Bệnh viện Phục hồi Chức năng Đà Nẵng: Bắt nguồn từ tận tâm, đích đến là yêu thương
Công đoàn - 13/12/2019 22:20 Xuân Hậu
Bắt nguồn từ tận tâm đích đến là yêu thương. Ảnh: XH |
“Tất cả cần một cái tâm”
Lựa chọn theo ngành điều dưỡng, năm 2007, sau khi ra trường, chị Đỗ Thị Hà My gắn bó với Bệnh viện Phục hồi Chức năng Đà Nẵng đến tận bây giờ. Với 13 năm gắn bó với nghề cũng là từng ấy thời gian chị My sống trọn với đam mê và cái tâm phục vụ bệnh nhân.
Vốn dĩ, nhiều người hay ví von, điều dưỡng viên như làm dâu trăm họ bởi ngành nghề này đòi hỏi phải giao tiếp với nhiều kiểu bệnh nhân và người nhà của họ với những tính cách khác nhau: có người thoải mái, có người lại khó tính, tỏ thái độ hoặc không phối hợp với công việc của điều dưỡng viên,… Vậy điều gì giúp Đỗ Thị Hà My lựa chọn và gắn bó với ngành nghề ngày.
Nhớ lại khoảng thời gian còn đặt bút trong tờ đăng kí nguyện vọng, chị bộc bạch: “Nghề y là giấc mơ từ nhỏ của tôi. Thế nhưng để nói là có biết gì về ngành điều dưỡng này không thì thật là chưa biết nhiều mà chỉ nghe qua báo đài. Tôi quyết định đăng kí thi để theo đuổi đam mê đến khi được học, được thực tập và được sống với nghề, tôi lại càng thấy yêu nghề hơn. Mọi khó khăn cũng vì thế có thể vượt qua được”.
Khoa Nội – An Dưỡng của bệnh viện, nơi tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân bị tai biến, chấn thương,… khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn, các điều dưỡng viên của khoa cũng vì thế sẽ luôn giúp đỡ các bệnh nhân trong nhiều hoạt động sinh hoạt. Điều này đã giúp chị và những điều dưỡng viên khác được gần gũi hơn với bệnh nhân, chăm sóc và trao đổi nhiều hơn với người nhà của họ. Đó cũng là lý do mà theo chị My là thuận lợi cho công việc của bản thân.
Bà Hồ Thị Ngọc Diệp (Bệnh nhân tai biến, 65 tuổi, Túy Loan, Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng) chia sẻ: “My là điều dưỡng viên rất tốt và thân thiện. Quan tâm từng li từng tí một, lúc nào cũng hỏi han ân cần với các bệnh nhân. Tôi đã hơn 1 năm bị bệnh này và cũng từng nằm điều trị ở nhiều bệnh viện khác nhau. Nhưng khi đến đây, tôi cảm nhận được sự chăm sóc rất ân cần, nhất là từ các cháu điều dưỡng và ấn tượng hơn cả là My”.
Hiện nay, khi nhan nhản trên các báo đài câu chuyện về những điều dưỡng viên bị hành hung, bị đuổi đánh, chúng tôi hỏi chị tâm sự của nghề và được chị đáp lời hồn hậu. Chị chia sẻ bản thân may mắn khi chưa từng trải qua những tình huống như vậy nhưng chị thấu hiểu được những khó khăn và nguy hiểm mà các đồng nghiệp khác trong nghề từng phải gặp. Và theo chị My thì đôi khi điều dưỡng viên cần lựa chọn cách biểu đạt tốt hơn, hay nhẫn nại với từng bệnh nhân và người nhà của họ thì sẽ hạn chế được các tình huống va chạm không đáng có. “Tất cả cần một cái tâm em à”, chị My hồn hậu đáp lời.
Chân dung chị Đỗ Thị Hà My, Điều dưỡng Trưởng khoa Nội – An Dưỡng, Bệnh viện Phục hồi Chức năng Đà Nẵng |
Từ câu chuyện gia đình đến tình yêu cho nghề
Đến với nghề bằng cái tâm trong sáng, chị My chia sẻ để thấu hiểu được những đau đớn mà bệnh nhân đang gặp phải và nỗi lòng của người thân gia đình họ là bởi bản thân chị cũng từng phải trải qua cảm giác đó.
Chị kể, khi đang học giảng đường, mẹ chị phải mổ cấp cứu viêm ruột thừa. Tạm gác chuyện học tập và trở về chăm sóc cho mẹ, chị My được tiếp xúc với nhiều bác sĩ, điều dưỡng viên ở bệnh viện. Họ giúp đỡ tận tình và nỗ lực vì sức khỏe của từng bệnh nhân đã truyền cho chị tâm huyết muốn gắn bó với nghề.
Cũng bởi, bản thân từng ở trong vai trò của một người nhà, tâm trạng lo lắng, bồn chồn khi người thân đang ở viện nên khi đã trải qua rồi chị My luôn mong muốn có thể giúp đỡ và chăm sóc bệnh nhân như người trong gia đình.
Công việc điều dưỡng có lúc sớm, lúc muộn, rồi trực ca, nên đôi khi thời gian cho gia đình cũng bị san sẻ. Tuy nhiên, nhờ có sự đồng hành và giúp đỡ từ “hậu phương”, chị My có thể toàn tâm toàn ý với công việc .
Bên cạnh đó, trong mối quan hệ với đồng nghiệp, người ta lại thấy một Điều dưỡng Trưởng gần gũi và chân thành. Theo chị chia sẻ thì để đem lại sự phục vụ tốt nhất cho người bệnh, chị đã có sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp. Còn với những thực tập sinh khóa sau, chị tâm sự câu chuyện nghề như người chị gái với các em. “Tôi chỉ có kinh nghiệm và những lời tâm sự cho các em. Tôi hay nói các em rằng, chọn và theo nghề này có nghĩa là các em sẽ lấy niềm vui của bệnh nhân làm niềm vui của bản thân. Khó khăn, vất vả nhưng chỉ cần các em yêu nghề thì sẽ vượt qua được”, chị My tâm sự.
Cũng bởi sự tin yêu, chị My vinh dự được chọn để khen thưởng vì những cống hiến cho bệnh viện. Đó là động lực lớn lao để chị tiếp tục cố gắng vì người bệnh và con đường mà chị theo đuổi.
Công an đã vào cuộc điều tra vụ cắt đôi que thử HIV, viêm gan B tại Bệnh viện Xanh Pôn Hôm nay, ngày 13/12, một lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan này đã ... |
Ô nhiễm và sự im lặng đáng sợ! Mức độ ô nhiễm không khí tại một số tỉnh miền Bắc và Hà Nội đang xấu hơn trong mấy gần đây, nhưng điều đáng ... |
Sáng nay, AirVisual lại xếp Hà Nội vào top TP ô nhiễm nhất thế giới AirVisual tiếp tục xếp hạng Hà Nội vào top TP ô nhiễm nhất thế giới trong sáng nay (13/12). |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 22/11/2024 06:03
06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
Bên cạnh tăng ca hay làm thêm ca đêm, thậm chí tìm thêm các công việc phụ khác thì những cách hay được chia sẻ ngay sau đây có thể sẽ là mách nước tuyệt vời để các bạn công nhân lao động tăng thêm thu nhập.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng