Công nghiệp Vĩnh Phúc: Những ngày đầu tái lập tỉnh
Kinh tế - Xã hội - 13/12/2021 08:00 An Bình
Vĩnh Phúc sẽ có thêm 25 khu công nghiệp mới trong 10 năm tới Vĩnh Phúc: Thu hút đầu tư FDI năm 2021 vượt mốc 1 tỷ USD Vĩnh Phúc: Thực hiện mục tiêu kép "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế" |
Ngày 06/11/1996, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX ra Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Trong đó, tỉnh Vĩnh Phú được tách thành hai tỉnh là: Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Sau 29 năm hợp nhất, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997.
Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Trên địa bàn tỉnh có các trục giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt đi các tỉnh và ra Cảng Cái Lân. Đó là những tiềm năng lớn để Vĩnh Phúc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển toàn diện, bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa, xã hội.
Tuy nhiên sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Vĩnh Phúc vẫn là tỉnh nghèo, với điểm xuất phát của nền kinh tế rất thấp. Toàn tỉnh khi đó còn 6 xã chưa có điện, 1/3 số km đường tỉnh lộ mới đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V miền núi, đường huyện mới có 10 km đường nhựa, bê tông, 251 km cấp phối, đường giao thông nông thôn chủ yếu là đường đất…
Khu Trại Ổi (Vĩnh Yên) khi tỉnh Vĩnh Phúc mới tái lập. (Ảnh: Trần Tuấn) |
Năm 1997, Vĩnh Phúc là tỉnh thuần nông với hơn 90% lao động làm việc trong ngành Nông nghiệp. Ngành Công nghiệp, Dịch vụ chưa phát triển. Tỉ trọng ngành Công nghiệp chỉ chiếm 18,4% và chưa có khu công nghiệp. Toàn tỉnh chỉ có 91 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số vốn 57 tỷ đồng.
Thời điểm mới tái lập, tỉnh chỉ có 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 1 dự án có vốn đầu tư trong nước (DDI). GRDP của tỉnh chỉ đạt 1,96 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người là 2,18 triệu đồng/người, bằng chưa đầy một nửa bình quân chung của cả nước.
Năng suất lao động thấp, ở mức 10,3 triệu đồng/lao động. Do mới tách tỉnh, cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng của tỉnh còn nghèo nàn. Trong khi đó, nhu cầu xây dựng lớn, nguồn tài chính còn hạn hẹp, thu ngân sách chưa đạt 100 tỷ đồng (89 tỷ đồng).
Trong những năm 1997-2000, phương hướng chung phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc là: “Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định, vững chắc sau năm 2000, thu hẹp khoảng cách so với bình quân chung của cả nước. Chuyển nền kinh tế theo hướng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ… Kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giải quyết tốt hơn về việc làm, nâng cao đời sống nhân dân”.
Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành các thủ tục thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng; xây dựng kết cấu hạ tầng để giao đất cho các dự án; xây dựng công sở, khu công nghiệp; tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên ổn định nơi ăn, ở, yên tâm công tác.
Bên cạnh đó, nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thảo luận việc xây dựng hai khu công nghiệp tập trung là Kim Hoa và Khai Quang (Khu công nghiệp Kim Hoa được ghi trong chương trình của Chính Phủ).
Nhờ sự nỗ lực của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành, các cấp, các địa phương, trong những năm tiếp theo, sản xuất công nghiệp, xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2000, giá trị sản xuất đạt 5.463,5 tỷ đồng. Riêng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 90,6%/năm chủ yếu do công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khu vực này tăng trưởng bình quân đạt 190,6%/năm.
Giá trị sản xuất của công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng 90% tổng giá trị ngành; Công nghiệp Nhà nước ở địa phương tăng 34,6%/năm, chiếm 1,3%/năm; Công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 10%/năm (chiếm 4,5% giá trị sản xuất ngành Công nghiệp).
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đi vào sản xuất, góp phần rất quan trọng tăng nguồn thu ngân sách, tạo động lực và khả năng mới cho sản xuất công nghiệp. Tổng thu ngân sách năm 2000 đạt 655,9 tỷ đồng, trong đó, nguồn thu tăng chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 24,3 tỷ đồng năm 1997 lên 163 tỷ đồng năm 2000. Kết quả thu cao góp phần nâng mức chi ngân sách địa phương. Năm 2000 đạt 500,13 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so với năm 1997.
Tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được sau 4 năm tái lập tỉnh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tập trung quyết liệt để chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Phát triển công nghiệp là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quyết định tăng trưởng cao, có vai trò tác động trở lại hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ nâng cao đời sống nhân dân.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự chủ động triển khai tích cực của các ngành, các cấp, sản xuất công nghiệp, xây dựng ở Vĩnh Phúc đã duy trì mức tăng trưởng cao ở tất cả các thành phần kinh tế.
Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng năm 2004 đạt 12.958 tỷ đồng; năm 2005 đạt 16.725,7 tỷ đồng. Phần lớn các sản phẩm công nghiệp chủ yếu như: Ô tô, xe máy, gạch ốp lát, gạch xây dựng, săm lốp, quần áo may sẵn, da giày,… đều tăng cao và vượt xa mục tiêu Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh đề ra. Công nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong kinh tế Vĩnh Phúc.
Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp từng bước được khẳng định, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số nghành Công nghiệp mũi nhọn như: cơ khí, lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày… Những sản phẩm của các ngành Công nghiệp mũi nhọn từng bước chiếm ưu thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong sản xuất công nghiệp, cơ cấu sản xuất hàng hóa có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu, hàng tiêu dùng và hàng có chất lượng cao. Hàng loạt khu, cụm công nghiệp tập trung mới được hình thành như: Kim Hoa, Quang Minh, Bình Xuyên, Khai Quang, Chấn Hưng, Xuân Hòa, Hương Canh, Tân Tiến, Hợp Thịnh…
KCN Khai Quang thành lập từ năm 2003, được nâng cấp từ cụm công nghiệp có diện tích 52 ha với 13 doanh nghiệp ban đầu. |
Nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ,… Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo nhạy bén, vận dụng triệt để Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi), đồng thời ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư về thuế và tạo môi trường thông thoáng hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều đó đã khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư và làm ăn tại Vĩnh Phúc ngày càng nhiều.
Trong 5 năm 2001-2005, toàn tỉnh đã thu hút 450 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 1,7 tỷ USD, trong đó có 74 dự án FDI (đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài), 376 dự án DDI (đầu tư vốn trong nước). Đây là giai đoạn có tốc độ thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp nhanh nhất kể từ sau tái lập tỉnh. Nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng xây dựng, đi vào sản xuất.
Đến năm 2005 đã có 139 dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là Dự án chế biến sữa của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội với công suất 40 triệu lít/năm… tạo điều kiện thúc đẩy ngành Công nghiệp, chế biến thực phẩm của tỉnh phát triển.
Chia sẻ về ngành Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể là công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) những năm sau tái lập, ông Lê Duy Thành – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Giai đoạn 1997-2004, Vĩnh Phúc chủ trương thu hút những dự án đầu tư có sử dụng nhiều lao động nhằm giải quyết bài toán công ăn việc làm cho người dân địa phương cũng như tăng thu ngân sách. Nói cách khác, giai đoạn này, chúng tôi tập trung thu hút FDI theo chiều rộng.”
Các dự án đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần quyết định gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh và giải quyết việc làm cho người lao động. Với sự phát triển nhanh, mạnh và đa dạng của ngành Công nghiệp, Vĩnh Phúc ngày càng thay đổi với một diện mạo mới, phát triển và hiện đại, tỉnh trở thành điểm sáng được cả nước biết đến về thành tựu và phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, sản xuất công nghiệp, thu ngân sách…
Vĩnh Phúc đã được Chính phủ quy hoạch vào vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, đó là điều kiện thuận lợi lớn để ngành Công nghiệp Vĩnh Phúc tiếp tục bứt phá mạnh trong giai đoạn tiếp theo.
Sau gần 10 năm tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và gần 9 năm tái lập tỉnh, thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, XIII, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo các cấp, ngành, các địa phương nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát huy thế mạnh của mình và khai thác mọi nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội.
Nhờ sự lãnh đạo sát sao, năng động của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự lỗ lực của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, từ một tỉnh nghèo, kinh tế thuần nông, Vĩnh Phúc vươn lên trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm trên 15%, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 75,5% những năm (1997-2005) và 23% những năm (2001-2005). Riêng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 23,6%/năm và trở thành tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 7 cả nước, thứ 3 ở miền Bắc.
Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số ngành Công nghiệp mũi nhọn như: cơ khí, lắp ráp ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng… Hiện nay, Vĩnh Phúc trở thành điểm sáng ở miền Bắc trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp. Xây dựng cơ bản được tăng cường đầu tư, trên địa bàn tỉnh hình thành các đô thị mới cao cấp và hiện đại. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp và xây dựng chiếm 52,2%.
Tuy nhiên, Vĩnh Phúc vẫn là tỉnh nghèo. Kinh tế tăng trưởng nhanh song chưa bền vững. Sức cạnh tranh của hàng hóa chưa cao. Đại bộ phận dân số (khoảng gần 80%) làm nông nghiệp, có thu nhập thấp. Nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội còn khó khăn.
Vĩnh Phúc: Các khu công nghiệp thu hút gần 110 nghìn lao động Các doanh nghiệp trong các KCN Vĩnh Phúc đã tạo việc làm cho gần 110 nghìn lao động, góp phần phát triển kinh tế - ... |
Tăng cường quản lý đầu tư trong các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc Ngay từ đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Quản lý Khu Công nghiệp (KCN) Vĩnh Phúc đã ... |
Vĩnh Phúc sẽ có thêm 25 khu công nghiệp mới trong 10 năm tới Trong một buổi chia sẻ gần đây về quản lý quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp (KCN) tại Vĩnh Phúc, ông Nguyễn ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng