Chi bộ cơ sở Vietcombank Chi nhánh Nam Thăng Long tổ chức về nguồn thăm quê Bác
Kinh tế - Xã hội - 19/10/2024 14:33 PV
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho đân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, tự mình không có đạo đức… thì còn làm nổi việc gì”.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần tiếp tục rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước.
Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các đồng chí Đảng viên cũng như làm theo lời dạy của Bác Hồ về truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Chi bộ cơ sở Vietcombank Chi nhánh Nam Thăng Long đã tổ chức một chuyến về nguồn ý nghĩa, đó là về thăm quê Bác.
Nghệ An – mảnh đất đã sản sinh ra biết bao nhiêu thế hệ nhân tài là những danh nhân lịch sử, những nhà văn hóa, khoa bảng nổi tiếng cho đất nước Việt Nam. Đây cũng là nơi sinh ra và nuôi dưỡng một Người ưu tú, Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, Người “đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta” - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi đầu của hành trình về nguồn, các đồng chí trong Chi bộ cơ sở Vietcombank Nam Thăng Long đã đến thăm quê ngoại của Bác tại làng Hoàng Trù. |
Làng Hoàng Trù quê ngoại của Bác hay còn được gọi với cái tên khác là làng Chùa thuộc địa phận xã Kim Liên của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Con đường quanh co dẫn vào nhà Bác với hai hàng râm bụt đua nhau khoe sắc, những đầm sen tỏa ngát hương thơm, những rặng tre già đung đưa theo gió.
Chúng tôi đến với ngôi nhà nhỏ ba gian đơn sơ, mộc mạc, là nơi tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Bác. Và nơi đây cũng chính là nơi nhen nhóm hình thành lòng yêu nước và ý chí giải phóng dân tộc, là tiền đề khơi nguồn cho một khát vọng lớn lao để Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trở thành một anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Được nghe các chị hướng dẫn viên nói về gia cảnh, gia đình của Bác, về cuộc đời của Bà Hoàng Thị Loan mẹ Bác, về hình ảnh tuổi thơ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung… đã giúp chúng tôi hiểu hơn về tinh thần cách mạng cao cả, nghị lực vươn lên mạnh mẽ từ những khó khăn, gian khổ của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Điều này đã truyền cảm xúc cho thế hệ trẻ chúng tôi tự nhắc nhở mình phải luôn cố gắng, có những việc làm cụ thể để thể hiện tình yêu quê hương, cố gắng học tập và làm theo Bác, nỗ lực xây dựng quê hương, đất nước.
Tiếp theo, Chi bộ cơ sở Vietcombank Nam Thăng Long đã về thăm quê nội của Bác, dâng hương tưởng nhớ đến vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. |
Làng Sen quê nội của Bác cũng nằm trên địa phận xã Kim Liên của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Rảo bước trên con đường vào Khu di tích Kim Liên, nhiều cung bậc cảm xúc đan xen trong trái tim mỗi chúng tôi – niềm hân hoan, xúc động xen lẫn sự tự hào và lòng thành kính. Đoàn đã thành kính viếng Bác tại nhà tưởng niệm, dâng lên Bác những nén hương thơm, lẵng hoa tươi thắm, bày tỏ lòng biết ơn vô tận và kính trọng sâu sắc tới vị Cha già của dân tộc, người đã cống hiến, hy sinh trọn đời vì hoà bình và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.
Đến với quê nội của Bác, chúng tôi được tham quan ngôi nhà lá 5 gian mộc mạc, đây là ngôi nhà do bà con làng Sen góp công dựng để mừng cha Bác ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng. Ngôi nhà chính được làng tặng gồm có 5 gian. Gian ngoài là nơi tiếp khách, gian thứ hai để bàn thờ bà Hoàng Thị Loan, sau này là nơi thờ chung cho cả gia đình khi mọi người lần lượt qua đời. Ba gian còn lại là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình.
Ngôi nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc mang nhiều ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Bởi đây là nơi gặp gỡ các nho, chí sĩ yêu nước như: Vương Thúc Quý, Phan Bội Châu, Đặng Nguyên Cẩn… Chính những cuộc tranh luận, đàm đạo của các nhân sĩ ấy đã ảnh hưởng không nhỏ trong việc lựa chọn con đường cứu nước sau này của Bác Hồ.
Chi bộ cơ sở Vietcombank Nam Thăng Long đã về thăm quê nội của Bác, dâng hương tưởng nhớ đến vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc |
Từ những năm 1925 – 1927, trong các bài giảng của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt nam vào đầu năm 1930, vấn đề rèn luyện phẩm chất đạo đức đã được Người đặt ra như một yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với một người cách mạng chân chính.
Về tư cách một người cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra ba yêu cầu: “Đối với mình phải cần kiệm, hòa mà không tư, cả quyết sửa lỗi mình; cẩn thận mà không nhút nhát; hay hỏi; nhẫn nại; hay nghiên cứu, xem xét; vị công vong tư; không hiếu danh, không kiêu ngạo; nói thì phải làm; giữ chủ nghĩa cho vững; hy sinh; ít lòng ham muốn về vật chất; bí mật. Đối với người phải khoan thứ, với đoàn thể thì nghiêm, có lòng bày vẽ cho người, trực mà không táo bạo, hay xem xét người. Đối với việc phải xem xét hoàn cảnh kỹ càng, quyết đoán, dũng cảm, phục tùng đoàn thể”.
Có thể thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt rất cao về vấn đề tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đối với bản thân người cách mạng. Đó là những phẩm chất tạo nên giá trị nhân cách đạo đức của cán bộ cách mạng, hoàn toàn đối lập với mọi phẩm chất đạo đức tiêu cực như: hiếu danh, kiêu ngạo, ham muốn vật chất, nói không với đôi với làm,… Lịch sử cách mạng Việt Nam đã có biết bao tấm gương cán bộ, đảng viên thấu triệt tư tưởng của Người, quên mình vì nước, hết lòng, hết sức vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Tuy nhiên, trước những tác động tiêu cực đa chiều, nhất là mặt trái của kinh tế thị trường và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch,… một số cán bộ, đảng viên đã không giữ được phẩm chất đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực, địa bàn, cơ quan, đơn vị của một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cấp cao diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, với nhiều biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, một bộ phận cán bộ, đảng viên do thiếu tu dưỡng rèn luyện dẫn tới phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, thậm chí vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước buộc phải xử lý,… Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến một số cán bộ, đảng viên hư hỏng, biến chất đòi phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Triệt để lợi dụng thực trạng này, các thế lực thù địch đẩy mạnh xuyên tạc, kích động chống phá, gieo rắc hoài nghi,… làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa,…
Thế hệ đảng viên trẻ sinh ra trong thời bình, sống trong những tiện nghi vật chất nên nhiều lúc các đồng chí không cảm nhận được cái đói, cái khát, cái đau thương của thời chiến tranh nên lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, lý tưởng cách mạng có lúc cũng bị phai nhạt. Nhưng giây phút các đồng chí cùng nhau dâng hương lên vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, được về thăm quê Bác, được chứng kiến cuộc sống mộc mạc, giản dị của Bác, được nghe kể những câu chuyện về một người con vĩ đại của dân tộc, hẳn trong lòng mỗi người đều trỗi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí bất khuất của những người con đứng dưới tượng Bác Hồ. Việc tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là bài học về “Tư cách một người cách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, vừa là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Đạo đức cách mạng là phẩm chất quan trọng hàng đầu của mỗi cán bộ, đảng viên và có ý nghĩa quyết định tới sự tồn vong của Đảng, của chế độ nói chung và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói riêng; đòi hỏi, cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần tự tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức cách mạng là giải pháp quan trọng để góp phần giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng. Để thực hiện tốt điều đó, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần tập trung làm tốt một số nội dung sau:
Một là, nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng
Thực tế cho thấy, những cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật có nguyên nhân căn bản từ việc thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Mặc dù được công tác, học tập trong môi trường có tính kỷ luật cao, tổ chức chặt chẽ; vẫn được giáo dục, tuyên truyền; vẫn tham gia đầy đủ các lớp học, các hội nghị; được quán triệt, học tập đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị,… nhưng do chưa nhận thức đúng vai trò của tự tu dưỡng nên một số cán bộ, đảng viên buông lỏng bản thân, không có, hoặc chưa có hoạt động tự tu dưỡng, rèn luyện đủ mạnh, khiến đạo đức người đảng viên, cán bộ không được bồi đắp, đi lệch hướng.
Việc rèn luyện đạo đức cách mạng không phải dễ dàng, bởi ai cũng muốn, thậm chí ham muốn được phát triển, có quyền lực, có điều kiện kinh tế, có cuộc sống sung túc, muốn được hưởng thụ, thậm chí còn muốn được xa hoa,… do vậy, đấu tranh để thắng những ham muốn của bản thân mình là một cuộc đấu tranh gây tranh gay go, phức tạp và phải do tự mình “chiến đấu”. Khó, nhưng không phải không làm được. Tấm gương tự tu dưỡng, tự rèn luyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và biết bao đảng viên khác để đưa đất nước đến ngày hôm nay là minh chứng rõ nét. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, kẻ địch cần chống trước hết là chống thói quen và truyền thống lạc hậu; đặc biệt là chống chủ nghĩa cá nhân đang ẩn chứa trong mỗi con người, khi có điều kiện tác động nó sẽ phát triển. Cho nên, mỗi cán bộ, đảng viên “trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình”. Và phải chủ động đấu tranh loại bỏ hàng trăm thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân gây ra vì nó là vật cản nguy hiểm cho việc xây dựng đạo đức cách mạng của quân nhân.
Hai là, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để mỗi cán bộ, đảng viên có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Có trách nhiệm tốt sẽ luôn tận tâm, tận lực với công việc. Ngược lại, trách nhiệm chưa cao hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm sẽ dấn tới tư tưởng làm việc thiếu trách nhiệm, hời hợt không hiệu quả. Khi phải đối mặt với áp lực công việc, KPI, nhiệm vụ được giao, với việc chăm sóc gia đình, chăm sóc con cái, có thể giây phút nào đó các đồng chí đã nản lòng, mệt mỏi, bỏ cuộc. Nhưng các đồng chí phải hiểu rằng một tập thể mà tồn tại những cá nhân không có mục tiêu, không cố gắng, không cầu tiến thì tập thể đó chắc chắn không phát triển được. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính chất, ý nghĩa, tầm quan trọng của công việc mình làm, phải xác định cái gì lợi ích cho tập thể là chân lý, từ đó phải tận tâm, tận lực, quyết tâm làm tròn phần việc được giao không ngại khó khăn, vất vả.
Ba là, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên thực hành “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Mỗi cán bộ, đảng viên, theo vị trí, chức trách, nhiệm vụ của mình, cần cụ thể hóa thành yêu cầu thiết thực, phù hợp; phải cần mẫn, tận tâm, hăng hái trong mọi công việc, kiên trì thực hiện cho được kế hoạch công tác, không vì khó khăn mà bỏ dở công việc; không lãng phí, phô trương, hình thức trong mọi việc; luôn trong sáng, ham làm, ham học, ham tiến bộ, không tham địa vị, tiền tài; chính trực trong thực hiện nhiệm vụ, ngay thẳng trong mọi việc, có bản lĩnh đấu tranh bảo vệ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái sai, cái xấu.
Thực hành đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của đội ngũ cán bộ, đảng viên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và phải đồng bộ, không được đề cao hay coi nhẹ bất cứ một phẩm chất nào.
Bốn là, nói phải đi đôi với làm, nêu gương về thực hành đạo đức là phẩm chất cần có đối với mỗi cán bộ, đảng viên.
Đạo đức vừa là một hình thái ý thức, vừa là một hình thái hoạt động, là sự thống nhất biện chứng giữa ý thức đạo đức và thực hiện thực tiễn đạo đức, giữa nhận thức và hành động. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nêu gương về thực hành đạo đức, nói đi đôi với làm, khi truyền đạt cần phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, khi đề ra công việc phải thật cụ thể, chi tiết, không chung chung, đại khái, không được quan liêu, nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm.
