Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khiến hoạt động của Công đoàn có những thay đổi lớn
Hoạt động Công đoàn - 12/08/2024 06:00 Hà Vy
Tuyên dương 95 đóa “hoa thắm” trong “Vườn hoa Công đoàn” ở Đà Lạt |
Bối cảnh mới đặt ra nhiều vấn đề cho hoạt động công đoàn
Sau gần 40 năm chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Tốc độ thu hút đầu tư FDI ng đầu trong khu vực, tạo ra nhiều việc làm mới. Đời sống của nhân dân, trong đó có CNVCLĐ không ngừng được cải thiện…
| |
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (ảnh trái bàn chủ tọa) chủ trì hội thảo "Hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Ảnh: Hải Nguyễn |
Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế vẫn còn một số hạn chế về hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách. Trong lĩnh vực lao động việc làm, tình trạng mất việc, thiếu việc; nợ lương, nợ bảo hiểm; sa thải lao động lớn tuổi diễn ra phức tạp.
Công đoàn Việt Nam ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình thông qua việc đẩy mạnh đối thoại, thương lượng, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế tiếp tục diễn ra sâu rộng với động lực quan trọng là kinh tế tư nhân; sự tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ tác động sâu sắc đến mô hình tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Thực tế đã xuất hiện nhiều vấn đề lý luận, đòi hỏi phải nghiên cứu tổng kết để có cơ sở khoa học nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vị trí, vai trò của Công đoàn.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo. |
Hội thảo tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Đánh giá thực trạng hoạt động Công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Thảo luận đề xuất các giải pháp, kiến nghị đổi mới hoạt động của Công đoàn Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn 2045...
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, song hành cùng sự phát triển của đất nước, Công đoàn chuyển dần từ hoạt động chủ yếu ở khu vực nhà nước sang chủ yếu ở ngoài khu vực nhà nước.
Từ tổ chức Công đoàn có các CĐCS chủ yếu do tổ chức Đảng lãnh đạo sang có nhiều CĐCS không có tổ chức đảng trực tiếp lãnh đạo (nhất là ở CĐCS ngoài khu vực nhà nước). Từ số lượng ít công nhân sang số lượng lớn công nhân. Công nhân được bài bản hơn và chuyển dịch nhanh chóng từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp. Từ đội ngũ NLĐ được học tập, quán triệt về chính trị, lý luận rất sâu sắc thì nay NLĐ hoạt động trong khu vực ngoài nhà nước có điều kiện giáo dục, học tập nhiều khó khăn hơn.
Quan hệ chủ - thợ rất rõ nét: trước đây trong doanh nghiệp nhà nước, chủ doanh nghiệp lo cho NLĐ như cán bộ công đoàn. Nhưng nay chủ doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước quan tâm đầu tiên đến lợi nhuận như một nhà đầu tư, việc tham gia chuỗi cung ứng tác động rất lớn đến đời sống, việc làm của NLĐ.
Phần lớn cán bộ công đoàn hiện nay đã sử dụng công nghệ, điện thoại thông minh để điều hành, xử lý công việc. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng khiến môi trường hoạt động của Công đoàn có những thay đổi lớn. Đơn cử việc giáo dục đoàn viên, NLĐ: trước đây, để tuyên truyền phổ biến nghị quyết cần tổ chức họp hành, trao đổi nhưng nay chỉ cần một điện thoại thông minh là có thể tiếp cận thông tin.
Bên cạnh đó, công nhân phải đáp ứng yêu cầu về văn hoá ứng xử, văn hoá doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn lao động quốc tế, cạnh tranh quốc tế rất lớn.
TS. Bùi Sỹ Lợi - Nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Xã hội của Quốc hội phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hải Nguyễn |
Các tham luận tại Hội thảo cũng đã đánh giá các vấn đề căn bản về Công đoàn trong nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt ra, giải pháp trên nhiều mặt. Từ đó củng cố hệ thống lý luận giúp tổ chức Công đoàn nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo trong tình hình mới.
Đây cũng là điều nhấn mạnh của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: “... trong việc chỉ đạo và triển khai hoạt động công đoàn, nhận thức sâu sắc và quán triệt đầy đủ rằng, Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý; vừa là tổ chức chính trị - xã hội, vừa là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Hoạt động của Công đoàn đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, Công đoàn cần tích cực phối hợp với Nhà nước, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và người sử dụng lao động để chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ”.
Như vậy, Công đoàn phải làm tốt cả hai vai, vừa chăm lo tốt cho NLĐ, vừa tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định cũng như hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức - chính trị - xã hội của Đảng" - đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CĐCS cần có những nghiên cứu mới
Tại Hội thảo, GS.TS Trần Ngọc Đường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh, trải qua 5 bản Hiến pháp (Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013) thì Hiến pháp 2013 lần đầu tiên quy định Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của công nhân lao động. Công đoàn trong Hiến pháp 2013 có một vị thế độc lập là một tổ chức đại diện cho NLĐ. Với vị thế đó, Công đoàn Việt Nam có các quyền và trách nhiệm hiến định. Sự phát triển liên tục của Hiến pháp về Công đoàn từ việc chưa đề cập đến vị trí, vai trò của Công đoàn đến đặt Công đoàn ở vị trí rất quan trọng.
TS. Bùi Sỹ Lợi - Nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Xã hội của Quốc hội phân tích đặc điểm mối quan hệ giữa Công đoàn, NLĐ và NSDLĐ trong nền kinh tế thị trường XHCN và hội nhập quốc tế. Theo đó, Công đoàn giữ mối quan hệ không thể thiếu được đứng giữa mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ giải quyết mối quan hệ giữa Công đoàn, NLĐ, NSDLĐ là mối quan hệ biện chứng thúc đẩy lẫn nhau.
Đồng chí Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hải Nguyễn |
Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng chia sẻ nghiên cứu về nhận thức của cán bộ công đoàn, tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng và gắn trách nhiệm cho cán bộ CĐCS trong doanh nghiệp; phát huy mạng phát huy gắn với công tác tuyên truyền, vận động công nhân lao động; cần nghiên cứu công cụ bảo vệ cán bộ công đoàn dám hy sinh vì hoạt động công đoàn.
Đồng chí Nguyễn Vinh Quang - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động thì nêu, xu thế vận động của kinh tế - xã hội, của quan hệ lao động tác động tới hoạt động đối thoại, thương lượng của Công đoàn như: (1) hệ thống chính sách, pháp luật tiếp tục được hoàn thiện, sửa đổi, trong đó, việc cho phép sự ra đời của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết; (2) cơ chế đối thoại, thương lượng là phương thức chủ đạo trong quan hệ lao động và công cụ số 1 của các cấp công đoàn; (3) sức ép từ thị trường, nhãn hàng, nhà mua hàng khi doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu đối với việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế, trách nhiệm bắt buộc thực hiện tra soát chuỗi cung ứng, tuân thủ các bộ quy tắc ứng xử của nhãn hàng, phải trả tiền lương đủ sống cho NLĐ; vai trò, nhiệm vụ của Công đoàn, đặc biệt là CĐCS có nhiều thay đổi; (4) cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ tác động lớn đến thị trường lao động cấu trúc việc làm, hình thức việc làm và cơ hội việc làm, thu nhập và an toàn việc làm của NLĐ; (5) sự gia tăng số lượng lao động khu vực phi chính thức, đối thoại, thương lượng tập thể ngoài doanh nghiệp được quan tâm và là xu hướng tất yếu, phù hợp với đặc điểm quan hệ lao động của nước ta; (6) tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể có thể tăng trở lại; (7) tổ chức Công đoàn tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động...
Ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 lưu ý rằng, dù có lịch sử gần 80 năm phát triển, xuất khẩu hàng hoá tới 66 quốc gia trên thế giới và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng thì Tổng công ty, Công đoàn vẫn luôn giữ gìn và phát huy được những giá trị tốt đẹp từ khi mới thành lập, do tổ chức Đảng lãnh đạo. Đó là phát huy tối đa vai trò của Công đoàn, quyền dân chủ của NLĐ và phúc lợi đảm bảo.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu kết luận: các ý kiến đều thống nhất khẳng định nhận thức về hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế của hệ thống công đoàn đã phát triển.
Chân dung cán bộ công đoàn hôm nay nhiều đường nét hơn, màu sắc hơn, trọng trách lớn hơn.
Hoạt động công đoàn trọng tâm hướng về đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tăng cường đối thoại, thương lượng, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhận thức của một bộ phận cán bộ công đoàn về nền kinh tế thị trường XHCN, hội nhập quốc tế chưa đầy đủ.
Thời gian tới, hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế ở Việt Nam đã định hình căn bản. Để có hoạt động mạnh mẽ hơn nữa trong nền kinh tế này, hoạt động công đoàn cần đảm bảo 5 yếu tố là đổi mới sáng tạo, phong phú, linh hoạt, thực chất và hiệu quả.
Cán bộ công đoàn phải tiếp tục đổi mới tư duy nhận thức nâng cao năng lực toàn diện nhất là kiến thức pháp luật, kỹ năng và bản lĩnh. Phải tập trung nguồn lực nhiều hơn nữa cho nhiệm vụ đại diện, bảo vệ, chăm lo đoàn viên, NLĐ.
Tiếp tục chỉ đạo đổi mới hoạt động của hệ thống đảm bảo tính khoa học, thực tiễn quyết liệt, bám sát đời sống, đặc biệt là các kế hoạch, hoạt động của công đoàn phải xuất phát từ nhu cầu của NLĐ. Trong đó, đảm bảo nguyên tắc hoạt động công đoàn đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng và mang lại phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên, NLĐ là thước đo.
Nâng cao nghiệp vụ tài chính là nhiệm vụ quan trọng khi đổi mới hoạt động công đoàn Sau Đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023 – 2028, đội ngũ kế toán tại các công đoàn cơ sở (CĐCS) đa số ... |
Bài cuối: Đổi mới hoạt động Công đoàn trong tình hình mới Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong ... |
Đổi mới hoạt động Công đoàn theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở Thực hiện Nghị quyết 02, của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới” các cấp ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Hoạt động Công đoàn - 20/11/2024 08:30
Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh
Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 15:00
Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình
Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 10:06
Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động
Anh Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ Gò, Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật) là người đam mê và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, anh là Chủ tịch Công đoàn bộ phận năng nổ, luôn lắng nghe và chia sẻ cùng người lao động.
Hoạt động Công đoàn - 18/11/2024 14:56
Nghị lực vượt khó, không ngừng phấn đấu để thay đổi cuộc đời
Sinh ra trong gia đình khó khăn, ba mất sớm, mẹ già làm việc kiệt sức để nuôi con cũng đổ bệnh nhưng em Lê Thị Ngọc Trang- Công đoàn viên Trường Mầm non Rạng Đông 7 (quận 6, TP. Hồ Chí Minh) vẫn không ngừng nỗ lực vươn lên, vững bước trong cuộc sống. Em là tấm gương sáng về sự chịu khó và vượt qua nghịch cảnh.