực tế tình hình quan hệ lao động tại một số địa phương, đơn vị; tổ chức các hội thảo xin ý kiến các chuyên gia, các Ban của Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cấp công đoàn (mỗi Đề án tổ chức 04 hội thảo với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và các công đoàn ngành, địa phương). Bên cạnh các nội dung trên, Đoàn Chủ tịch sẽ nghe Báo cáo kết quả triển khai Quyết định 6696/QĐ-TLĐ ngày 16/01/2023 ban hành Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động (NLĐ) bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng; Tờ trình về việc tổ chức Hội nghị BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 14; Báo cáo kết quả phát triển đoàn viên nhiệm kỳ 2018 - 2023; Báo cáo kết quả đại hội công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực cơ sở; công tác cán bộ... |
Đồng chí Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn |
Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, hoạt động công đoàn và phong trào công nhân lao động trong 6 tháng đầu năm nổi lên một số vấn đề. Trong đó nổi bật là: Một là, tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của đoàn viên, NLĐ gặp nhiều khó khăn: Hơn 500 ngàn NLĐ bị mất việc, thôi việc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ không lương. Giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng lên, tình trạng giảm giờ làm, mất việc làm đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều NLĐ. Hai là, tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chiếm dụng, nợ tiền BHXH vẫn diễn ra ở nhiều địa phương: Có gần 213.400 người bị "treo" sổ tại các doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động, nợ BHXH khó thu hồi; số tiền nợ khó thu hồi tại doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động, chủ bỏ trốn hơn 4.000 tỷ đồng. Ba là, tình hình ngừng việc tập thể giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Trong 5 tháng đầu năm 2023 xảy ra 33 cuộc ngừng việc tập thể, giảm 66 cuộc. Các cấp công đoàn đã chủ động nắm bắt, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc ở cơ sở; có nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ NLĐ, tuyên truyền để NLĐ hiểu, chia sẻ khó khăn, đồng hành với doanh nghiệp. Từ đó góp phần ổn định sản xuất, duy trì việc làm, cải thiện thu nhập. Hầu hết các kiến nghị đã được doanh nghiệp giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Bốn là, đoàn viên, NLĐ cơ bản tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền đối và tổ chức Công đoàn thông qua nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực, kịp thời cho NLĐ. Bên cạnh đó, một bộ phận công nhân lao động còn băn khoăn, lo lắng trước tình trạng sản xuất kinh doanh gặp khó khăn của một số doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của NLĐ; đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận NLĐ còn thiếu thốn; tình trạng NLĐ rút BHXH một lần vẫn diễn ra ở nhiều nơi... Công nhân lao động mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có những giải pháp hiệu quả để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, duy trì việc làm, cải thiện thu nhập cho NLĐ. Thảo luận tại phiên họp, nhiều ý kiến đồng tình với việc cần đi sâu đánh giá thực trạng, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Trong đó đặc biệt quan tâm đánh giá sâu hơn về tình hình quan hệ lao động trong thực tế, ảnh hưởng của tình trạng thiếu đơn hàng đối với đời sống, việc làm của NLĐ cũng như nợ BHXH. Qua đó nắm bắt di biến động đoàn viên, NLĐ để chủ động giải pháp chăm lo kịp thời. |
Tình hình thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra trong quý I/2023
Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tình hình việc làm cho ... |
Quý I/2023: Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, số lao động tăng
Theo công bố của Tổng cục thống kê ngày 6/4, thị trường lao động quý I năm 2023 tiếp tục duy trì đà phục hồi, ... |
Hơn 1 triệu người thất nghiệp và thiếu việc làm trong quý I năm 2023
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, mặc dù thị trường lao động trong quý I năm 2023 đang trên đà hồi phục nhưng ... |