Năm là, không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
“Đức” và “tài” của cán bộ, đảng viên luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải ham học hỏi, ham tìm hiểu để mở rộng tầm hiểu biết, không ngừng nâng cao năng lực công tác, hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải có thái độ nghiêm túc, chủ động, tự giác trong học tập, nắm vững quan điểm, tư tưởng, đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có hiểu biết sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; có kiến thức về ngoại ngữ, tin học; thường xuyên nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động thực tiễn và năng động trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Sáu là, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, ngăn chặn, đẩy lùi mọi biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống.
Tự phê bình và phê bình có ý nghĩa quan trọng để xây dựng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất, là phương thức hiệu quả để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu trong tự phê bình và phê bình, phải soi xét lại mình, lắng nghe ý kiến đồng chí, đồng nghiệp và mọi người để tự đánh giá bản thân một cách khách quan, nghiêm khắc.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tự tu dưỡng đạo đức cách mạng thường xuyên, liên tục; phải bền bỉ rèn luyện suốt đời như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Thực hiện hiệu quả việc tự tu dưỡng, rèn luyện là cơ sở, nền tảng để xây dựng và phát huy phẩm chất, đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Đó cũng là yếu tố gốc rễ để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Và chúng ta thế hệ Đảng viên trẻ hôm nay sẽ quyết tâm sáng tạo, cống hiến để hai tiếng Việt Nam trở thành biểu tượng của đổi mới và phát triển.
Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 Vietcombank đã ủng hộ số tiền 2 tỷ đồng, cùng Công đoàn ngành Ngân hàng chung tay hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả ... |
Vietcombank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 - Yagi Vietcombank trân trọng thông báo triển khai “Chính sách giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp tại các địa phương ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 11/12/2024 18:30
Ngân hàng số VietinBank iPay "làm mới" trải nghiệm người dùng
“Giữ chân” người dùng hiện tại, gia tăng khách hàng mới chính là bài toán của nhiều app ngân hàng. Với ngân hàng VietinBank, đây chính là cách để VietinBank iPay ghi điểm trọn vẹn với mọi khách hàng.
Kinh tế - Xã hội - 11/12/2024 18:25
Chọn bất động sản xanh tại nội đô: Dự án đáng sống nhất Tây Nam Linh Đàm
Dịch chuyển tới ven đô để tận hưởng các yếu tố xanh là điều thường thấy, nhưng với những cư dân nội đô, dự án căn hộ nào sẽ là lựa chọn hàng đầu khi xu hướng bất động sản xanh là không thể đảo ngược?
Kinh tế - Xã hội - 11/12/2024 09:26
Volkswagen Việt Nam khai trương showroom kiểu mới, đầu tiên tại Đông Nam Á
Volkswagen City Store Phú Mỹ Hưng là showroom đầu tiên tại Đông Nam Á được xây dựng theo tiêu chuẩn toàn cầu của hãng.
Kinh tế - Xã hội - 11/12/2024 09:18
Toyota Land Cruiser 2025 chuẩn bị ra mắt
Phiên bản nâng cấp đời 2025 của dòng Toyota Land Cruiser LC300 được nâng cấp về công nghệ và trang bị tiện nghi.
Kinh tế - Xã hội - 10/12/2024 14:28
Hyundai Palisade 9 chỗ sắp ra mắt
Hyundai Palisade 2025 sắp ra mắt có nhiều thay đổi lớn, kiểu dáng vuông vắn hơn và có tới 9 chỗ ngồi, giúp xe có thể đi vào làn đường xe buýt trên đường phố Hàn Quốc.
Kinh tế - Xã hội - 10/12/2024 14:00
VietinBank được vinh danh Top 50 doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất
Việc nằm trong Top 50 doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất là sự ghi nhận của các tổ chức chuyên môn đối với cam kết và nỗ lực liên tục của VietinBank trong việc xây dựng, kiện toàn hệ thống quản trị theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp, gia tăng năng lực cạnh tranh của VietinBank trên hành trình thực thi chiến lược phát triển bền vững.